Những Lưu ý Dành Cho Mẹ Bầu Khi Thai 35 Tuần Tuổi
1. Sơ lược về sự phát triển của thai 35 tuần tuổi
Vào tuần tuổi thứ 35 của thai kỳ, sự phát triển của thai nhi ngày càng biểu hiện rõ rệt, đặc biệt là chiều dài và cân nặng cơ thể. Do đó, làn da của bé đã trở nên căng mịn, hồng hào, tay chân cũng tròn trịa hơn so với những tuần trước. Ở thời điểm này, không gian trong tử cung cũng không còn nhiều chỗ trống nhưng trọng lượng và kích thước của thai nhi vẫn tăng lên nhiều. Dựa trên bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế do WHO nghiên cứu thì thai 35 tuần sẽ có trọng lượng khoảng 2.4kg và chiều dài khoảng 47cm.
Ở tuần này, các cơ quan nội tạng của thai nhi đã hoàn thiện và có thể thực hiện một số chức năng. Chẳng hạn như gan có thể bắt đầu quá trình chuyển hóa và xử lý các chất trong cơ thể hoặc thận đã phát triển hoàn thiện. Thính giác của thai nhi cũng đã nhạy hơn, hoạt động tốt hơn nên khi nghe ba mẹ hát, trò chuyện thì em bé thường có xu hướng cử động để phản hồi lại.
Sự phát triển của thai nhi 35 tuần tuổi
Ngoài những thay đổi trên cơ thể thì thai nhi cũng bắt đầu di chuyển xuống thấp dần trong khung xương chậu nên thai phụ cảm thấy dễ dàng hô hấp hơn trước. Tuy nhiên, khi bào thai hạ thấp xuống phía dưới sẽ làm tăng áp lực cho bàng quang, khiến mẹ bầu thường xuyên mắc vệ sinh, đôi khi xuất hiện cảm giác trằn, tức vùng bụng dưới và đi lại nặng nề hơn.
2. Một số biểu hiện ở mẹ bầu khi thai 35 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi không chỉ làm thay đổi ngoại hình của thai phụ mà còn gây ra một số triệu chứng khác trên cơ thể. Cụ thể khi thai 35 tuần tuổi, mẹ bầu có thể gặp phải một vài biểu hiện sau đây:
-
Giãn tĩnh mạch: khi trọng lượng cơ thể của mẹ tăng cao và thai nhi ngày càng lớn sẽ gây chèn ép các tĩnh mạch. Triệu chứng thường gặp ở thai phụ là tình trạng đau, ngứa rất khó chịu. Để giảm thiểu cơn đau, mẹ bầu có thể sử dụng support hay còn gọi là tất chống giãn tĩnh mạch.
-
Đau đầu: đây là một trong số những triệu chứng có thể xuất hiện do cơ thể mẹ bầu cảm thấy ngột ngạt, nóng bức. Do đó, vào những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, môi trường nhà ở nên thông thoáng không khí. Nếu tình trạng đau đầu dai dẳng, gây khó chịu, thai phụ cũng nên thăm khám bác sĩ để loại trừ dấu hiệu của tiền sản giật hoặc các bệnh lý thần kinh khác.
Mẹ bầu bị viêm da vào những tuần cuối thai kỳ
-
Viêm da: một số mẹ bầu bị mề đay, sẩn ngứa ở tam cá nguyệt thứ ba. Tình trạng này dễ dàng nhận thấy khi ở bụng nổi mẩn đỏ kèm theo cảm giác ngứa. Để giảm bớt triệu chứng này, thai phụ có thể bôi gel nha đam lên vùng da bị nổi mẩn sau khi tắm.
-
Chảy máu nướu: một số thai phụ gặp phải hiện tượng chảy máu nướu ở tam cá nguyệt thứ ba. Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung vitamin C, ăn nhiều rau củ và những loại quả mọng nước.
