Nguy Cơ Viêm Tai Giữa Khi đi Bơi Mùa Hè Và Cách Phòng Ngừa
Có thể bạn quan tâm
Nhiều người thích đi bơi vào mùa hè nhưng nếu nguồn nước hồ bơi ô nhiễm hay vệ sinh không đúng cách có thể khiến viêm tai giữa gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bơi lội là môn thể thao có lợi cho sức khỏe, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng thích hoạt động này, nhất là khi thời tiết nóng bức. Tuy nhiên, nhiều người dễ bị viêm tai giữa khi đi bơi, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Sau khi đi bơi được 2 ngày, bé Thùy Nga (8 tuổi, ngụ quận Tân Phú) có biểu hiện sốt, đau đầu, nghẹt mũi kèm đau họng và ho. Nghĩ con ngâm nước lâu nên bị cảm, mẹ bé ra hiệu thuốc Tây mua thuốc về cho bé uống. Tuy nhiên, uống hết 2 ngày thuốc nhưng tình trạng không thuyên giảm mà còn nặng hơn. Bé liên tục bứt rứt, đau tai, ù tai. Đến khi thấy mủ vàng chảy ra từ tai, mẹ bé hoảng hốt đưa con đi bệnh viện. Sau khi thăm khám và nội soi tai, BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng – Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết, bé bị viêm tai giữa cấp do nước vào tai không được vệ sinh đúng cách. Nếu tình trạng kéo dài có thể gây thủng màng nhĩ dẫn đến giảm thính lực, thậm chí điếc.
Bác sĩ Trần Thị Thúy Hằng giải thích, tai người có cấu tạo gồm ba phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Viêm tai giữa là tình trạng tổn thương tai giữa dưới tác động của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Nếu đi bơi, nhất là ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, nước bị ô nhiễm, nước bẩn vào trong tai sẽ đem theo các vi khuẩn và nấm mốc – tác nhân chính gây nên tình trạng viêm tai giữa.
Thông thường, nước vào tai sẽ tự chảy ra ngoài nhưng đôi khi nước đọng lại khiến tai bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, dẫn đến viêm nhiễm. Theo bác sĩ Hằng, những người đã có tiền sử bị viêm tai, thủng màng nhĩ, có bất thường về giải phẫu ống tai thì rất dễ bị đọng nước bên trong và nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Trẻ em dễ có nguy cơ bị viêm tai giữa hơn người lớn
Bác sĩ Hằng cho biết, bất cứ ai cũng có thể bị viêm tai giữa khi đi bơi nhưng xu hướng mắc bệnh ở trẻ em cao hơn người lớn. Do trẻ em có sức đề kháng yếu hơn, vòi nhĩ nằm chếch với phương ngang hơn và ngắn hơn nên thường bị viêm tai giữa khi bơi nhiều hơn.
Viêm tai giữa có thể xuất hiện đơn lẻ hay theo sau một đợt nhiễm trùng hô hấp trên với các triệu chứng như: sốt, đau đầu, sổ mũi, ho, đau họng, mệt mỏi, ăn uống kém… Trong đó, đau tai là triệu chứng điển hình trong hầu hết các trường hợp viêm tai giữa. Trẻ nhỏ thường bứt rứt, quấy khóc vô cớ, dùng tay sờ nắn vào tai. Đau ở trẻ lớn thường đến đột ngột khiến trẻ đang ngủ giật mình khóc thét và nhức tai, có cảm giác như có côn trùng bò trong tai.
“Khi bị viêm tai giữa, trẻ có thể bị ù tai hay giảm thính lực tạm thời. Sau 3-5 ngày sốt cao liên tục, tai bắt đầu chảy mủ màu vàng nhạt và lỏng. Ngoài các triệu chứng đặc hiệu ở tai, trẻ có thể xuất hiện đau bụng, tiêu chảy, nôn ói… Ở trẻ nhỏ, tình trạng nhiễm trùng có thể đi từ xoang mũi theo vòi nhĩ vào tai giữa gây viêm tai giữa cấp. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị điếc, thậm chí tử vong bởi biến chứng viêm màng não hay xuất huyết não…”, bác sĩ Hằng nói thêm.
Ở người lớn, viêm ống tai ngoài và viêm xoang mũi phổ biến hơn viêm tai giữa. Ngứa là triệu chứng đầu tiên khi bị viêm nhiễm ống tai. Khi kéo vành tai hoặc nằm đè lên bên tai bệnh sẽ gây đau, nghe kém, có dịch vàng, chảy nước hay có mùi. Tình trạng đau tai có thể lan ra xung quanh đôi khi làm đau cả nửa đầu phía bên tai bệnh.
Khi phát hiện bị viêm tai giữa, người lớn, trẻ nhỏ nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, điều trị triệt để bệnh, phòng ngừa biến chứng. Nếu cần điều trị kháng sinh, người bệnh phải uống đủ liều lượng, đủ thời gian. Không tự ý nhỏ các dung dịch, thuốc không rõ nguồn gốc vào tai, không dùng các dụng cụ ngoáy sâu bên trong tai gây trầy xước khiến tình trạng nhiễm trùng nặng thêm.
