Ngụy Biện – Rhetoric - MAD MEN

Cấu trúc của chứng minh:

Chứng minh gồm ba phần liên quan chặt chẽ với nhau : luận đề, luận cứ và luận chứng.

Luận đề: Luận đề là phán đoán mà tính chân thực của nó phải chứng minh. Luận đề là thành phần chủ yếu của chứng minh và trả lời cho câu hỏi : Chứng minh cái gì ?

Luận cứ: Luận cứ là những phán đoán được dùng làm căn cứ để chứng minh cho luận đề. Luận cứ chính là  những tiền đề lôgíc  của chứng minh và  trả lời cho câu hỏi : Dùng cái gì để chứng minh?

Luận chứng: Luận chứng là cách thức tổ chức sắp xếp các luận cứ theo những qui tắc và qui  luật lôgíc nhằm xác lập mối liên  hệ tất yếu giữa luận cứ và  luận đề.

Các qui tắc của chứng minh:

Các qui tắc đối với luận đề.

Qui tắc 1: Luận đề phải chân thực: Nếu luận đề không chân thực thì không thể nào chứng minh được. Ví dụ :Hãy chứng minh rằng : “Loài người được nặn ra từ đất sét”. Luận đề không thể chứng minh được, vì nó không chân thực.

Qui tắc 2: Luận đề phải phải rõ ràng, chính xác: Sẽ không thể chứng minh được, nếu luận đề không được xác định rõ ràng. Ví dụ: Hãy  chứng minh rằng : “Giai cấp công nhân là  giai  cấp bị bóc lột”. Luận đề này  không  thể chứng minh được, vì  nó  khá  mơ hồ : Giai cấp công nhân dưới chế độ nào.

Qui  tắc3: Luận đề phải đuợc giữ nguyên  trong  suốt quá trình  chứng minh. Giữ nguyên luận đề nhằm thực hiện nhiệm vụ của chứng minh. Nếu luận đề bị thay đổi thì nhiệm vụ chứng minh không hoàn thành, tức là luận đề được xác định ban đầu thì không ch minh một luận đề khác.

Các qui tắc đối với luận cứ.

Qui tắc 1: Luận cứ phải là những phán đoán chân thực. Tính  chân  thực của luận cứ là  yếu tố bảo đảm cho tính chân thực của luận đề. Vì vậy, không thể khẳng định tính chân thực của luận đề dựa trên cơ sở những luận cứ giả dối.

Qui  tắc 2: Luận cứ phải là  những phán đoán có tính chân thực được chứng minh độc lập với luận đề.Luận đề chỉ được chứng minh khi lấy tính chân thực của luận cứ làm cơ sở. Nếu tính chân thực của luận cứ lại được rút ra từ luận đề thì  như thế là chẳng  chứng  minh  được  gì  cả.  Lỗi  lôgíc  này  gọi  là  lỗi  “chứng  minh  vòng quanh”

Ví dụ: Trong  “Chống Đuy rinh”, Ăng ghen chỉ cho chúng ta thấy ông Đuy rinh đã “chứng minh vòng quanh ”:Ông muốn chứng minh rằng : “Thời gian là có bước khỏi đầu” bằng luận cứ : “Vì  chuỗi thời gian vừa qua là đếm được”. Nhưng luận cứ này  của ông Đuy rinh lại được rút ra từ luận đề : “Chuỗi thời gian vừa qua là đếm được” vì “Thời gian là có bước khởi đầu”

Qui tắc 3: Luận cứ phải là lý do đầy đủ của luận đề. Giữa các luận cứ phải có mối liên hệ trực tiếp và tất yếu đối với luận đề. Các  luận cứ không chỉ chân thực mà  còn  phải không thiếu, không thừa, bảo đảm cho luận đề được rút ra một cách tất yếu khách quan nhờ vào các lập luận logic.

Các qui tắc đối với luận chứng.

Qui tắc 1: Luận chứng phải tuân theo các qui tắc, qui luật lôgíc. Vi  phạm các qui tắc, qui luật lôgíc thì  kết luận không được rút ra một cách tất yếu từ tiền đề, tức là không chứng minh được luận đề.

Qui tắc 2: Luận chứng phải bảo đảm tính hệ thống. Các  luận cứ phải được sắp xếp, tổ chức chặt chẽ, bảo  đảm cho  phép chứng minh có sức thuyết phục cao.

Qui tắc 3: Luận chứng phải bảo đảm tính nhất quán – phi mâu thuẫn. Nếu trong phép chứng minh có chứa những luận cứ mâu thuẫn với nhau trực tiếp hoặc gián tiếp, thì phép chứng minh ấy chứa mâu thuẫn lôgíc, không thuyết phục.

Phân loại chứng minh

Chứng minh trực tiếp

Chứng minh gián tiếp: Chứng minh gián tiếp là chứng minh trong đó tính chân thực của luận đề rút ra từ tính không chân thực của phản luận đề. Có  2  loại chứng minh gián tiếp là  :  Chứng minh phản chứng và chứng minh loại trừ.

BÁC BỎ

Nếu như chứng minh có 3 bộ phận : Luận đề, luận cứ và luận chứng thì bác  bỏ cũng có 3 hình  thức : Bác bỏ luận đề, bác bỏ luận cứ và  bác  bỏ luận chứng.

Bác bỏ luận đề: Bác bỏ luận đề có hai cách :

Cách 1 : Bác bỏ luận đề thông qua việc vạch ra tính giả dối của hệ quả rút ra từ luận đề

Cách 2 : Bác bỏ luận đề thông qua chứng minh phản luận đề.

Muốn bác bỏ luận đề, ta chỉ cần chứng minh cho tính đúng đắn của phản luận đề, do đó theo luật mâu thuẫn, luận đề phải sai

Bác bỏ luận cứ: Bác bỏ luận cứ là chỉ ra tính không chân thực, không đầy đủ của luận cứ, luận cứ không chân thực không đầy đủ thì luận đề không thể đứng vững, luận đề cũng bị bác bỏ.

Chuyện vui :

Thỉnh thoảng, mẹ nhờ con gái nhổ tóc sâu. Một hôm, bé thỏ thẻ : “Mẹ ơi, sao tóc mẹ bạc nhiều thế ?”

Mẹ âu yếm trách :

– Tóc mẹ bạc nhiều chứng tỏ con của mẹ hư lắm !

Đức bé ngây thơ hỏi lại :

-Ủa, vậy chắc mẹ hư lắm hả mẹ. Con thấy tóc bà ngoại bạc gần hết rồi !?

Bác bỏ luận chứng: Bác bỏ luận chứng là vạch ra những sai lầm, vi phạm các qui tắc, qui luật lôgíc trong quá trình chứng minh

“qui tắc của tam đoạn luận.”

“vi phạm qui tắc lôgíc, cả hai đều mắc lỗi “bốn thuật ngữ”. Nên cách luận chứng trên là không thể tin cậy.”

NGỤY BIỆN
1-Định nghĩa: 

Ngụy biện là  lối lập luận quanh co, vi phạm luật lôgíc nhằm làm cho người khác hiểu sai sự thật Những người ngụy biện thường dùng  mọi thủ thuật để đánh lừa người khác  bằng cách dựa vào  những chỗ giống nhau bề ngoài để đánh tráo khái niệm, đánh tráo đối tượng, đánh tráo tư tưởng v.v…Đối với nhà ngụy biện thì mục đích của họ không phải là vạch ra chân lý, mà là che giấu sự thật. Họ luôn luôn muốn thay thế sự chứng minh đúng đắn bằng lòng tin chất phác của người khác vào lý lẽ giả dối của họ.

VD:

Một anh học trò đến hàng cơm mượn một cái  vạc rồi đem bán mất. Bị người chủ đòi, anh ta bèn đi kiếm hai con cò đưa đến khất, xin để cho vài bữa nữa. Nhưng rồi mãi mãi vẫn chẳng thấy anh ta trả, nhà hàng đành phải kiện lên quan. Quan cho đòi người học trò đến hỏi. Anh ta thưa rằng :

-Tôi mượn bác  có  một vạc mà đã trả đến hai cò rồi. Bác ấy còn

đòi gì nữa? Nhà hàng cãi :

-Nguyên vạc của tôi là vạc đồng kia mà.

Người học trò liền đáp : – Thì cò của tôi đâu phải là cò ở trong nhà !

Anh học trò đã ngụy biện bằng cách đánh tráo khái niệm “cái vạc” (cái chảo lớn) với “con vạc” (một thứ chim chân cao thuộc loại c ò) và “đồng” (ruộng) với “đồng” (kim loại), làm cho chủ nhà hàng lúng túng.