-
Cơn thắt Braxton Hicks: đây triệu chứng thường gặp ở thai phụ vào những tuần cuối thai kỳ và được xem là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mẹ bầu đã sẵn sàng cho sự chuyển dạ. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng xuất hiện triệu chứng này trước khi sinh, nhất là những chị em lần đầu mang thai.
-
Bệnh trĩ: bệnh lý này thường xuất hiện khi mang thai vì sự phát triển của thai nhi cả về cân nặng và kích thước khiến các tĩnh mạch bị giãn, kể cả những mạch máu xung quanh trực tràng. Đối với những mẹ bầu đã mắc bệnh trĩ từ trước thì trong quá trình mang thai có thể tình trạng của bệnh sẽ tiến triển nặng hơn. Để thuyên giảm triệu chứng đau do các búi trĩ gây ra, mẹ bầu nên dùng nước ấm để vệ sinh, bổ sung nhiều nước và hạn chế ăn đồ nóng.
Phù nề chân thường gặp ở phụ nữ mang thai
-
Phù nề: hiện tượng này thường xuất hiện ở chân và tiến triển nặng nề hơn khi thai 35 tuần tuổi cũng như những tuần sau đó. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu nên hạn chế việc ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu. Đồng thời, thai phụ nên lựa chọn những đôi dép thấp, rộng, giúp di chuyển thoải mái.
3. Đồ đi sinh cho mẹ và bé gồm những gì?
Với những chị em lần đầu mang thai thường không có nhiều kiến thức về sự phát triển của thai nhi cũng như việc chuẩn bị đồ đi sinh. Do đó, khá nhiều mẹ bầu cần được tư vấn thêm về việc khi nào nên sắm đồ sơ sinh và nên mang theo những gì cho mẹ và bé khi đi sinh. Thực tế, các mẹ không nên sắm đồ quá sớm hoặc quá trễ so với ngày dự sinh.
Thai 35 tuần tuổi mẹ cần chuẩn bị những gì?
Ở tuần thai thứ 32, mẹ bầu nên lên liệt kê những đồ sơ sinh cần cho bé và cho mẹ. Khi thai 35 tuần tuổi, những món đồ cơ bản gần như đã chuẩn bị sẵn sàng và mẹ bầu chỉ cần mua thêm một vài đồ dùng nếu thiếu. Vậy chuẩn bị đồ đi sinh cho bé và mẹ cần những gì? Sau đây là một số gợi ý các mẹ bầu có thể tham khảo thêm, cụ thể gồm:
3.1. Đối với mẹ
-
Quần áo: một số bệnh viện sẽ cấp đồ cho thai phụ, tuy nhiên mẹ bầu vẫn nên chuẩn bị khoảng 2 - 3 bộ đồ dự phòng nếu bệnh viện không cấp đồ hoặc mặc lúc ra viện. Mẹ bầu nên lưu ý lựa chọn những bộ đồ rộng rãi, dễ mặc để tiện thay vì cơ thể vừa sinh xong thường rất yếu.
-
Băng vệ sinh: các bạn nên lựa chọn những loại băng vệ sinh dành cho mẹ sau sinh để thuận tiện hơn khi sử dụng.
-
Quần lót giấy: thông thường sau khi sinh, sản dịch sẽ tiết ra rất nhiều, nhất là những ngày đầu. Do đó, mẹ bầu nên ưu tiên lựa chọn quần lót giấy để tiện lợi sử dụng và bỏ đi sau khi dùng.
-
Miếng lót chống thấm: mặc dù đã có băng vệ sinh hỗ trợ nhưng chị em nên chuẩn bị thêm miếng lót chống thấm để tránh tình trạng sản dịch tràn ra ngoài và bám lên giường gây mất vệ sinh.
-
Đồ dùng cá nhân: bao gồm cả bàn chải, nước súc miệng, cốc đựng nước, kem đánh răng, khăn lau mặt, khăn tắm, dầu gội, sữa tắm, lược và dung dịch phụ khoa. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần chuẩn bị thêm tất chân, áo khoác, mũ trùm để sử dụng khi xuất viện hoặc các chị em sinh vào mùa lạnh.
