Nguyên âm Và Các Quy Tắc Phát âm - Direct English Saigon

Nguyên âm và các quy tắc phát âm

Rất nhiều người đã gặp trục trặc trong việc liên kết những từ tiếng Anh mà họ viết và cách phát âm chúng. Đôi khi dường như không có một quy tắc hay luật lệ nào cho việc này. Đôi khi việc học bảng ngữ âm đối với mọi người là sự phiền phức không cần thiết và đa số họ sẽ bỏ qua phần này. Tuy nhiên, việc học cách phát âm theo một số nguyên tắc lại là một phần nền tảng cơ bản mà bạn cần biết để có thể hoàn chỉnh các phát âm của mình. Chỉ khi đã tự tin với cách phát âm của mình, là lúc bạn có thể tự tin trong giao tiếp tiếng Anh được một phần.

Dưới đây là 7 nguyên tắc cơ bản ngắn gọn có ích cho việc phát âm của bạn. Hãy cùng tham khảo nhé!

Trước khi đi vào nguyên tắc, bạn cần biết sự khác biệt giữa định nghĩa của nguyên âm ngắn và nguyên âm dài. Nếu bạn không phân biệt được các định nghĩa này, hãy tìm chúng trong các từ điển Anh – Anh. Trong bài này sẽ chỉ ra một số cách phát âm nguyên âm như sau:

  • 5 nguyên âm chính: A – E – I – O – U
  • 2 bán nguyên âm: Y – W

Ví dụ cho bán nguyên âm:

  • GYM/PRETTY: y là nguyên âm – YOU: y là phụ âm
  • WE/WILL/WANT: w là phụ âm – SAW/COW/SNOW: w là nguyên âm

Khi dùng từ điển để xem cách phát âm của từng từ, bạn sẽ nhận ra các cách ký âm như sau cho nguyên âm dài và nguyên âm ngắn.

Table of Contents

Toggle
  • CÁC CÁCH PHÁT ÂM:
  • NGUYÊN TẮC SỐ 1:
  • NGUYÊN TẮC SỐ 2:
  • NGUYÊN TẮC SỐ 3:
  • NGUYÊN TẮC SỐ 4:
  • NGUYÊN TẮC SỐ 5:
  • NGUYÊN TẮC SỐ 6:
  • NGUYÊN TẮC SỐ 7:

CÁC CÁCH PHÁT ÂM:

  1. / ɪ /: Âm i ngắn, giống âm “i” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn ( = 1/2 âm i), môi hơi mở rộng sang hai bên, lưỡi hạ thấp.
  2. /i:/: Âm i dài, kéo dài âm “i”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra. Môi mở rộng sang hai bên như đang mỉm cười, lưỡi nâng cao lên.
  3. /ʊ /: Âm “u” ngắn, na ná âm “ư” của tiếng Việt, không dùng môi để phát âm này mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng. Môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp.
  4. /u:/: Âm “u” dài, kéo dài âm “u”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra. Khẩu hình môi tròn. Lưỡi nâng cao lên.
  5. /e /: Giống âm “e” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn. Mở rộng hơn so với khi phát âm âm / ɪ /. Lưỡi hạ thấp hơn so với âm / ɪ /.
  6. /ə /: Giống âm “ơ” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn và nhẹ. Môi hơi mở rộng, lưỡi thả lỏng.
  7. /ɜ:/: Âm “ơ” cong lưỡi, phát âm âm /ɘ/ rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng. Môi hơi mở rộng, lưỡi cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm.
  8. /ɒ /: Âm “o” ngắn, giống âm o của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn. Hơi tròn môi, lưỡi hạ thấp.
  9. /ɔ:/: Âm “o” cong lưỡi, phát âm âm o như tiếng Việt rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng. Tròn môi, lưỡi cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm.
  10. /æ/Âm a bẹt, hơi lai giữa âm “a” và “e”, cảm giác âm bị đè xuống. Miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống, lưỡi được hạ rất thấp.
  11. /ʌ /: Na ná âm “ă” của tiếng việt, hơi lai giữa âm “ă” và âm “ơ”, phải bật hơi ra. Miệng thu hẹp, lưỡi hơi nâng lên cao.
  12. /ɑ:/: Âm “a” kéo dài, âm phát ra trong khoang miệng, miệng mở rộng, lưỡi hạ thấp.
  13. /ɪə/: Đọc âm / ɪ / rồi chuyển dần sang âm / ə /. Môi từ dẹt thành hình tròn dần, lưỡi thụt dần về phía sau.
  14. /ʊə/: Đọc âm / ʊ / rồi chuyển dần sang âm /ə/. Môi mở rộng dần, nhưng không mở rộng, lưỡi đẩy dần ra phía trước.
  15.  /eə/: Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ə /, hơi thu hẹp môi, Lưỡi thụt dần về phía sau.
  16.  /eɪ/: Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ɪ /, môi dẹt dần sang hai bên, lưỡi hướng dần lên trên
  17.  /ɔɪ/: Đọc âm / ɔ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/, môi dẹt dần sang hai bên, lưỡi nâng lên và đẩy dần ra phía trước.
  18.  /aɪ/: Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/, môi dẹt dần sang hai bên, lưỡi nâng lên và hơi đẩy ra phía trước.
  19. /əʊ/: Đọc âm / ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /, môi từ hơi mở đến hơi tròn, lưỡi lùi dần về phía sau.
  20.  /aʊ/: Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ʊ/, môi tròn dần, lưỡi hơi thụt dần về phía sau.