2 – Các hình thức ngụy biện

2.1. Ngụy biện đối với luận đề.

Ví dụ :

Một người tự kiểm điểm về những sai phạm của mình, nhưng suốt từ đầu đến cuối của bản tự kiểm điểm, anh ta chỉ trình bày hoàn cảnh khách quan và những khó khăn mọi mặt của bản thân, của gia đình. Vậy là tên luận đề thì “tự kiểm điểm về sai phảm của bản thân” nh ưng thực tế luận đề lại đ ược đổi thành “kiểm điểm” hoàn cảnh khách quan và “kiểm điểm” khó khăn về mọi mặt của gia đình, của bản thân.

Thỉnh thoảng, chúng ta vẫn thấy kiểu ngụy biện đánh tráo luận đề như: bản kiểm điểm tình hình sản xuất kinh doanh của một đ ơn vị lại trở thành bản báo cáo thành tích.

Luận chứng cho tính khoa học của một chủ trương thì lại ra sức ca ngợi người đề ra chủ trương đó v.v… Ngụy biện bằng cách đánh tráo luận đề dễ bị phát hiện, nhưng những kẻ ngụy biện vẫn không ngần ngại sử dụng hình thức này

2.2. Ngụy biện đối với luận cứ: Ngụy biện đối với luận cứ th ường được biểu hiện ở các dạng sau : a) Sử dụng luận cứ không chân thực : Luận cứ do bịa đặt : Kẻ ngụy biện bịa đặt ra luận cứ để che lấp sự thật, biện hộ cho h ành vi sai trái của mình. Ví dụ : Nhân viên kiểm tra chất vấn kẻ bị tình nghi là thủ phạm của vụ án (thực ra hẳn chính là thủ phạm) như sau : – Đêm qua khi xảy ra vụ án, lúc 10 giờ, anh ở đâu ? Tên thủ phạm cố tình chạy tội bằng cách bịa ra chứng cứ giả để đánh lừa cơ quan điều tra : – Lúc đó tôi đang ở nhà một người bạn gái. Luận cứ sai sự thật :

Kẻ ngụy biện sử dụng những luận cứ hoàn toàn không đúng hoặc chỉ đúng một phần của sự thật. Ví dụ : Để qua mắt cơ quan thanh tra, m ột cơ sở kinh doanh nọ đã đưa ra những hóa đơn, chứng từ không hoàn toàn đúng với sự thật.

a/ Ngụy biện do sử dụng luận cứ không chân thực mà chúng ta thường thấy hàng ngày là những hành vi “nói dối”, “lừa bịp”, v.v…

b) Sử dụng những luận cứ chưa được chứng minh: Sử dụng dư luận, tin đồn làm luận cứ : Trường hợp này, kẻ ngụy biện không sử dụng các luận cứ là những luận điểm, những sự kiện đã được chứng minh, mà lại căn cứ vào dư luận, vào tin đồn để biện hộ, để qui kết. Dư luận tin đồn không thể được sử dụng làm luận cứ, bởi vì tính chân thật của chúng không xác định, ch ưa được chứng minh.

Ví dụ: Theo dư luận thì anh ta là m ột con người không trung thực, không trong sáng, có nhiều động cơ mờ ám. Vì vậy không thể để anh ta tiếp tục công việc này.

Đây là lối ngụy biện ta thường thấy khi lý lẽ không đủ sức thuyết phục, kẻ ngụy biện tìm cách lấy dư luận để làm luận cứ. Thứ “vũ khí” này không mấy “tối tân” nhưng lại tỏ ra rất lợi hại. Tr ước các cuộc bầu cử ở ph ương Tây, các ứng củ viên thường mở các chiến dịch bôi nhọ, tạo d ư luận không tốt, nhằm hạ gục đối phương. Dùng ý kiến của số đông (đa số) để làm luận cứ : Sự thật không phải bao giờ cũng thuộc về số đông. Kẻ ngụy biện lại lấy ý kiến của đa số để thay thế cho sự thật.

Tại một kỳ thi người ta phát hiện có đề thi sai, một người đã biện hộ : “Đề thi không có gì phải bàn cãi, nó hoàn toàn đúng vì đã được thông qua một tập thể hội đồng”. Đây là lối giải thích ngụy biện, vì không phải bao giờ đề thi đ ược sự xem xét của một tập thể hội đồng cũng hoàn toàn đúng

Có 85% ý 102 của tập thể khẳng định rằng biện pháp kỹ kiến thuật này đem lại hiệu quả cao. Lối ngụy biện trên đây là ở chỗ : lấy ý kiến của đa số để khẳng định hiệu quả của một biện pháp kỹ thuật, m à đúng ra phải lấy các tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật để xác định hiệu quả của biện pháp kỹ thuật đó

c) Sử dụng ý kiến, lời nói của người có uy tín để làm luận cứ: Ý kiến, lời nói của ng ười có uy tín không phải bao giờ cũng chân thật, đúng đắn. Kẻ ngụy biện đã lợi dụng sự tin yêu, mến mộ, khâm phục của công chúng đối với người có uy tín, để làm cho công chúng tin vào ý ki ến, lời nói của người đó thay cho sự thật

Ví dụ : Ông A, ông X, bà Y đã nói, tất đúng (vì ông A, ông X, bà Y làn có uy tín)

Lối ngụy biện này thể hiện ở chỗ người ta đã dựa vào “giá trị” của người phát biểu để thay cho những chứng cứ khách quan, xác đáng.

2.3 Ngụy biện đối với luận chứng: Là thủ thuật vi phạm các qui tắc, qui luật lôgíc một c ách tinh vi trong quá trình lập luận, làm cho người khác tin rằng kết luận của nhà ngụy biện đưa ra là đúng sự thật. Trong hình thức ngụy biện đối với luận chứng, nhà ngụy biện xuất phát từ những luận cứ chân thực, kết luận rút ra cũng có thể l à chân thực. Tuy vậy, tính chân thực của kết luận không phải đ ược rút ra một cách tất yếu từ các lập luận và từ các luận cứ (tiền đề) chân thực của nó. Vì vậy, đây là hình thức ngụy biện tinh vi, khó phát hiện nhất, làm cho đối phương lúng túng trong quá trình tranh luận.

Ngụy biện đối với luận chứng th ường được biểu hiện ở các dạng sau

a/Đánh tráo khái niệm : Nhà ngụy biện đánh tráo khái niệm bằng cách lợi dụng ngôn ngữ, lợi dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để đánh tráo nghĩa của từ; lợi dụng hiện tượng chuyển loại từ trong ngôn ngữ để tráo từ loại của từ v.v…

Ví dụ : Lao động là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội, bất luận thời đại nào. Học tâm lý học cũng là lao động. Vậy suy ra rằng : học tâm lý là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội, bất luận thời đại nào’. Sự ngụy biện trên đây xuất phát từ khái niệm “lao động”, khái niệm này được dùng với hai nghĩa khác nhau. Ở tiền đề đầu tiên, khái niệm “lao động” được hiểu là hoạt động sản xuất ra của cải vật chất của xã hội. Ở tiền đề thứ hai, khái niệm “lao động” lại được hiểu là một dạng lao động cụ thể của con người : hoạt động nhận thức

b/ Đánh tráo hiện tượng với bản chất, nguyên nhân với kết quả : Ví dụ : “Định luật 3 Niu-tơn nói rằng hai vật tác động vào nhau đều gây ra những lực có cùng cường độ nhưng ngược chiều nhau. Nhưng khi xe đạp đâm vào ô tô thì xe đạp cong vành, vậy “lực xe đạp tác động vào ôtô bé hơn lực ôtô tác động vào xe đạp”

Trong toán học, nhà ngụy biện cố ý không tuân thủ các điều kiện khi triển khai các công thức, biến đổi các biểu thức v.v…

c/ Đánh tráo vật qui chiếu: Thủ thuật đánh tráo vật qui chiếu làm cho người khác nhìn nhận sự vật theo một qui chiếu khác và do đó không phân biệt được phải trái, đúng sai. Ví dụ : Phép ngụy biện : “Người che mặt” của Evbulid diễn ra như sau:

Người ta dẫn đến Elếchtra một ng ười bị trùm kín mặt, và hỏi : – Anh có biết người bị che mặt này không ? – Không biết. – Orếch đấy. Thế là anh không biết Orếch là người anh của anh mà anh ko biết.

d/ Luận chứng không đúng : – Vi phạm các qui tắc của tam đoạn luận : Ví dụ :

“Vợ tôi là một phụ nữ xinh đẹp, hoa hậu thế giới cũng l à một phụ nữ xinh đẹp. Vậy hoa hậu thế giới chính l à vợ tôi”. Ngụy biện trên đây đã vi phạm qui tắc : thuật ngữ giữa “phụ nữ xinh đẹp” có ngoại diên không đầy đủ trong cả hai tiền đề.

e/ Luận chứng vòng quanh:

Luận chứng vòng quanh là lối luận chứng mà kết luận được rút ra từ tiền đề nhưng bản thân tiền đề lại được suy ra từ kết luận (tính chân t hật của luận cứ không được chứng minh độc lập với luận đề).

