Nguồn Vay Nợ Của Chính Phủ Chủ Yếu Từ Trong Nước
Có thể bạn quan tâm
Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022
Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Quyết định 448/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2022 - 2024 và Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022. Theo đó, mục tiêu của kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022 là đảm bảo nhiệm vụ huy động vốn vay để đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN), bao gồm nguồn lực để thực hiện các chính sách tài khóa hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, với mức chi phí và rủi ro phù hợp thông qua đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức vay trong nước và ngoài nước. Bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ, đảm bảo trong giới hạn được Quốc hội phê duyệt và thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước.
Như vậy ngoài nhiệm vụ vay cho Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ cần huy động bổ sung để có nguồn lực thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi đã được Quốc hội phê duyệt từ đầu năm 2022. Theo đó, trong năm 2022 kế hoạch vay của Chính phủ tối đa 673,5 nghìn tỷ đồng, gồm vay cho cân đối ngân sách trung ương tối đa 646,8 nghìn tỷ đồng để bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc; vay về cho vay lại khoảng 26,7 nghìn tỷ đồng.
Theo ông Võ Hữu Hiển - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), trên cơ sở đánh giá tình hình thị trường và tùy thuộc vào khả năng giải ngân các nguồn vốn vay, Bộ Tài chính sẽ linh hoạt sử dụng các cơ chế, chính sách, các công cụ phù hợp huy động thêm nguồn lực trong và ngoài nước, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của ngân sách nhà nước. Nguồn huy động linh hoạt chủ yếu từ các công cụ phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP), kỳ hạn phát hành bình quân có thể dưới 9 năm và vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài theo hình thức hỗ trợ ngân sách chung.
Chính phủ sẽ vay tối đa khoảng 2 triệu tỷ đồng giai đoạn 2022 - 2024Tổng mức vay nợ của Chính phủ giai đoạn 2022 -2024 tối đa khoảng 2 triệu tỷ đồng và tổng trả nợ là 1,1 triệu tỷ đồng. Riêng trong năm 2022, kế hoạch vay của Chính phủ tối đa 673.546 tỷ đồng và trả nợ khoảng 335.815 tỷ đồng. |
Kế hoạch trả nợ của Chính phủ khoảng 335,8 nghìn tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 299,8 tỷ đồng, trả nợ của các dự án cho vay lại gần 36 nghìn tỷ đồng.
Về tác động của việc thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022 lên các chỉ tiêu an toàn nợ công, theo đánh giá của Bộ Tài chính, với việc bổ sung nhiệm vụ huy động vốn vay tối đa cho Chương trình phục hồi, các chỉ tiêu nợ công vẫn đảm bảo nằm trong mức trần, ngưỡng nợ được Quốc hội cho phép.
Vay trong nước chiếm khoảng 90% khối lượng huy động
Cũng theo ông Võ Hữu Hiển, hiện nay nguồn vay chủ yếu của Chính phủ Việt Nam là từ các kênh trong nước, chiếm khoảng 90% khối lượng huy động của Chính phủ hàng năm. Vay trong nước của Chính phủ chủ yếu thông qua phát hành trái phiếu với kỳ hạn phát hành TPCP bình quân năm 2021 đạt mức 13,92 năm, cao hơn mục tiêu Quốc hội đề ra là từ 9-11 năm; kỳ hạn còn lại bình quân của danh mục TPCP là 9,27 năm, tăng 0,85 năm so với năm 2020; lãi suất phát hành bình quân là 2,3%/năm, giảm 0,56 điểm phần trăm so với năm 2020.
Ông Võ Hữu Hiển cho biết thêm, các khoản vay nước ngoài của Chính phủ chiếm khoảng 10% khối lượng vay hàng năm và vẫn là các khoản vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài với kỳ hạn dài (20-30 năm), lãi suất thấp (bình quân gia quyền 1,2%/năm), từ các nhà tài trợ đa phương và song phương như: Ngân hàng Thế giới, Nhật Bản, Ngân hàng Phát triểu châu Á. Các khoản vay nước ngoài của Chính phủ chủ yếu có lãi suất cố định nên ít bị ảnh hưởng tiêu cực trước biến động trên thị trường vốn quốc tế.
Đối với các khoản vay trong nước, hiện nay thanh khoản trên thị trường TPCP vẫn duy trì ổn định, các ngân hàng thương mại vẫn có nhu cầu cao do tỷ lệ đầu tư TPCP so với tổng tài sản nhìn chung vẫn ở mức thấp. Đồng thời, các tổ chức bảo hiểm cũng duy trì khối lượng đầu tư TPCP tương tự như các năm trước, lãnh đạo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại nhận xét.
Trong thời gian tới, khả năng lạm phát tăng sẽ gây áp lực lên mặt bằng lãi suất. Tuy nhiên, do nhu cầu của các nhà đầu tư trên thị trường vẫn cao, khả năng mặt bằng lãi suất trên thị trường có thể tăng nhưng sẽ biến động không lớn.