Chuẩn bị đồ đi sinh cho bé và mẹ
3.2. Đối với bé
-
Quần áo dành cho trẻ sơ sinh nên chuẩn bị khoảng 5 - 7 bộ.
-
Khăn ủ ấm cho bé sơ sinh (khoảng 2 cái).
-
Tất chân, tất tay và mũ trùm cho bé (mỗi loại 3 - 4 cái).
-
Khăn sữa (khoảng 10 cái).
-
Gối sơ sinh và mền cho bé.
-
Tã vải, miếng lót sơ sinh, miếng lót chống thấm: nên chuẩn bị nhiều vì những ngày đầu bé sẽ thường xuyên đi phân su.
-
Đồ dùng cá nhân cho bé: bao gồm bình sữa, sữa non (sử dụng cho bé khi mẹ chưa có sữa), dụng cụ vệ sinh bình sữa, nước rửa bình sữa, khăn ướt, khăn giấy đa năng, tăm bông, rơ lưỡi, bông y tế, kem chống hăm, nước muối sinh lý.
Ngoài những đồ dùng trên, mẹ bầu đừng quên chuẩn bị sẵn sàng những giấy tờ để nhập viện khi đi sinh. Chẳng hạn như chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, bản sao sổ hộ khẩu, thẻ bảo hiểm y tế, kết quả xét nghiệm thai kỳ, sổ theo dõi khám thai định kỳ. Bên cạnh đó, tiền mặt, thẻ ATM cũng cần được chuẩn bị trước để thuận tiện trong việc chi trả các khoản viện phí hoặc sử dụng trong thời gian mẹ sinh ở viện.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về sự phát triển của thai 35 tuần tuổi cũng như những vấn đề mẹ bầu có thể gặp phải ở thời điểm này. Ngoài ra, các chị em còn được gợi ý thêm về những đồ dùng cần thiết nên chuẩn bị sẵn để thuận tiện khi đi sinh. Nếu còn thắc mắc nào khác, Quý khách có thể liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn và giải đáp.
Từ khóa » đẻ Lúc 35 Tuần
-
Sinh Con ở Tuần 35: Rủi Ro Cao Cho Cả Mẹ Và Bé
-
Những Vấn đề Sẽ Gặp Phải Khi Sinh Non 35 Tuần - Avisure Mama
-
Sinh Non 35 Tuần: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chăm Sóc
-
Trẻ Sinh Non 35 Tuần Có Thể Gặp Biến Chứng Gì? Chăm Sóc Ra Sao
-
Sự Phát Triển Của Trẻ 35 Tuần Tuổi Sau Sinh - Vinmec
-
Sự Phát Triển Của Trẻ Sinh Non ở Tuần 33 - 36 - Vinmec
-
Mẹ Bầu Cần Biết: Sinh Non Bao Nhiêu Tuần Thì An Toàn | TCI Hospital
-
Thai Nhi 35 Tuần Tuổi Sinh Non: Chăm Sóc Thế Nào Cho đúng? - Eva
-
Sự Phát Triển Thai Nhi 35 Tuần Tuổi Và Lưu ý Cho Mẹ - Huggies
-
Sinh Non 35 Tuần, Những Vấn đề Mẹ Và Bé Sẽ Phải đối Mặt
-
Trẻ Sinh Non - VnExpress
-
Mang Thai Tuần 35: Lưu ý Quan Trọng Về Sự Phát Triển Của Bé
-
Nguy Cơ Sinh Non Và Biện Pháp Phòng Ngừa - HUGGIES® Việt Nam
-
Trẻ Sinh Non Lúc 37 Tuần Cho ăn Dặm Lúc 6 Tháng Tuổi được Không?
-
Bị Tiểu đường Thai Kỳ Và Mắc Covid ở Tuần 35: Mẹ Trẻ Hà Nội Chia Sẻ ...
-
Sinh Non: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chăm Sóc Bé