Ví dụ : Một du khách đến thăm một thầy ph ù thủy ở Congo, thấy trong phòng ông ta có m ột cái hộp giấy đựng rất nhiều ong. Thầy phù thủy cho biết : “Nếu ông là thù thì lũ ong đã đốt ông rồi. Tuần trước có một kẻ xấu vào đây, liền bị ong đốt cho phải bỏ chạy”. – Hắn ta đã nói gì với ông “ Du khách hỏi. – Chưa kịp nói gì cả. – Vậy làm sao ông biết hắn là kẻ xấu ? – Vì ong đã đốt hắn. (Dẫn theo [9], tr.178) Đúng là lập luận vòng quanh : Ong thì đốt kẻ xấu và kẻ xấu thì bị ong đốt.

————————————————————————————————-

Lưu lượng của những tranh luận cởi mở và nghiêm túc được xem là một dấu hiệu của một xã hội lành mạnh. Nhưng thế nào là tranh luận nghiêm túc? Nói một cách ngắn gọn, cũng như trong một cuộc đấu võ, một tranh luận nghiêm túc là một cuộc tranh luận có qui tắc hẳn hoi, mà trong đó người tham gia không được, hay cần phải tránh, phạm luật chơi. Những qui tắc chung và căn bản là người tham gia chỉ phát biểu bằng cách vận dụng những lí lẽ logic, với thái độ thành thật và cởi mở, chứ không phát biểu theo cảm tính, lười biếng, hay biểu hiện một sự thiển cận, đầu óc hẹp hòi.

Trong hầu như những tranh luận liên quan đến Việt Nam, nhiều người cố tìm hay tạo cho mình một vị trí đạo đức cao cả bằng cách gắn cho đối phương một trong hai cụm từ trên, một thủ đoạn có khả năng làm cho một cuộc tranh luận trở nên một cuộc ẩu đã ngôn từ đinh tai nhức óc. Tại sao anh dám nói chúng tôi sai? Anh là một tên phản bội dân tộc. Tức là, thay vì tranh luận thẳng vào vấn đề, người ta tìm cách gắn cho đối phương một nhãn hiệu, và từ đó làm lu mờ đi quan điểm của họ.

Thực ra, đó là một hình thức ngụy biện, một lỗi lầm cơ bản nhưng nghiêm trọng trong tranh luận.

Nhóm 1. Thay đổi chủ đề

1. Công kích cá nhân (ad hominem).

Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, nguy hiểm nhất, và có “công hiệu” nhất, vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách trốn tránh luận điểm của cá nhân đó. Hình thức ngụy biện này thường xuất hiện dưới dạng: Ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A. Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào giữa cá nhân và luận điểm của ông A.

Có hai hình thức thuộc loại ngụy biện này. Thứ nhất là dưới hình thức sỉ nhục, hay chửi rủa. Khi bất đồng ý kiến, người ngụy biện chỉ việc công kích vào cá nhân của người phát biểu. Chẳng hạn như “Ông nói là những người vô thần có đạo đức, vậy mà chính ông là người từng li dị với vợ con,” hay “Ông ta đang làm ăn với phía Việt Nam, tất nhiên ông ta phải nói tốt về Việt Nam”. Đây là một ngụy biện, bởi vì sự thật của phát biểu không tùy thuộc vào cá nhân của người phát biểu mà là logic của lời phát biểu. Một cách ngụy biện khác cũng dựa vào cách nói này là dùng một nhân vật (thuong la xau) khác, chẳng hạn như “Vậy thì chúng ta hãy đóng cửa nhà thờ cả đi. Hitler đã chắc hẳn sẽ đồng ý với anh.”

Hình thức ngụy biện thứ hai trong loại này là người ngụy biện cố gắng thuyết phục người đối thoại chấp nhận luận điểm của họ bằng cách đề cập đến hoàn cảnh của cá nhân đó. Ví dụ: “Anh nói là không nên uống rượu, vậy mà anh đã từng ngất ngưởng cả năm qua.”

Cũng nằm trong loại ngụy biện này là thói dùng một đặc điểm của một vật thể nào đó để ứng dụng cho một cá nhân hay một vật thể khác. Ví dụ: “Anh theo học trong một trường dành cho con nhà giàu. Do đó, anh là một người giàu có, anh không hiểu gì về sự nghèo khổ.

+++++++

(1) Công kích cá nhân (nói trả đũa): Cách này thông dụng nhất ở mọi tầng lớp.Ví dụ :

– Anh nói tôi ồn ào làm phiền hàng xóm, vậy tối hôm kia anh nhậu khuya thì sao?.

– Chị chê trong nước có nhiều tham nhũng nhưng ở nước chị đang ở cũng có tham nhũng vậy?.

– Anh nói tôi là tay sai của thằng A chứ trước kia anh cũng là tay sai của thằng B vậy ?.

– Anh phê bình một số lãnh đạo ngày nay sống xa vời với quần chúng. Vậy anh có sống gần với quần chúng không ? hay xa cả ngàn cây số, hay anh chỉ biết trong cái biệt thự?.

(2) “Bạn cũng vậy“ (Ad Hominem Tu Quoque)

– Với lỗi ngụy biện này, người mắc lỗi sẽ chứng minh đối phương .sai bằng cách chỉ ra rằng những gì họ nói không đúng với những gì mà họ đã nói ( làm).

Ví dụ: “Bạn đã làm được những gì rồi mà chê bai bọn họ. Có giỏi thì làm như họ đi”,”Bộ cậu chưa vi phạm luật giao thông bao giờ hay sao mà nói vi phạm luận giao thông là sai”.

Vấn đề là: Trong tranh luận, chúng ta chỉ quan tâm tới luận điểm và cách lập luận.

(3) Tấn công vào hoàn cảnh (Circumstantial ad Hominem)

  • Với lỗi ngụy biện này, người mắc lỗi chứng minh đối phương sai bằng cách chỉ ra rằng luận điểm của đối phương đơn thuần tới từ hoàn cảnh (thân thế, nghề nghiệp,…) của họ.
  • Ví dụ: Cậu bảo vệ những người giàu là vì cậu giàu.
2. Lợi dụng quyền lực (ad verecundiam):

Đây là loại ngụy biện dùng những nhân vật nổi tiếng hay được nhiều người ái mộ để tìm sự ủng hộ cho luận điểm của mình. Chẳng hạn như “Isaac Newton là một thiên tài, và ông tin vào Thượng đế.” Đây không hẳn là một lí lẽ hư, nó có thể có liên hệ đến một nhân vật có uy tín trong một lĩnh vực nào đó, nếu người ta thảo luận về lĩnh vực đó. Chẳng hạn như phải phân biệt giữa hai phát biểu “Ông Hawking (Stephen Hawking, nhà Vật lí Lí thuyết đương đại nổi tiếng người Anh) kết luận rằng những lỗ đen (black holes) có thể phát ra phóng xạ”, và “Ông Penrose cho rằng xây dựng một cái máy điện toán thông minh là một điều có thể làm được.” Nếu ông Hawking là một nhà vật lí thì chúng ta có thể tin vào ý kiến của ông về những lỗ đen. Nhưng nếu ông Penrose là một nhà toán học, thì chúng ta có quyền chất vấn ông ta có đủ thẩm quyền để bàn về đề tài thông minh nhân tạo hay không?

++++++

Đe dọa, thách thức: Gieo hoang mang sợ hãi nhằm ép đối phương nhượng bộ. Ví dụ:

– Ông giám đốc nói với cô thư ký; “Cô lên án tôi sờm sỡ vì đã sờ mó cô, nhưng cô có bao giờ nghĩ đến sự giúp đỡ kinh tế của tôi đối với gia đình cô không?”.

– Anh chê tôi bất lực để bon chúng cướp nhà mình, vậy anh thử ra đánh nhau với chúng xem.

– Anh chê chúng tôi không lịch sự với bạn của anh, để rồi anh xem bọn họ có lịch sự với anh không nhe.