Vay bù đắp bội chi chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triểnTheo nhận định của Bộ Tài chính, rủi ro chính trong kế hoạch huy động vốn vay của Chính phủ liên quan đến khả năng đáp ứng nhiệm vụ vay tăng cao so với giai đoạn trước, có tính đến việc huy động vốn cho Chương trình phục hồi. Để đảm bảo đủ nguồn vay trong nước có khả năng phải huy động từ các công cụ nợ kỳ hạn từ 3 năm trở xuống, dẫn đến gia tăng áp lực trả nợ và rủi ro tái cấp vốn cho ngân sách nếu kỳ hạn của các khoản vay mới không được tính toán một cách cẩn trọng để hài hòa lịch trả nợ của Chính phủ qua các năm. Bên cạnh đó, đường cong lợi suất kỳ hạn dài đã được hình thành, nhưng thanh khoản chủ yếu tập trung ở phân khúc 10 - 15 năm. Đối với nợ nước ngoài, tiềm ẩn rủi ro chi phí vay kém thuận lợi trong bối cảnh khả năng tiếp cận các nguồn vốn ODA giai đoạn tới sẽ giảm và có thể phải sử dụng các công cụ nợ với điều kiện tiệm cận/theo thị trường. Ngoài ra, việc đàm phán, ký kết và giải ngân vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài với tỷ lệ thấp như trong thời gian vừa qua do tác động từ đại dịch Covid-19, các vướng mắc về cơ chế chính sách và khác biệt giữa thủ tục trong nước và nước ngoài sẽ đặt gánh nặng lên nguồn huy động chủ yếu là vay trong nước. Trước những rủi ro và thách thức trên, theo lãnh đạo Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, việc tổ chức huy động vốn trong trung hạn cần thực hiện nghiêm nguyên tắc vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, chỉ chi trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ. Tổ chức huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển với chi phí - rủi ro hợp lý; hướng tới mục tiêu đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức vay trong nước và nước ngoài để đáp ứng nhiệm vụ huy động vốn của Chính phủ trong trung, dài hạn trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Đồng thời, thực hiện đa dạng hóa kỳ hạn phát hành TPCP để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, góp phần hình thành đường cong lãi suất chuẩn với đầy đủ các kỳ hạn tham chiếu cho các công cụ nợ cũng như các thành phần kinh tế khác. Cùng với đó là, phát triển đa dạng hệ thống nhà đầu tư trên thị trường TPCP, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn. Đồng thời, phát triển đa dạng các sản phẩm, hàng hóa trên thị trường để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế; phát triển sản phẩm trái phiếu xanh để huy động vốn cho các dự án bảo vệ môi trường phục vụ phát triển kinh tế bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế. Cũng như, tận dụng tối đa các khoản vay ODA còn lại và tranh thủ huy động hợp lý các khoản vay ưu đãi đã cam kết; ưu tiên huy động các nguồn có thời gian vay dài, lãi suất thấp và có thành tố viện trợ không hoàn lại cao. |
Từ khóa » Nhược điểm Của Vay Nợ Trong Nước
-
Nợ Công Là Gì? Các ưu điểm Và Nhược điểm Của Nợ Công?
-
Ưu Và Nhược điểm Của Vay Nợ Nước Ngoài Với Thu Hút Vốn đầu Tư ...
-
CÁC HÌNH THỨC VAY NỢ CỦA NHÀ NƯỚC - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tính Chất Hai Mặt Của Chính Sách Vay Nợ Và Thu Hút đầu Tư Nước Ngoài
-
Ứng Xử Với Nợ: Vay Nước Ngoài Hay Vay Trong Nước? - VnEconomy
-
Vấn đề Vay Nợ Và Quản Lý Nợ Của Việt Nam Hiện Nay
-
Hạn Chế Vay Ngắn Hạn Nước Ngoài Của Các 'ông Lớn' - PLO
-
Nợ Công Vẫn Trong Giới Hạn Quốc Hội Cho Phép - Bộ Tài Chính
-
Nghị định 90/1998/NĐ-CP - Trung ương
-
Hạn Chế Vay Nợ Chính Phủ - Góc Học Tập
-
Cần Thống Nhất Trong Quản Lý Nợ Công - Sở Tài Chính Tp Đà Nẵng
-
ODA Là Gì? Ưu Và Nhược điểm Của Việc Vay ODA - Diễn đàn Pháp Luật
-
Nợ Công Là Gì ? Bản Chất Pháp Lý Của Nợ Công ? Hậu Quả Pháp Lý ...
-
Xác định Giới Hạn Cảnh Báo Chỉ Tiêu An Toàn Nợ Nước Ngoài Tại Việt ...