Nguy Cơ Sinh Non Và Biện Pháp Phòng Ngừa - HUGGIES® Việt Nam
Sinh non còn được gọi là sinh thiếu tháng. Theo định nghĩa, sinh non là khi bé ra đời trước 37 tuần. Trong khi một thai kì bình thường sẽ kéo dài khoảng 38-42 tuần.
Thông thường, bé sẽ ở trong tử cung cho tới khi đủ tháng. Nhưng không phải lúc nào cũng lý tưởng như vậy. Thời gian ở trong tử cung là thời gian quan trọng để bé tăng trưởng và phát triển.
Khi một em bé ra đời sớm, bé sẽ có hàng loạt vấn đề về sức khoẻ và sự phát triển. Sẽ không có bé nào giống bé nào. Ngay cả sinh ra đủ tháng, cũng không thể đảm bảo mọi thứ đều tốt. Do đó, việc theo dõi và chăm sóc thai là rất quan trọng. Nhất là đối với các bà bầu có nhiều nguy cơ.
Tham khảo: Sinh non
Phân độ sinh non:
- Cực non: tuổi thai lúc sinh nhỏ hơn 26 tuần.
- Non: tuổi thai lúc sinh từ 32-35 tuần.
- Non muộn: tuổi thai lúc sinh từ 35-37 tuần.
Khoảng 85% trường hợp sinh non xảy ra sau 32 tuần.
Tham khảo: Dấu hiệu sinh non
Vấn đề chung của sinh non
- Nhẹ cân (bình thường bé sinh đủ tháng nặng 3500g).
- Có vấn đề về hô hấp, đặc biệt gặp ở thai bé hơn 28 tuần. Các bé sinh non thường có những khoảng thời gian ngưng thở rất ngắn.
- Nhịp tim chậm, bé có thể phải dùng thuốc để ổn định lại nhịp tim và nhịp thở.
- Vàng da sơ sinh – do gan chưa trưởng thành.
- Thiếu máu.
- Nồng độ calcium thấp – đường huyết thấp.
- Các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển.
- Khó cho bú, hệ tiêu hoá có vấn đề.
- Bị trì hoãn bú mẹ.
- Nằm viện lâu hơn.
- Nguy cơ nhiễm trùng cao, khả năng miễn dịch thấp.
- Khó duy trì nhiệt độ cơ thể.
- Co giật.
- Có vấn đề về thị giác và thính giác.
- Thiểu năng trí tuệ.
- Có khả năng bất thường hành vi.
- Có vấn đề về cảm xúc và tình cảm.
- Có thể tử vong vì chưa đủ cứng cáp để tồn tại.
Tham khảo: Chăm sóc trẻ sơ sinh
Vấn đề lâu dài do sinh non
- Bệnh lý hô hấp.
- Nguy cơ cao bị suyễn.
- Nguy cơ nằm viện nhiều.
- Tăng nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Tham khảo: Chu sinh là gì
Tại sao xảy ra sinh non?
Rất ít khi tìm được nguyên nhân thực sự của sinh non. Một số nghiên cứu cho rằng trong những năm gần đây, tỉ lệ béo phì tăng trước và trong lúc mang thai sẽ làm tăng nguy cơ sinh non. Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo làm tăng tỉ lệ mang đa thai và tăng số lượng bà bầu lớn tuổi. Sự phối hợp này cũng làm tăng nguy cơ sinh non. Một số bà mẹ có giai đoạn chuyển dạ tự nhiên khá sớm đã dùng nhiều đên biện pháp y tế để trì hoãn bất chấp nguy hiểm.
Một số bà bầu có tình trạng sức khoẻ kém, nếu để bé ở lâu trong bụng có thể gây nguy hiểm cho bé. Trong những trường hợp này, sẽ phải có sự cân nhắc giữa sức khoẻ của bé và biến chứng của sinh non để quyết định. Cũng có trường hợp, bà bầu sẽ an toàn nếu sinh bé sớm hơn dự sinh.
Có thể sinh thường không?
Bé non tháng có thể được sinh thường hoặc sinh mổ. Nếu bà bầu vỡ ối tự nhiên và không có biến chứng kèm theo, bé có thể được sinh thường. Nhưng nếu có bất kì nguy cơ gì, việc sinh thường có thể làm tổn thương bé vì lúc này bé chưa đủ trưởng thành nên rất yếu. Những trường hợp này nên lựa chọn sinh mổ.
Tham khảo: Đẻ mổ
Yếu tố nguy cơ khiến sinh non
- Có tiền sử sinh non trước đó.
- Tiểu đường thai kỳ.
- Tăng huyết áp.
- Đa thai.
- Đã có nhiều hơn 4 con.
- Chấn thương.
- Nhau tiền đạo, nhau bong non, suy nhau thai.
- Bà bầu béo phì.
- Cổ tử cung hoặc tử cung bất thường.
- Bệnh lý cấp tính ở mẹ.
- Vỡ ối sớm.
Hội chứng suy hô hấp sơ sinh
Đây là tình trạng thường gặp ở các bé sinh non. Nguyên nhân là do phổi bé chưa trưởng thành. Bé sinh càng thiếu tháng thì càng có nguy cơ mắc phải hội chứng này. Chất surfactant được tiết ra từ tuần 28 của thai kì nên bé nào sinh trước thời điểm này sẽ bị thiếu surfactant dẫn đến khó thở. Surfactant giúp giữ căng những túi khí tí hon trong phổi của bé. Nếu thiếu nó, đường thở sẽ bị xẹp, không thể trao đổi khí oxy và khí carbonic được.