3. Lợi dụng quyền lực nặc danh.

Trong trường hợp này, người ngụy biện không nêu danh tính người có thẩm quyền, và vì không ai biết tên người có thẩm quyền nên không ai có thể kiểm chứng sự chính xác của lời phát biểu. Một loại ngụy biện khác có quan hệ với loại này là dùng lời đồn đại để làm cơ sở lập luận.

Ví dụ như “Một viên chức tình báo trong chính phủ Úc cho rằng chính anh từng hoạt động cho địch.”

+++++

(1) Viện dẫn uy tín của người nổi danh: Ví dụ như :

-X Box tốt hơn Playstation, nếu không thì làm sao Bill Gates chịu đầu tư để sản xuất ra X Box..

– Xe Mercedes của Đức tốt hơn xe Lexus của Nhật vì Warren Buffett lái xe Mercedes.

– Nước Mỹ người ta xây nhà máy phát điện nguyên tử thì tại sao mình không xây?

+++

(2) Có uy tín thì đúng (Appeal to Authority)

Với lỗi ngụy biện này, người mắc lỗi này dựa vào một ý kiến có uy tín để cho rằng đối phương đã sai.

Ví dụ: Ý kiến này đã được một con người vô cùng vĩ đại viết lên, bởi thế nó không thể nào mà sai được

4. Lợi dụng tác phong.

Loại ngụy biện này dùng tác phong hay cách làm việc hay một đặc tính nào đó của đối tượng để cố thuyết phục về sự hợp lí của phát biểu. Tiêu biểu cho loại ngụy biện này là những phát biểu như “Nixon thất cử vì ông ta thường hay ra mồ hôi trên trán,” hay “Tại sao anh không nghe theo lời khuyên của anh chàng ăn mặc bảnh bao đó?” Thực ra, “bảnh bao” và “mồ hôi trên trán” chẳng có dính dáng gì đến vấn đề đang bàn thảo.

5. Luận điệu cá trích.

Loại ngụy biện này thường hay được ứng dụng khi một người nào đó đưa vào những phát biểu không dính dáng gì đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng vấn đề. Ví dụ: “Anh có thể nói rằng tử hình là một hình thức không có hiệu quả trong việc chống lại tội phạm, nhưng còn nạn nhân của tội phạm thì sao? Gia đình của nạn nhân sẽ nghĩ gì khi họ thấy tên sát nhân người thân của họ bị giam giữ trong nhà tù bằng đồng tiền của chính họ. Họ có nên nuôi dưỡng những tên sát nhân như thế không?

6. Luận điệu ngược ngạo.

Bằng chứng luôn luôn là gánh nặng của người phát biểu. Do đó, tìm cách di chuyển gánh nặng đó cho một người khác là một thủ thuật giới ngụy biện hay dùng. Chẳng hạn như trong câu này “Được rồi, vậy anh không tin là có người ngoài hành tinh đã từng chi phối đến chính phủ Mỹ, nhưng anh có thể chứng minh điều đó không,” đáng lẽ người phát biểu phải chứng minh, nhưng công việc đó lại được chuyển cho người đối thoại!

+++++++

Luận điệu ngược ngạo: Tìm cách chuyển gánh nặng đó cho một người khác để phản đối, là một thủ đoạn của những người ngụy biện đáng trách. Chẳng hạn như:

-Anh nói rằng người già hay mắc bệnh loãng xương. Vậy anh có thể chứng minh được điều đó không?

-Anh nói rằng việc phát triển kinh tế phải song song với việc nâng cao trình độ giáo dục thì xã hội mới lành mạnh. Vậy, anh có thể chứng minh điều đó được không ?.

-Anh chị đòi được tự do mà anh chị không tuân theo những quy định của chúng tôi.

++

Lỗi ngụy biện đặt nghĩa vụ chứng minh (Burden of Proof)

Lỗi ngụy biện này xảy ra mà bên cần phải chứng minh áp đặt nghĩa vụ chứng minh cho bên còn lại. Một ví dụ, trong luật pháp, một người được coi là vô tội cho tới khi người ta chứng minh được là anh ta có tội, và lỗi ngụy biện này xảy ra khi người ta tìm cách ép anh ta phải chứng minh mình vô tội.

Trong các cuộc tranh luận, nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên khẳng định (là bên đưa luận điểm). Lỗi ngụy biện xảy ra khi bên đưa luận điểm áp đặt nghĩa vụ cho bên phản bác chứng minh luận điểm của mình sai thay vì chứng minh mình đúng. Lập luận sai vì đối phương không chứng minh được luận điểm A sai không có nghĩa A đúng.

Ví dụ:

“Tôi nghĩ trên đời này có ma”

“Bằng chứng đâu?”

“Thế cậu có đưa ra được bằng chứng là không có ma không? Tức là trên đời này có ma!”.

Nhóm 2. Lợi dụng cảm tính và đám đông

7. Dựa vào bạo lực (ad baculum).

Ngụy biện dựa vào bạo lực thực chất là một sự đe dọa, nhằm mục đích gây áp lực cho người đối thoại phải chấp nhận một kết luận nào đó. Loại ngụy biện này thưởng được giới chính khách dùng, và có thể tóm gọn bằng một câu “chân lí thuộc về kẻ mạnh”. Sự đe dọa không hẳn chỉ xuất phát từ người phát biểu, mà có thể từ một người khác. Ví dụ như “Những ai không tin vào Kinh thánh sẽ bị thiêu cháy dưới đáy địa ngục”, hay “Thôi được rồi, tôi đã biết số điện thoại của anh và biết anh đang ở đâu. À, tôi có nói cho anh biết là tôi có giấy phép mang súng chưa nhỉ?”

8. Lợi dụng lòng thương hại (ad misericordiam).

Đây là một loại ngụy biện dựa vào lòng trắc ẩn của người đối thoại để người đối thoại chấp nhận lí lẽ của mình. Ví dụ như “Anh ấy không có giết người bằng búa. Làm ơn đừng tuyên án anh ấy có tội, anh ấy đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng tinh thần,” hay “Tôi hi vọng anh sẽ chấp nhận đề nghị này, chúng ta đã tiêu ra ba tháng nay rồi đấy.”

+++++++

(1) Câu nước mắt (Appeal to Pity)

Với lỗi ngụy biện này, người mắc lỗi này đưa ra một câu chuyện „câu nước mắt“ để chứng minh mình đúng.

Ví dụ: „Con chó đó thật là trung thành, thật là tội nghiệp, con người sống không bằng con chó“.

Vấn đề là: Cảm động không có nghĩa là đúng. Tương tự „1+1 = 3, nếu không thì một bà cụ ăn xin ở Venezuela sẽ chết…“.

(2) Hài hước thì đúng (Appeal to Ridicule)

Với lỗi ngụy biện này, người mắc lỗi này móc mỉa luận điểm của đối phương (theo cách hài hước) để chứng minh mình đúng.

Ví dụ: “Nói thế mà cũng nói, thật buồn cười”.

Vấn đề là: Tương tự “1+1=2, thật hài hước”.

9. Lợi dụng hậu quả(ad consequentiam).

Ngụy biện loại này thường được biểu hiện qua cách phát biểu “A hàm ý B, B là sự thật, do đó A là sự thật”. Ví dụ: “Nếu vũ trụ được một đấng chí tôn thượng đế tạo nên, chúng ta có thể thấy những hiện tượng được tổ chức một cách thứ tự. Và hiện tượng chung quanh chúng ta quả rất thứ tự, vậy đấng chí tôn thượng đế chính là người tạo nên vũ trụ,” hay “Anh phải tin vào Thượng đế, chứ nếu không cuộc đời này sẽ chẳng có ý nghĩa” (hay là nói một cách ngược lại: cuộc sống này chẳng có ý nghĩa gì nếu Thượng đế hiện hữu!)

+++

Hệ quả tốt thì đúng (Appeal to Concequences of a Belief)

Với lỗi ngụy biện này, người mắc lỗi chỉ ra rằng niềm tin của mình sẽ dẫn tới những kết quả tốt và niềm tin ngược lại sẽ đưa đến kết quả xấu.

Ví dụ: Nếu không có Chúa Trời thì chúng ta sẽ không biết tin vào điều gì, vì vậy tôi chắc rằng Chúa Trời có tồn tại.

Vấn đề là: Cũng tương tự như nói „Nếu Trái Đất hình tròn thì tôi sẽ rất đau khổ, vì vậy nên Trái Đất hình vuông.