NGUYÊN TẮC SỐ 1:

Khi một từ chỉ có một nguyên âm mà nguyên âm này không nằm ở cuối từ thì nguyên âm đó luôn là nguyên âm ngắn. Những từ phù hợp với quy tắc này thường là một số từ đầu tiên mà học sinh tiếng Anh (cũng như người bản ngữ) học đọc.

Ví dụ:

  • Dog has cup.
  • Man has hat.

Tất cả những từ này tuân theo quy tắc nguyên âm ngắn + phụ âm. Bạn có thể thấy những từ này được thể hiện theo cách này. Một số trường hợp ngoại lệ cho nguyên tắc này: mind, find,…

NGUYÊN TẮC SỐ 2:

Khi một từ chỉ có một nguyên âm mà nguyên âm đó đứng ở cuối từ thì chắc chắn đó là một nguyên âm dài.

Ví dụ: she (e dài), he, go (o dài), no, …

NGUYÊN TẮC SỐ 3:

Khi có 2 nguyên âm đứng cạnh nhau, thì nguyên âm đầu tiên là nguyên âm dài, nguyên âm còn lại thường bị câm (không phát âm).

Ví dụ:

  • RAIN: a,i đứng cạnh nhau a ở đây phát âm là a dài, i là âm câm, do vậy rain sẽ được phát âm là /rein/
  • TIED: i dài e câm
  • SEAL: e dài a câm
  • BOAT: o dài a câm

Một số trường hợp ngoại lệ như READ nếuphát âm ở hiện tại là e dài a câm, còn nếu phát âm ở quá khứ là e ngắn a câm.

NGUYÊN TẮC SỐ 4:

Khi từ có 1 nguyên âm được theo sau bởi 2 phụ âm giống nhau (double consonant) thì nguyên âm đó chắc chắn là một nguyên âm ngắn.

Ví dụ: dinner, summer, rabbit, robber, egg

Nguyên tắc này sẽ thấy rõ khi chia thì các động từ. Ví dụ: đối với động từ WRITE, khi chuyển thành WRITTEN thì phải gấp đôi “T” và được phát âm là i ngắn, trong khi WRITING thì vẫn là i dài.

NGUYÊN TẮC SỐ 5:

5.1 Khi một từ có 2 nguyên âm giống nhau liên tiếp (double vowel) thì phát âm chúng như 1 nguyên âm dài. Quy tắc này không áp dụng với nguyên âm O.

Ví dụ: peek, greet, meet, vacuum,…

5.2 Quy tắc này cũng không áp dụng khi có phụ âm R đứng sau 2 nguyên âm giống nhau thì âm sẽ bị biến đổi

Ví dụ: beer,…

5.3 Khi O là double vowel, nó sẽ tạo ra nhiều âm khác nhau

Ví dụ: poor, tool, fool, door,…

NGUYÊN TẮC SỐ 6:

Đối với nguyên âm E, khi một từ ngắn hay là âm thanh cuối của 1 từ dài kết thúc bằng nguyên âm + phụ âm + e thì âm e sẽ bị câm và nó sẽ biến nguyên âm ngắn trước nó thành nguyên âm dài.

Trong tiếng Anh, âm E này có rất nhiều cách gọi: Magic E, Silent E, Super E.

Ví dụ:

  • Bit (i ngắn) è Bite (i dài)
  • At (a ngắn) è Ate (a dài)
  • Cod (o ngắn) è Code (o dài)
  • Cub (o ngắn) è Cube (u dài)
  • Met (e ngắn) è Mete (e dài)

NGUYÊN TẮC SỐ 7:

Nguyên âm Y tạo nên âm i dài khi nó đứng ở cuối của từ có 1 âm tiết.

Ví dụ: cry, try, by, shy,…

Chữ y hoặc ey đứng ở vị trí cuối từ ở vị trí không phải trọng âm của từ thì sẽ được phát dâm như i dài

Ví dụ: pretty, beauty, sunny, carefully, baby,…

Mặc dù có rất nhiều nguyên tắc liên quan đến phát âm và chính tả trong tiếng Anh, nhưng dù sao những nguyên tắc này vẫn luôn có ngoại lệ. Những nguyên tắc trên chỉ phần nào giúp bạn có thể đọc được một từ mới hoàn toàn mà bạn chưa từng nghe trước đây. Hãy cố gắng vận dụng nhé!

Xem thêm: Lớp tiếng Anh giao tiếp

Từ khóa » Các âm Ngắn Trong Tiếng Anh