Các bé bị hội chứng suy hô hấp sơ sinh sẽ có nhiều nguy cơ tiến triển thành hen suyễn khi lớn lên.
Điều chỉnh tuổi
Khi bé sinh non, bé sẽ được điều chỉnh cho đúng tuổi. Ví dụ nếu bé sinh trước ngày dự sinh 10 tuần, tuổi điều chỉnh của bé sẽ là 30 tuần. Cho đến khi bé tròn 2 tuổi, cân nặng, vòng đầu và chiều cao của bé cũng được điều chỉnh. Sau khoảng thời điểm này, các thông số của bé sẽ được tính như những bé sinh đủ tháng. Các nghiên cứu cho thấy, đến khi học mẫu giáo, đa số các bé sinh thiếu tháng sẽ bắt kịp sự phát triển của các bé cùng tuổi. Lúc đầu bé có thể chậm hơn hoặc khó khăn hơn. Nhưng sau đó mọi việc sẽ phát triển như bình thường.
Khả năng sinh tồn của trẻ sinh non
Việc này phụ thuộc vào tuổi thai và cân nặng của bé.
Các đơn vị chăm sóc sơ sinh đặc biệt thường nằm ở các bệnh viện nhi hoặc bệnh viện sản lớn của thành phố. Bé sinh non cần chế độ chăm sóc riêng biệt, bởi các bác sĩ và điều dưỡng chuyên khoa. Quan trọng là phải cho bé nằm lồng kiếng để giữ ấm và phối hợp truyền dịch kháng sinh.
Khi bé chưa đủ trưởng thành để tự thở được, bác sĩ sẽ phải đặt ống thở vào miệng hoặc mũi bé. Ống này đi thẳng vào khí quản. Máy thở nối với ống này đồng thời sẽ giúp đưa oxy vào phổi bé. Hệ thống này cũng giúp theo dõi nhịp tim và nhiệt độ cơ thể cho bé. Nếu Bé có bất kì thay đổi nào thì hệ thống này sẽ báo động cho nhân viên y tế ngay lập tức.
Một số bé phải ở trong đơn vị chăm sóc đặc biệt vài tuần. Nếu bé sinh quá thiếu tháng, bé sẽ phải nằm viện đến tận vài tháng.
Nếu được chăm sóc tốt, bé sinh thiếu tháng có khả năng khoẻ mạnh và sống bình thường. Việc Phát hiện sớm và xử trí tốt sẽ cho kết quả tốt hơn.
Các đơn vị chăm sóc sơ sinh đều có chương trình theo dõi và đánh giá riêng. Tuỳ thuộc vào mức độ sinh non mà bé sẽ được lên lịch kiểm tra định kì thế nào. Một đơn vị chăm sóc trẻ sinh non sẽ luôn có đầy đủ bác sĩ nhi khoa, bác sĩ sơ sinh, điều dưỡng, bác sĩ vật lý trị liệu và chuyên gia dinh dưỡng.
Nếu có thắc mắc gì, xin tham khảo chuyên mục Cách chăm sóc bé hoặc Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
>> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggies, tã dán Huggies size NB, tã dán Huggies tràm trà size S
Từ khóa » đẻ Lúc 35 Tuần
-
Sinh Con ở Tuần 35: Rủi Ro Cao Cho Cả Mẹ Và Bé
-
Những Vấn đề Sẽ Gặp Phải Khi Sinh Non 35 Tuần - Avisure Mama
-
Sinh Non 35 Tuần: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chăm Sóc
-
Trẻ Sinh Non 35 Tuần Có Thể Gặp Biến Chứng Gì? Chăm Sóc Ra Sao
-
Sự Phát Triển Của Trẻ 35 Tuần Tuổi Sau Sinh - Vinmec
-
Sự Phát Triển Của Trẻ Sinh Non ở Tuần 33 - 36 - Vinmec
-
Mẹ Bầu Cần Biết: Sinh Non Bao Nhiêu Tuần Thì An Toàn | TCI Hospital
-
Thai Nhi 35 Tuần Tuổi Sinh Non: Chăm Sóc Thế Nào Cho đúng? - Eva
-
Những Lưu ý Dành Cho Mẹ Bầu Khi Thai 35 Tuần Tuổi
-
Sự Phát Triển Thai Nhi 35 Tuần Tuổi Và Lưu ý Cho Mẹ - Huggies
-
Sinh Non 35 Tuần, Những Vấn đề Mẹ Và Bé Sẽ Phải đối Mặt
-
Trẻ Sinh Non - VnExpress
-
Mang Thai Tuần 35: Lưu ý Quan Trọng Về Sự Phát Triển Của Bé
-
Trẻ Sinh Non Lúc 37 Tuần Cho ăn Dặm Lúc 6 Tháng Tuổi được Không?
-
Bị Tiểu đường Thai Kỳ Và Mắc Covid ở Tuần 35: Mẹ Trẻ Hà Nội Chia Sẻ ...
-
Sinh Non: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chăm Sóc Bé