10. Lạm dụng chữ nghĩa.

Đây là một loại ngụy biện dựa vào dùng những chữ mang cảm tính cao để gắn một giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu. Chẳng hạn như trong câu “Bất cứ một người có lương tri nào cũng phải đồng ý rằng về Việt Nam ăn Tết là làm lợi cho cộng sản,” chữ “lương tri” được cài vào nhằm cho người đối thoại phải nghiêng theo những người có lương tri.

+++++

(5) Lạm dụng những từ ngữ mang cảm tính cao để gắn một giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu. Chẳng hạn như trong câu:

– Nếu anh lấy con nhỏ bán thuốc lá đó thì xem như gia đình mình vô phước.

– “Để bảo vệ tổ quốc chúng ta nên tẩy chay hàng Trung Quốc”. hay là “Nếu ai khen Trung Quốc thì người đó không có tinh thần yêu nước”.

– Vì tổ quốc thân yêu, nếu anh không ủng hộ chúng tôi thì coi như anh là kẻ tiếp tay với bọn phản động.

++++

Tác động vào cảm xúc: (Appeal to Emotion)

Với lỗi ngụy biện này, người mắc lỗi tác động vào cảm xúc của đối phương để chứng minh mình đúng.

Ví dụ: (Kể một câu chuyện) Ai ghét hành động này thì like.

Vấn đề là: Tương tự “New York là thủ đô của nước Mỹ, ai có lòng yêu nước thì like“

11. Dựa vào quần chúng (ad numerum).

Loại ngụy biện này tin rằng nếu có nhiều người ủng hộ một đề nghị nào đó, thì đề nghị đó phải đúng. Ví dụ như “Đại đa số người dân trong cộng đồng ủng hộ ông Minh, vậy phát biểu của ông Minh ắt phải đúng.” Liên hệ với loại ngụy biện này là hình thức tranh thủ sự ủng hộ của đám đông để cố gắng cho thấy luận điểm của mình là đúng. Ví dụ: “Ai cũng biết Bộ Y tế làm là đúng, sao anh dám nói là sai? Hay là anh muốn nói chúng tôi là những kẻ ngu xuẩn

++++++++

(1) Lợi dụng đám đông: Làm sao có nhiều người ủng hộ biện minh cho ý kiến của mình là đúng. Vị dụ : – Trong 1 quán bar, 1 anh ngụy biện nói: “Lâu lâu nhậu say 1 chút  thì không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe, phải không các bạn?”

-Năm nay chính phủ quyết định giảm ngân sách cho nghiên cứu y khoa. Tôi  theo đám đông đồng nghiệp phản đối chính phủ.  Không phải vì chính sách này ảnh hưởng đến cá nhân tôi mà ảnh hưởng đến rất nhiều người và đồng nghiệp khác. Chính phủ muốn cắt ngân sách cho nghiên cứu y khoa, tức là họ muốn xóa bỏ thành tựu do nỗ lực của chúng tôi trong những năm vừa qua. Do đó chúng tôi phản đối chính sách ngu xuẩn này!

++++

(2) Được nhiều người tin thì đúng (Appeal to Belief)

Với lỗi ngụy biện này, người mắc lỗi tìm sự ủng hộ của đám đông. Họ cho rằng những gì đám đông tin tưởng luôn đúng.

Ví dụ:

A- Tôi nghĩ rằng ý kiến này sai.

B- Có thấy ai nói nó sai không mà bảo đấy là sai?

Vấn đề là: Trước thế kỷ XV, nhân loại bảo Mặt Trời quay quanh Trái Đất.

(3) “Nhiều người cũng làm vậy” (Appeal to Common Practice)

Với lỗi ngụy biện này, người mắc lỗi chứng minh mình đúng bằng cách chỉ ra rằng nhiều người cũng hành động như họ.

Ví dụ: „Tôi biết làm vậy là sai, nhưng rất nhiều người cũng đã làm vậy nên chẳng có vấn đề gì cả“.

Vấn đề là: Hầu hết mọi người làm một điều gì không có nghĩa rằng điều đó là chân lý.

Nhóm 3. Làm lạc hướng vấn đề

12. Lí lẽ chẻ đôi.

Loại ngụy biện này thường phân định một vấn đề thành hai giá trị: trắng và đen, bạn và thù, có và không, v.v.. dù trong thực tế, có hơn hai lựa chọn. Chẳng hạn như “Hoặc là anh hợp tác với tôi hay là anh chống tôi, anh chọn hướng nào, yes hay là no?”, hay “Đối với Mỹ, anh chỉ có hai lựa chọn: thương hay ghét, trả lời đi!”

+++

Song đề sai (False Dilemma)

Với lỗi ngụy biện này, người mắc lỗi lập luận: A xảy ra hoặc B xảy ra, A sai thì B đúng.

Ví dụ: Hắn làm việc xấu như vậy hắn không thể là người tốt được. Hắn là một người xấu (A: “Hắn là một người tốt” hoặc B: “Hắn là một người xấu”).

Vấn đề là: A sai không có nghĩa là B đúng do A và B có thể cùng sai hoặc cùng đúng hoặc có nhiều hơn 2 lựa chọn A và B. Lỗi ngụy biện này hay bị nhầm với phép loại suy (loại trừ hết TẤT CẢ những trường hợp không thể xảy ra thì trường hợp còn lại phải đúng).

13. Lí lẽ ngờ nghệch (ad ignorantiam).

Loại ngụy biện này, như tên gọi ám chỉ, xuất phát từ sự ngờ nghệch. Một trong những cách nói thông thường nhất trong loại ngụy biện này mà giới ngụy biện dùng là nếu một điều gì đó chưa được chứng minh là sai (hay giả) thì điều đó là đúng (hay thật). Ví dụ: “Bởi vì các nhà khoa học chưa chứng minh dioxin có thể gây ra dị thai, do đó dioxin không thể gây ra dị thai,” hay kiểu lí luận của John Howard “Hiến pháp Úc đã tồn tại cả trăm năm nay, và xã hội ổn định, không có lí do gì phải thay đổi hiến pháp”.

++++

Dùng lý lẽ không có cơ sở : Đây là 1 loại suy luận không có khoa học nhưng rất phổ biến. Ví dụ như:

-Kem thoa mặt này rất tốt vì tôi thấy cô hoa hậu thế giới giới thiệu trên truyền hình.

-Chị A và anh B bị tinh nghi giết người, nhưng tôi tin chị A không phải là thủ phạm vì   chị A có lý lịch tốt hơn anh B, hơn nữa chị A là đàn bà.

– Ông ta không phải là người yêu nước thương dân vì ông ta ngũ với gái điếm.

– Nên mua chứng khoán của cty này vì giá nó đang thấp.

– Dân Nhật sống hạnh phúc hơn dân Úc vì dân Nhật có tiền để dành nhiều hơn dân Úc.

14. Lí luận lươn trạch.

Loại ngụy biện này cho rằng nếu một sự kiện xảy ra, các sự kiện có hại khác sẽ xảy ra. Chẳng hạn như “Nếu chúng ta hợp pháp hóa marijuana, công chúng sẽ bắt đầu hút á phiện, và chúng ta cũng sẽ phải hợp pháp hóa á phiện. Rồi chúng ta sẽ là một quốc gia với những người ăn bám vào xã hội. Do đó, chúng ta không thể hợp pháp hóa á marijuana”. Hay một đoạn ví dụ khác:” Tiếc thay một cuộc cải cách về kinh tế, bình bị, tài chánh, xã hội, nông nghiệp như vậy, đang trên đường thành công rực rỡ: bị tan vỡ, bị huỷ bỏ chỉ vì tham vọng đánh Đại việt của Vương An Thạch. Mà đau đớn biết bao, khi người phá vỡ chỉ là một thiếu phụ Việt ở tuổi ba mươi. Giá như Thạch không chủ trương Nam xâm, chỉ cần mười năm nữa, toàn bộ xã hội Trung quốc thay đổi; rồi với cái đà đó, thì Trung quốc sẽ là nước hùng mạnh vô song, e rằng cứ muôn đời mặt trời vẫn nở phương Đông chứ không ngả về Tây như hồi thế kỷ 18 cho đến nay bao giờ

15. Mệnh đề rời rạc.

Đây là loại ngụy biện dùng hai (hay nhiều hơn hai) mệnh đề chẳng dính dáng gì với nhau để làm thành một phát biểu hay kết luận. Ví dụ: “Anh ủng hộ tự do dân chủ và quyền mang vũ khí hay không?” hay “Anh đã ngưng làm ăn trái phép chưa?” Câu hỏi sau thực ra hỏi hai vấn đề “Anh từng làm ăn trái phép?” và “Anh đã ngừng hoạt động hay chưa?”

