Thuốc Chữa ù Tai - Nguy Cơ Và Cách Khắc Phục
Có thể bạn quan tâm
Ù tai là cảm giác về thính giác, xuất phát từ bên trong tai mà không có các kích thích từ bên ngoài. Ù tai không phải là bệnh mà là một triệu chứng trong nhiều bệnh khác nhau. Nhưng cũng có khi ù tai xuất hiện mà không rõ nguyên nhân và phải được điều trị bằng thuốc.
Ù tai thường xuất hiện khi nào?
Ù tai xuất phát từ mỏi mệt, khó ngủ, mất tập trung, rối loạn trí nhớ, dễ kích thích, trầm cảm... Tiếng ù gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.Tiếng ù trong tai có thể là tiếng vo vo, tiếng rít, tiếng leng keng, tiếng lách cách, tiếng reng điện thoại, tiếng sóng, tiếng dế kêu, tiếng mạch đập, cảm giác như có gì nút lấy tai... xảy ra từng đợt hay liên tục. Tiếng ù tai được người bệnh mô tả cho bác sĩ rất đa dạng, theo ghi nhận có trên 50 kiểu âm thanh khác nhau.
Biểu hiện ù tai rất phổ biến, có thể xảy ra ở một bên hoặc hai bên tai, nhiều nhất trong độ tuổi từ 40-70 tuổi, gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới, đôi khi tiếng ù cũng có ở trẻ em. Ù tai không phải là bệnh, mà là một triệu chứng xuất hiện trong rất nhiều bệnh.
Các thuốc chữa ù tai không có nguyên nhân
Trong bài báo này, chúng tôi chỉ nói đến triệu chứng ù tai có thể chữa bằng thuốc. Thuốc sử dụng chủ yếu cho những ù tai không tìm được nguyên nhân.
Thuốc uống: Có thể dùng một hoặc phối hợp các thuốc sau: bổ sung kẽm (thiếu hụt kẽm trong huyết thanh cũng gây ù tai), etidronate hoặc sodium fluoride (ù tai do bệnh xốp xơ tai), an thần carbamazepine, phối hợp với vitamin.
Thuốc hay được sử dụng là alprazolam (benzodiazepine) tác động lên não và dây thần kinh (hệ thống thần kinh trung ương), với hình thức tăng cường ảnh hưởng của một hóa chất tự nhiên nào đó trong cơ thể (GABA). Thuốc dùng đường uống cần theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sử dụng ống nhỏ giọt lấy thuốc đúng liều lượng và trộn trong thức ăn lỏng hoặc mềm như cháo ngay trước khi dùng. Liều dùng được dựa trên tình trạng sức khỏe, tuổi tác của từng bệnh nhân, có thể được tăng dần liều theo đơn bác sĩ để giảm nguy cơ tác dụng phụ.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng làm ảnh hưởng tới ù tai. Ví dụ, tránh caffein, nicotin hoặc muối có thể làm giảm các triệu chứng, nhưng giảm caffein và/hoặc bỏ hút thuốc cũng có thể bị ù tai. Uống rượu có thể làm tăng hoặc giảm mức độ nặng của ù tai.
Người bệnh khi dùng thuốc phải được bác sĩ chuyên khoa khám và chỉ định cụ thể. Ảnh: Lan Hương.
Sử dụng thuốc chữa ù tai có phản ứng phụ gì?
Thuốc có thể gây ra các phản ứng phụ, đặc biệt là nếu được sử dụng thường xuyên trong một thời gian dài hoặc với liều lượng cao. Trong trường hợp này, các triệu chứng như động kinh có thể xảy ra nếu đột nhiên ngừng sử dụng, do đó cần giảm liều dần dần. Dừng thuốc và báo với bác sĩ những phản ứng phụ ngay lập tức nếu gặp phải. Tác dụng phụ của thuốc sẽ tăng nếu người dùng có tiền sử sử dụng rượu hoặc ma túy. Các tác dụng không mong muốn có thể gặp:
Buồn nôn: Đây là tác dụng phụ thường thấy nhất và cũng là lý do khiến bệnh nhân ngưng thuốc. Ngay tuần lễ đầu sau khi uống thuốc là buồn nôn đã xảy ra. Ðể tránh buồn nôn, nên uống thuốc khi no bụng, uống nhiều nước, dùng thêm thuốc chống chất chua bao tử. Nếu có thể, uống loại thuốc tan chậm.