Khi mắc các bệnh lý đường hô hấp khác như viêm mũi, viêm họng cần đi khám để điều trị khỏi các bệnh lý này. Vì đây có thể là nguồn lây nhiễm gây viêm tai giữa tái đi tái lại nhiều lần.
Đi bơi đúng cách để tránh viêm tai
Mọi người nên lựa chọn hồ bơi đảm bảo vệ sinh nguồn nước, luôn được khử trùng, vệ sinh sạch sẽ, không chứa nhiều hóa chất độc hại cho hệ hô hấp. Phụ huynh không nên cho trẻ bơi ở sông hồ tù đọng, nơi có nguồn nước bị ô nhiễm. Trước khi đi bơi, theo bác sĩ Hằng bạn tự kiểm tra hoặc có thể đến bác sĩ kiểm tra tai cẩn thận. Nếu phát hiện ráy tai, cần lấy ra để đề phòng nước vào tai khi bơi, gây bít tắc ống tai ngoài, dẫn đến viêm ống tai ngoài, nước đọng làm viêm tai giữa.
Khi đi bơi cũng cần trang bị dụng cụ hỗ trợ bơi như mũ, kính bơi và nút tai. Trong khi bơi tránh để sặc nước, hạn chế để nước lọt vào tai, mũi, họng. Nếu vô tình để nước vào mũi, dùng tay bịt một lỗ mũi và xì nhẹ lỗ mũi kia và ngược lại. Không nên bịt cả hai lỗ mũi để cùng lúc xì mũi nhằm tránh gây ù tai hoặc làm nguồn viêm nhiễm đi từ mũi họng qua vòi nhĩ vào tai gây viêm tai giữa.
Người bệnh khám nội soi tai tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Cũng theo bác sĩ Hằng, việc vệ sinh tai không đúng cách sau mỗi lần đi bơi cũng khiến nhiều người bị viêm tai. Do đó sau khi bơi, cần làm khô tai bằng cách lấy bông gòn sạch đặt nhẹ vào ống tai ngoài để yên trong khoảng 3 – 5 phút, tăm bông sẽ tự động thấm hút nước ra ngoài. Nếu nước vào tai thì nên nghiêng đầu, sau đó kéo vành tai ra sau để tạo đường thẳng cho nước dễ chảy ra ngoài. Vệ sinh mắt, mũi, họng bằng nước muối sinh lý sau khi bơi, để tránh viêm mũi họng gây viêm tai giữa.
“Những người có tiền sử viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi dị ứng hạn chế đi bơi vì rất dễ tái phát bệnh. Nếu từng bị viêm tai, hoặc đã từng phẫu thuật tai thì nguy cơ nước vào tai gây viêm nhiễm càng lớn. Khi thấy tai bị ngứa, khó chịu, chảy nước, dịch vàng đục, sờ vào thấy đau, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị kịp thời”, bác sĩ Hằng nhấn mạnh.
Kim Uyên
Để đặt lịch khám, tư vấn bệnh viêm tai giữa và các bệnh lý tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể liên hệ:
Từ khóa » đau Tai ù Tai Uống Thuốc Gì
-
Đau Tai ù Tai: Những điều Cần Biết - Vinmec
-
Ù Tai - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh ù Tai Trái: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phương Pháp điều Trị
-
8 Nguyên Nhân Gây đau đầu ù Tai Và Cách điều Trị
-
Đau Tai ù Tai Gây Nhiều Khó Chịu, Hãy áp Dụng Ngay 5 Cách Hữu ích Này
-
Thuốc Chữa ù Tai - Nguy Cơ Và Cách Khắc Phục
-
Các Thuốc Gây ù Tai - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Ù Tai Trái Uống Thuốc Gì để Nhanh Khỏi?
-
Hiện Tượng ù Tai Là Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
-
Ù Tai Là Bệnh Gì Và Cách Phòng Ngừa Chứng ù Tai Hiệu Quả - Medlatec
-
Đau Nhức Và ù ở Tai Do Bệnh Gì? | TCI Hospital
-
Nghe Kém Một Bên Tai (giảm Thính Lực 1 Bên): Nguyên Nhân Và Cách ...
-
Khi Nào Nên Dùng Thuốc Trị ù Tai?
-
Ù Tai, Nghe Kém Hậu Covid-19 - Các Phương Pháp điều Trị
-
Nguyên Nhân Và Mẹo Làm Giảm ù Tai Khi Mang Thai
-
Ù Tai Trái Cảnh Báo Bạn đang Mắc Các Bệnh Nung Nấu Từ Lâu
-
Viêm Họng Ù Tai : Nguyên Nhân, Và Cách Chữa Bệnh Hiệu Quả