16. Đơn giản hóa vấn đề.

Đây là một loại ngụy biện mà người phát biểu cố tình biến một quan niệm trừu tượng thành một điều cụ thể để bắt lấy thế thượng phong trong đối thoại (nhưng là ngụy biện). Ví dụ: “Tôi để ý thấy anh mô tả ông ta là một người quỉ quyệt. Vậy tôi hỏi anh cái “quỉ quyệt” đó nó nằm ở đâu trong bộ não? Anh không chỉ ra được cho tôi; do đó, tôi có thể nói cái quỉ quyệt không có thực.”

+++

(1) Luận điệu lạc đề: Loại ngụy biện này thường được dùng để đưa vào những câu hỏi không dính dáng gì đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng. Ví dụ:

– Anh nói rằng thuốc lá có hại cho sức khỏe. Thế nhưng gia đình của những người sống bằng nghề bán thuốc lá thì sao? Ai là người chi trả chi phí chữa bệnh cho những bệnh nhân ung thư phổi ? .

++++

(2) Chọn “Điều đứng giữa” (Middle Ground)

Với lỗi ngụy biện này, người mắc lỗi chọn ra một mệnh đề C “đứng giữa” hai mệnh đề đối lập A và B và cho rằng C đúng.

Ví dụ: Một người vô tội bị kết án oan và phải nộp một số tiền phạt. Dư luận cho rằng chỉ cần nộp một phần số tiền đó hoặc xử phạt hành chính là được rồi.

Vấn đề là: A,B,C thực chất là ba mệnh đề khác nhau. Lập luận này đánh lừa bởi người ta rất dễ nhầm tưởng rằng giữa “nhiều” và “ít” là vừa đủ.

Nhóm 4. Qui nạp sai

17. Khái quát hóa vội vã.

Loại ngụy biện này cũng khá phổ biến. Nó dùng một ví dụ hay trường hợp nhỏ và từ đó khái quát hóa cho một cộng đồng. Chẳng hạn như “Jim Baker là một tay đạo đức giả. Do đó, các tín đồ Cơ đốc giáo là giả dối.”

18.Khái quát hóa không đúng chỗ.

Đây là loại ngụy biện mà người sử dụng chúng thường áp dụng một qui luật chung cho một tình huống hay một cá nhân. Chẳng hạn như “Người Phật giáo là vô thần. Anh là phật tử, vậy anh chắc chắn là một người vô thần.”

19. Kéo dài tính tương đồng.

Trong loại ngụy biện này, người dùng nó đề nghị một điều lệ chung chung, rồi ứng dụng nó cho mọi trường hợp và cá nhân. Ví dụ: “Tôi tin rằng chống luật pháp bằng cách phạm luật pháp là một điều sai trái”, hay “Nhưng quan điểm đó ghê tởm lắm, vì nó ám chỉ rằng anh sẽ không ủng hộ Martin Luther King,” hay “Anh muốn nói rằng luật về mật mã cũng có tầm quan trọng tương đương với phong trào giải phóng người da đen hay sao? Sao anh dám nói thế?”

20. Lí lẽ quanh co.

Loại ngụy biện này thường lẩn quẩn trong vài giả định và kết luận. Chẳng hạn như “Những người đồng tính luyến ái nhất định không thể nắm chính quyền. Do đó, phải tống khứ những viên chức chính phủ đồng tính luyến ái. Vì thế, những người đồng tính luyến ái sẽ làm mọi cách để dấu diếm hành tung của họ, và họ có nguy cơ bị tống tiền. Do vậy, những người đồng tính luyến ái không được giữa chức vụ gì trong chính phủ.” Tức là trong một lí giải như thế, cả hai giả thuyết và kết luận đều giống nhau.

++++++

Lý lẽ vòng quanh: Loại ngụy biện này thường luẩn quẩn trong vài giả định và kết luận. Chẳng hạn như: “Những người đàn ông bị vợ bỏ là những người không có chung tình. Vì không chung tình nên họ không dám nói thật, họ luôn tìm cách nói dối, do đó mối quan hệ vợ chồng sẽ dần dần trở nên xấu ra, rồi cuối cùng sẽ đi đến ly dị”.

21. Đảo ngược điều kiện.

Loại ngụy biện này thường được biểu hiện qua hình thức “Nếu A xảy ra thì B sẽ xảy ra, do đó, nếu B xảy ra thì A sẽ xảy ra.” Ví dụ: “Nếu tiêu chuẩn giáo dục bị hạ thấp, chất lượng tranh luận sẽ bị tồi đi. Do đó, nếu chúng ta thấy chất lượng tranh luận suy đồi trong những năm sắp đến, thì điều đó cho thấy tiêu chuẩn giáo dục của ta bị xuống cấp.”

++++

Lỗi ngụy biện “Hai sai thành một đúng” (two wrongs make a right)

Lập luận sai: Đối tượng B làm một điều X với A thì A cũng có quyền làm điều X đó với B.

Lập luận sai là bởi: Nếu một hành động sai thì có nghĩa là nó sai, bất kể có bao nhiêu người làm nó đi chăng nữa. Vì thế lập luận này không giải quyết được điều cần chứng minh.

Ví dụ:

“Tên sát nhân này đã giết người, vì thế chúng tôi có quyền thoải mái mạt sát và trừng trị hắn bằng những cách đau đớn nhất có thể”

“Hắn đã ăn trộm nên chúng tôi có quyền đánh chết hắn”

22. Lợi dụng rủi ro.

Ngụy biện này thường dùng một qui luật chung và áp dụng nó cho một trường hợp cá biệt. Ví dụ: “Luật giao thông không cho anh chạy quá 50 km/h. Cho dù cha anh sắp chết anh cũng không được chạy quá tốc độ đó.”

23. Lợi dụng trường hợp cá biệt.

Ngụy biện này thường dùng một trường hợp cá biệt để đem ra ứng dụng cho một đám đông. Ví dụ: “Chúng ta cho phép bệnh nhân sắp chết dùng á phiện, chúng ta nên cho phép mọi người dùng á phiện.”

+++++

“Không đúng với tôi nên nó sai”(Reletivist fallacy)

Thay vì lập luận logic, người mắc lỗi đưa ra một lập luận kiểu: “Mệnh đề này không đúng với tôi nên nó sai”.

Lập luận sai là bởi: Tương tự “Với tôi thì 1+1=3 nên 1+1 không thể bằng 2 được”.

Đây là một lỗi ngụy biện nếu sự thật được nói đến là khách quan (“Ngọn núi cao 3000m”). Nếu mệnh đề được nhắc tới là tương đối (“Ngọn núi thật đẹp”), thì đây không phải lỗi ngụy biện.

Ví dụ: “Đây là một luận điểm sai, do có nhiều mâu thuẫn trong đó”. “ Với người khác có thể nói là nó sai, nhưng với tôi thì nó đúng. Vì vậy nó đúng”.

24. Kết luận lạc đề.

Loại ngụy biện này thường xuất hiện khi một kết luận chẳng dính dáng gì đến lí lẽ mà người biện luận trình bày. Một ví dụ tiêu biểu cho trường hợp ngụy biện này là: “Độ nhiễm arsenic trong nước ở Việt Nam chưa cao và còn trong mức độ cho phép. Dữ kiện của Bangladesh cho thấy tình trạng nhiễm arsenic ở Việt Nam rất trầm trọng.”

25. Ngụy biện rơm.

Loại ngụy biện này cố tình xuyên tạc, bóp méo quan điểm hay phát biểu của người khác, để làm luận điểm tấn công. Đây là một ngụy biện, vì nó không đương đầu với cái lí lẽ đang bàn. Chẳng hạn như: “Chúng ta nên ủng hộ chế độ cưỡng bách quân dịch. Người ta không thích tòng quân vì họ không muốn cuộc sống bị đảo lộn. Nhưng họ cần nhận thức rằng có nhiều điều quan trọng hơn tiện nghi trong cuộc sống.

+++

Lỗi ngụy biện bù nhìn rơm (Straw man)

Người mắc lỗi này bóp méo luận điểm của đối phương, sau đó chỉ trích luận điểm bị bóp méo đó và đưa ra kết luận đối phương sai.

Lập luận sai là bởi: Luận điểm bị bóp méo (B) không phải luận điểm gốc được đưa ra (A). Vì vậy B sai không có nghĩa A sai.