Tăng cân: Ăn ngon miệng và tăng cân do giữ nước trong cơ thể, không vận động hoặc ăn ngon hơn.
Rối loạn tình dục: Giảm ham muốn, loạn cương dương, chậm xuất tinh, giảm khoái cảm có thể kéo dài trong suốt thời gian dùng thuốc. Ðể tránh tác dụng ngoại ý này, nên nói với bác sĩ đổi thuốc. Ðôi khi có thể xin ngưng thuốc một vài ngày trong tuần.
Mệt mỏi, buồn ngủ: Để tránh khó chịu, nên ngủ mươi phút vào ban ngày, vận động nhẹ, không lái xe cho tới khi hết mệt mỏi, uống thuốc hai giờ trước khi đi ngủ.
Mất ngủ: Do tác dụng kích thích thần kinh, làm cho con người tỉnh táo và đưa tới khó đi vào giấc ngủ hoặc thức dậy ban đêm, mệt mỏi ban ngày, vì vậy nên uống thuốc vào buổi sáng, giảm sử dụng thực phẩm có caffein, tập thư giãn trước khi đi ngủ.
Kích động, bồn chồn, lo lắng: Bệnh nhân cảm thấy như có nhiều sinh lực, tinh thần quá kích động, đứng ngồi không yên. Nếu tình trạng kéo dài, bệnh nhân sẽ luôn luôn căng thẳng, mệt mỏi. Ðể giảm khó khăn này, có thể thông báo với bác sĩ để được sử dụng thêm thuốc an thần một thời gian ngắn và tập thiền định, thư giãn tâm hồn.
Khô miệng: Dùng thuốc chữa ù tai có thể gây khô miệng, giảm nước miếng.
Mờ mắt vì thuốc làm mắt khô: Bác sĩ điều trị có thể bổ sung thêm thuốc nhỏ mắt đặc biệt làm ướt mắt hoặc thay đổi liều lượng thuốc điều trị.
Táo bón: Để tránh tình trạng này, người bệnh nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau, trái cây, vận động cơ thể đều đặn. Nếu cần, uống thuốc làm mềm phân.
Tương tác giữa thuốc chống trầm cảm và các thuốc khác: Có thể tương tác với nhiều dược phẩm khác và gây ra các phản ứng không tốt, nên nói cho bác sĩ biết các thuốc mình đang dùng, kể cả thuốc mua không cần toa bác sĩ và các dược thảo.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần chú ý luôn tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị, không nên sốt ruột vì thuốc chữa ù tai không có tác dụng ngay mà thường phải từ 2-4 tuần lễ sau khi dùng mới thấy hiệu quả.
Từ khóa » đau Tai ù Tai Uống Thuốc Gì
-
Đau Tai ù Tai: Những điều Cần Biết - Vinmec
-
Ù Tai - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh ù Tai Trái: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phương Pháp điều Trị
-
8 Nguyên Nhân Gây đau đầu ù Tai Và Cách điều Trị
-
Đau Tai ù Tai Gây Nhiều Khó Chịu, Hãy áp Dụng Ngay 5 Cách Hữu ích Này
-
Các Thuốc Gây ù Tai - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Ù Tai Trái Uống Thuốc Gì để Nhanh Khỏi?
-
Hiện Tượng ù Tai Là Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
-
Ù Tai Là Bệnh Gì Và Cách Phòng Ngừa Chứng ù Tai Hiệu Quả - Medlatec
-
Đau Nhức Và ù ở Tai Do Bệnh Gì? | TCI Hospital
-
Nghe Kém Một Bên Tai (giảm Thính Lực 1 Bên): Nguyên Nhân Và Cách ...
-
Nguy Cơ Viêm Tai Giữa Khi đi Bơi Mùa Hè Và Cách Phòng Ngừa
-
Khi Nào Nên Dùng Thuốc Trị ù Tai?
-
Ù Tai, Nghe Kém Hậu Covid-19 - Các Phương Pháp điều Trị
-
Nguyên Nhân Và Mẹo Làm Giảm ù Tai Khi Mang Thai
-
Ù Tai Trái Cảnh Báo Bạn đang Mắc Các Bệnh Nung Nấu Từ Lâu
-
Viêm Họng Ù Tai : Nguyên Nhân, Và Cách Chữa Bệnh Hiệu Quả