Ví dụ:

+ ”Chúng ta có nên dọn dẹp lại văn phòng của mình một chút không?”

+“Tháng trước chúng ta đã dọn dẹp rồi. Không cần thường xuyên như vậy chứ?”

+“Đồ lười nhác! Cậu chỉ muốn giữ rác trong phòng thôi.Điều đó thật buồn cười”.

Nhóm 5. Nguyên nhân giả

26. “Post hoc”.

Loại ngụy biện này phát biểu rằng hai sự kiện xảy ra, một trước và một sau, có quan hệ với nhau như nguyên nhân và hậu quả. Ví dụ: “Liên Xô sụp đổ sau khi nhà nước theo chủ nghĩa vô thần. Do đó, chúng ta phải từ bỏ chủ nghĩa vô thần để khỏi bị suy sụp.”

+++

Lỗi ngụy biện Post Hoc

Post Hoc bắt nguồn từ một mệnh đề trong tiếng Latin: „Post hoc, ergo propter hoc“, có nghĩa „xảy ra sau (một hành động) thì là kết quả (của hành động đó).“

Lập luận: B xảy ra sau A -> B là kết quả của A.

Lập luận sai bởi: B xảy ra sau A không có nghĩa B là kết quả của A. Một ví dụ, thành phố X xảy ra một vụ cháy nhà (B) ngay sau khi tôi chuyển đến sống ở đó (A), hiển nhiên không có nghĩa cảnh sát có quyền truy cứu tôi vì tội gây ra đám cháy. –

Ví dụ:

+ Tôi để ý rằng cứ mỗi lần tôi đeo cái nhẫn này thì tôi gặp đủ thứ chuyện xui xẻo. Như vậy là cái nhẫn đã bị ám và nó là nguyên nhân mang đến xui xẻo cho tôi.

+ Từ ngày tôi gặp X tôi gặp đủ mọi chuyện xui xẻo. X chính là nguyên nhân làm tôi xui xẻo.

27. Ảnh hưởng liên đới.

Một sự kiện được cho là có ảnh hưởng đến một sự kiện khác, nhưng thực chất thì cả hai sự kiện đều có cùng một nguyên nhân. Đây cũng chính là một trường hợp ngụy biện dưới dạng “post hoc”. Ví dụ: “Chúng ta đang chứng kiến một tình trạng thất nghiệp rất cao, vì do thiếu nhu cầu của người tiêu thụ.” (Nhưng có thể cả hai sự kiện có nguyên nhân từ tiền lời quá cao.)

28. Ảnh hưởng không đáng kể.

Đây là một loại ngụy biện mang tính phóng đại từ một ảnh hưởng rất nhỏ. Chẳng hạn như “Hút thuốc gây ra ô nhiễm môi trường ở Sydney” là một phát biểu đúng, nhưng ảnh hưởng của thuốc lá đến môi trường rất khiêm tốn khi so với ảnh hưởng của khói xe và các hãng xưởng.

29. Ảnh hưởng ngược chiều.

Mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả bị đảo ngược chiều để tìm đến một kết luận mang tính ngụy biện. Ví dụ: “Ung thư gây ra thói quen hút thuốc lá”.

30. Nguyên nhân phức tạp.

Một sự kiện xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng người ngụy biện có thể đơn giản hóa thành một liên hệ đơn giản. Chẳng hạn như “Tai nạn xe cộ là do đường xá xấu” có thể đúng, nhưng tai nạn cũng có thể do người lái xe ẩu trong một điều kiện xấu.

31. Nguyên nhân sai (Non causa pro causa).

Loại ngụy biện này xảy ra khi một điều nào đó được cho là nguyên nhân của một sự kiện, nhưng nó chưa thực sự được chứng minh là nguyên nhân. Ví dụ: “Tôi uống một viên aspirin và cầu nguyện thượng đế, và tôi không còn bị nhức đầu. Như vậy thượng đế đã chữa trị tôi khỏi nhức đầu.”

Nhóm 6. Nhập nhằng

32. Lí lẽ mơ hồ.

Dùng những chữ và lí lẽ mơ hồ, tối nghĩa là một hình thức ngụy biện, nhất là khi một chữ hay câu phát biểu được dùng với hai (hay nhiều hơn hai) ý nghĩa khác nhau. Ví dụ, chữ “miễn phí” trong câu sau đây có thể có nhiều nghĩa khác nhau: “Có loại nhu liệu nào rẻ hơn nhu liệu miễn phí? Nhưng để duy trì tình trạng miễn phí, chúng ta cần phải có một hệ thống đăng kí và cung cấp giấy phép cho người dùng.” Một ví dụ khác về cách nói lập lờ là “Các hành động hình sự là bất hợp pháp, và tất cả các phiên tòa xử tội giết người là hành động hình sự, vì thế tất cả các phiên tòa này bất hợp pháp”.

33. Chơi chữ(Amphiboly).

Ngụy biện bằng chơi chữ dựa vào những giả thuyết mơ hồ, nhập nhằng, do bất cẩn thận hay cách phát biểu sai văn phạm. Chẳng hạn như một phát biểu kiểu như “Giả thuyết: tin vào Thượng đế sẽ lấp đi khoảng trống tinh thần” là ngụy biện, vì người “lấp đi khoảng trống tinh thần” là một điều trừu tượng, ai muốn hiểu sao thì hiểu.

34. Trọng âm (accent).

Đây là một hình thức ngụy biện bằng cách dùng thay đổi ý nghĩa của một câu văn qua nhấn mạnh. Ví dụ như câu phát biểu “Chúng ta không nên nói xấu về bạn bè” khác với “Chúng ta không nên nói xấu về bạn bè” chỉ ở chỗ nhấn mạnh (gạch dưới). Người thờ ơ có thể hiểu sai điểm nhấn mạnh của câu phát biểu.

Nhóm 7. Phạm trù sai

35. Hỗn hợp.

Loại ngụy biện này thường dùng những đặc tính bề ngoài để suy luận cho một điều gì cá biệt. Ví dụ: “Xe đạp được làm bằng những dụng cụ nhẹ kí, do đó, xe đạp rất nhẹ”, hay “Xe hơi dùng ít xăng dầu và không gây ra ô nhiễm môi trường bằng xe bus. Do đó, xe hơi không gây hại cho môi trường bằng tác hại của xe bus.

36. Tùy tiện, phi thể thức(ad hoc).

Giải thích và lí lẽ là hai điều khác nhau. Nếu muốn xác minh A, và dùng B làm bằng cớ, thì câu phát biểu “A xảy ra bởi vì B xảy ra” là một lí lẽ. Tuy nhiên, nếu muốn xác minh một sự thật về B, thì câu phát biểu “A xảy ra bởi vì B xảy ra” không phải là một lí lẽ mà là một lời giải thích. Ngụy biện theo kiểu phi thể thức là hình thức dùng giải thích sau khi đã có sự thật mà sự thật không ứng dụng vào một bối cảnh khác. Thông thường ngụy biện phi thể thức được khoác vào chiếc áo lí lẽ. Chẳng hạn như nếu chúng ta giả định rằng Thượng đế đối xử công bằng với mọi người, thì những phát biểu sau đây là những lời giải thích phi thể thức: “Tôi mới hết bệnh ung thư”, “Cầu nguyện với Thượng đế đi, Ngài là đấng toàn năng”, “Nhưng Ngài có chữa trị cho những bệnh nhân ung thư khác không”, “À, Thượng đế rất huyền bí.”

Nhóm 8. Phi logic (non sequitur) và nhần lẫn trong tam đoạn luận

37. Phi logic.

Ngụy biện phi logic thường xảy ra trong trường hợp một lí lẽ mà kết luận được rút ra từ những tiêu đề không dính dáng gì với nhau. Chẳng hạn như “Người Ai Cập đã từng làm nhiều khai quật để xây dựng những kim tự tháp, họ chắc chắn phải rất thạo về cổ sinh vật học.”

38. Loại bỏ tiền đề.

Ngụy biện loại này thường xảy ra dưới hình thức “nếu A thì B, không phải A thì không phải B.” Ví dụ: “Nếu tôi ở Sài Gòn thì tôi đang ở Việt Nam. Tôi hiện không ở Sài Gòn, do đó, tôi không ở Việt Nam”.

39. Giả định hư.

Đây là một loại ngụy biện bằng cách dùng kỹ thuật phỏng vấn. Một trường hợp cổ điển là “Ông đã ngưng đánh vợ chưa?” Tức là một câu hỏi với một giả định rằng người được hỏi từng hành hung vợ. Đây là một mẹo mà giới luật sư thường hay dùng trong thẩm vấn. “Ông dấu tiền ăn cắp đó ở đâu?” Giới chính khách cũng thích mẹo này, đại khái như “Bao giờ thì nhóm EU này sẽ không còn xâm phạm vào công việc của chúng ta?”

40. Ngụy biện bốn ngữ.

(Một tiêu chuẩn của tam đoạn luận gồm có 3 chữ). Ví dụ như trong câu phát biểu “Tất cả chó là thú vật, và tất cả mèo là loài động vật có vú, do đó tất cả chó là loài động vật có vú,” có bốn chữ: chó, mèo, động vật, và động vật có vú.

41. Đứt đoạn.

Hai sự vật riêng biệt được xem là có liên hệ nhau nếu chúng có chung đặc tính. Người ngụy biện lợi dụng chữ giữa của một phát biểu để đưa đến một kết luận sai. Chẳng hạn như trong câu “Tất cả người Nga là nhà cách mạng, và tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ cũng là nhà cách mạng, do đó, tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ là người Nga,” chữ chính giữa là “nhà cách mạng”. Nhưng kết luận này sai, vì dù những người theo chủ nghĩa vô chính phủ và người Nga là những người cách mạng, nhưng họ có thể là hai nhóm cách mạng khác nhau.

Nhóm 9. Các nhầm lẫn khác

42. Dẫn chứng bằng giai thoại.

Một trong những ngụy biện phổ biến nhất và đơn giản nhất là dựa vào những câu chuyện có tính vụn vặt, hay giai thoại. Chẳng hạn như “Có hàng khối bằng chứng cho thấy thượng đế hiện hữu và vẫn ban phép mầu hàng ngày. Mới tuần rồi đây, tôi có đọc được một câu chuyện về một cô gái sắp chết vì ung thư, cả gia đình cô đi cầu nguyện trong nhà thờ, và chỉ vài ngày sau cô hết bệnh.” Dùng kinh nghiệm cá nhân để minh họa cho một luận điểm là một điều hoàn toàn hợp lí, nhưng dùng những giai thoại như thế sẽ chẳng chứng minh gì. Một anh bạn có thể cho rằng anh từng gặp Elvis ở một siêu thị nào đó, nhưng những người chưa gặp Elvis bao giờ thì cần nhiều bằng chứng xác thực hơn.

43. Lợi dụng cổ tích.

Đây là một loại ngụy biện cho rằng những gì đúng hay tốt chỉ đơn giản vì chúng là cổ xưa, và những người theo cách ngụy biện này thường nói “hồi nào đến giờ ai cũng vậy.” Chẳng hạn như “Hàng trăm năm nay, Úc chịu dưới sự cai trị của Hoàng gia Anh, và là một nước thịnh vượng. Một thể chế tồn tại lâu dài như thế ắt phải là một thể chế ưu việt.”

44. Dựa vào cái mới(ad novitatem).

Ngược lại với loại ngụy biện dựa vào cái cũ, ngụy biện dựa vào cái mới cho rằng một điều gì đó tốt hơn và đúng hơn đơn giản chỉ vì nó mới hơn cái khác. “Windows 2000 phải tốt hơn Windows 95, Windows 2000 mới được thiết kế lại năm ngoái.”

45. Lí lẽ của đồng tiền.

Loại ngụy biện này thường dựa vào một niềm tin duy nhất rằng đồng tiền là một tiêu chuẩn của sự đúng đắn. Những người có nhiều tiến có khả năng đúng hơn những người ít tiền. Chẳng hạn như “Nhu liệu của hãng Microsoft đương nhiên là tốt hơn; nếu không thì làm sao Bill Gates có thể trở nên tỉ phú như thế”.

46. Dựa vào cái nghèo.

Ngược lại với ngụy biện dựa vào sự giàu có, có một loại ngụy biện khác dựa vào sự nghèo khổ. Chẳng hạn như “Các vị sư có khả năng hiểu thấu được ý nghĩa của cuộc sống, bởi vì họ từ bỏ mọi xa hoa của cuộc sống.”

47. Điệp khúc(ad nauseam).

Loại ngụy biện này cho rằng một lí lẽ càng được lặp đi lặp lại nhiều chừng nào thì nó sẽ được người ta chấp nhận là đúng. Do đó, người ngụy biện thường chỉ lặp đi lặp lại những phát biểu, bất kể là quái dở thế nào, cho đến khi người đối thoại mệt mỏi không còn muốn nghe nữa.

48. Lạm dụng thiên nhiên.

Đây là một ngụy biện rất thông thường trong giới chính trị gia, mà trong đó họ tìm cái tương đồng giữa một kết luận nào đó và một khía cạnh của thế giới tự nhiên, rồi từ đó phát biểu rằng kết luận đó là không thể tránh khỏi. Chẳng hạn như “Đặc điểm của thế giới tự nhiên là cạnh tranh; động vật đấu tranh chống nhau để làm chủ tài nguyên thiên nhiên. Chủ nghĩa tư bản, một hình thức cạnh tranh để làm chủ tư liệu, chỉ đơn giản là một phần của con người sống trong thế giới tự nhiên. Đó cũng là cách mà thế giới tự nhiên vận hành.”

Một hình thức khác của lạm dụng thiên nhiên là lí luận cho rằng bởi vì con người là sản phẩm của thế giới tự nhiên, chúng ta phải bặ bắt chước hành động theo những gì chúng ta thấy trong thế giới tự nhiên, và làm khác đi là “phi tự nhiên”. Ví dụ: “Đồng tính luyến ái dĩ nhiên là không tự nhiên. Có khi nào anh thấy hai thú vật cùng giới tính giao phối với nhau không?”

49. Ngụy biện“Tu quoque”.

Đây là một trong những ngụy biện rất phổ biến. Nó dựa vào lí lẽ rằng một hành động có thể chấp nhận được bởi vì người đối nghịch đã làm. Chẳng hạn như “Anh là một người lừa dối.” “Rồi sao? Anh cũng là một tay lừa dối vậy.”

+++

Lỗi ngụy biện GUILT BY ASSOCIATION

Người mắc lỗi ngụy biện này đưa ra lập luận rằng một mệnh đề không đúng vì nó được công nhận/được làm bởi những người anh ta không thích.

Lập luận sai là bởi: Tương tự “1+1 không thể bằng 2 được vì Adolf Hitler, Joseph Stalin và Ted Bundy đều nói 1+1=2”.

Ví dụ:

“Tôi nghĩ rằng chính phủ nên kiểm soát một số ngành công nghiệp quan trọng” .

”Ý cậu là quốc hữu hóa nền công nghiệp ấy à?”

“Ừ, trong thời điểm này đó có vẻ là một ý tưởng hay.”

”Cậu có biết là Stalin đã quốc hữu hóa nền công nghiệp và giết chết hàng triệu người dân Liên Xô. Polpot cũng đã quốc hữu hóa nền công nghiệp và giết chết hàng triệu người. Trung Quốc cũng thế. Vậy mà cậu còn ủng hộ cho quốc hữu hóa nền công nghiệp?”

“Không, tôi sẽ không đứng về phía những kẻ đó !”

50. Lạm dụng thống kê.

Thống kê thường được giới ngụy biện sử dụng tối đa, vì theo họ thống kê có thể dùng để “chứng minh” bất cứ điều gì. Người ta có thể vặn vẹo hai con số 1 và 3 điểm để sản xuất những phát biểu như “khác nhau 2 điểm”, “cao gấp 3 lần”, hay “tăng 200%”; người ta có thể dựa vào ý kiến đồng tình của 4 người trong 5 người để cho là “80% người được thăm dò”, hay thậm chí “đa số cộng đồng” đồng ý với một luận điểm nào đó. Tức là những khái quát hoá một cách vội vã, hay dựa vào một mẫu số cực kỳ thấp, thấp đến độ nó không có nghĩa lí gì. Thực ra, thống kê không chứng minh điều gì cả. Thống kê chỉ là một phương tiện hay thuật toán dùng để loại bỏ những trường hợp khả dĩ hay không khả dĩ. Vì có quá nhiều ngụy biện thống kê, nên vấn đề này sẽ được bàn tiếp trong một dịp khác. Tuy nhiên, những ai thích tìm hiểu vấn đề ngụy biện thống kê có thể tìm đọc cuốn sách rất nổi tiếng của Darrell Huff, có tựa đề là “How to lie with statistics” (tạm dịch: “Làm thế nào để lừa dối bằng thống kê”).

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
Like Loading...

Related

Từ khóa » Trình Bày Khái Quát Các Loại Ngụy Biện