Nguyễn Bỉnh Khiêm: Thơ Và Sấm Ký! - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
Có thể bạn quan tâm
- Xôn xao chuyện tìm được mộ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Kỷ niệm 430 năm ngày mất danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nhà thông thái, nhà thơ lớn
Xứ Nghệ “địa linh nhân kiệt” đã mấy trăm năm lưu truyền câu Sấm, đến đầu thế kỷ XX thì trở thành sự thật: “Đụn Sơn phân giải/ Bò Đái thất thanh/ Thủy đáo Lam thành/ Nam Đàn sinh thánh”. Nghĩa là “Núi Đụn phân đôi/ (khe) Bò Đái mất tiếng/ Nước (sông Lam) khoét vào núi Lam Thành/ (đất) Nam Đàn sinh thánh”. Các nhà Nho uyên thâm đều cho rằng lời Sấm ấy là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhiều người hỏi cụ Phan Bội Châu: “Thánh” ở đây có phải cụ không? Cụ trả lời dứt khoát: Là Nguyễn Ái Quốc. Cả lời Sấm và câu trả lời của cụ Phan đã được văn bản hoá in ở nhiều sách.
Cụ Trạng Trình còn dự báo cả Cách mạng Tháng 8 năm 1945, qua câu thơ: “Đầu Thu gà gáy xôn xao/ Trăng xưa sáng tỏ soi vào Thăng Long”. Có thể hiểu “đầu Thu” là tháng Tám dương lịch, “gà” là năm Ất Dậu (1945). Theo lối chiết tự thì “trăng xưa” nghĩa Nôm hiểu sang Hán tự là “cổ nguyệt” (cổ = xưa, nguyệt = trăng), hai chữ Hán này ghép lại thì thành chữ “hồ”, chỉ Bác Hồ. Câu sau nói về sự kiện Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập ở Thăng Long (Hà Nội).
Cụ tiên đoán chắc chắn rằng: “Hồng Lam ngũ bách nghinh thiên hạ/ Hưng tổ diên trường ức vạn xuân” (Non nước Hồng Lam này sau ta 500 năm/ Sẽ là những mùa xuân hưng thịnh vĩnh viễn). Lịch sử đã khẳng định những tiên đoán của cụ hầu như đều đúng!
Tượng Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng. |
Ngay người Trung Hoa - đất nước của sấm ký, điềm, triệu cũng rất kính trọng và coi cụ là “An Nam lý số hữu Trình tuyền”(Về lý số An Nam có cụ Trạng Trình).
Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm Tân Hợi 1491 (mất 1585), tên Văn Đạt, tự Hanh Phủ, hiệu Bạch Vân cư sĩ, tại Trung Am, nay là xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Cha là Văn Định tước Nghiêm Quận công, học vấn cao, đức độ. Mẹ là Từ Thục phu nhân, con gái Thượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Lan, học rộng, thông minh. Thiếu thời Nguyễn Bỉnh Khiêm học Bảng nhãn Lương Đắc Bằng.
Năm 44 tuổi mới đỗ đạt. Làm quan tới chức Tả thị lang, Đông các Đại học sĩ. Trước tác văn thơ của cụ nay được in thành Tổng tập "Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tổng tập" (2014), NXB Văn học, 1647 trang, do Lê Hữu Nhiệm - Phạm Văn Ánh phiên âm, dịch, chú giải; "Bạch Vân am thi tập"; Lê Hiệu phiên Nôm. Cụ nổi tiếng ở cả thơ và sấm ký.
Khái niệm “tiên tri” được hiểu là sự nhận thức đi trước thời đại, nhà tiên tri được hiểu là người biết được, tiên đoán được những sự kiện lớn sẽ xảy ra trong tương lai. Thế giới ghi nhận có rất ít người có khả năng này, như Nostradamus, Vanga, Nguyễn Bỉnh Khiêm… Lời tiên tri là một mã văn hoá đặc biệt, nhiều khi bí hiểm nên để giải mã được người đọc phải vận dụng hiểu biết rộng rãi về tác giả, về văn hoá, chính trị, lịch sử, thời đại…
Vì lẽ này mà dự đoán, tiên tri trở thành một nét văn hoá tâm linh luôn hấp dẫn, mời gọi. Trong văn học được nâng lên thành thi pháp kỳ ảo, huyền thoại. Ví dụ ở “Tam quốc diễn nghĩa” thì nhân vật Khổng Minh là nhà tiên tri kỳ tài. Các tiểu thuyết cổ điển truyền kỳ nước ta cũng có nhiều chi tiết tiên tri. “Truyện Kiều” cũng sử dụng thủ pháp này…
Nhà tiên tri, tiếng Anh là prophet, gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là người phát ngôn của các vị thần. Ngay từ nguyên cũng cho thấy ở phương Tây, khái niệm tiên tri mang nghĩa truyền tin, rao giảng hơn là phán đoán, dự báo như ở phương Đông - là xứ sở có cả một nền triết học “Kinh Dịch” thần bí. Nhà tiên tri cổ điển phương Đông dứt khoát phải thật giỏi Kinh Dịch, như Gia Cát Lượng (trong tiểu thuyết), Nguyễn Bỉnh Khiêm…
Sau này, Phan Bội Châu cũng rất giỏi Kinh Dịch. Nói thế cũng là một cách lý giải nhiều nhà tiên tri phương Đông do tự trang bị cho mình vốn kiến thức thật sự phong phú, sâu sắc (Kinh Dịch được coi là tinh hoa của triết học cổ, là bộ bách khoa toàn thư) kết hợp với sự nhạy cảm về thời thế chính trị, một tầm nhìn thông kim bác cổ mà có thể đưa ra những nhận định đi trước thời gian. Tác phẩm của họ, không chỉ trong sấm ký, mà trong văn thơ cũng giàu có chất triết lý về những quy luật của lịch sử, thời đại, về con người. Xin chứng minh trong thơ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để thấy sự thống nhất giữa thơ và sấm ký của ông.
Nhà thơ sống dưới thời nhà Lê suy thoái, vua chẳng ra vua, quan chẳng ra quan, ngai vàng là chỗ để tranh giành, tàn hại. Các vua như Uy Mục, Tương Dực nổi tiếng xa hoa, dốt nát, dâm dật đến nỗi dân gian gọi bằng những cái tên khinh bỉ là “vua quỷ”, “vua lợn”. Nhà Mạc tiếm ngôi cũng không làm sáng thêm bức tranh lịch sử ảm đạm. Là người có chí, mà cụ ngầm nói muốn như con rùa “ngóc đầu vá trời” nhưng bất lực.
Đời cụ hành ít tàng nhiều, xuất ít xử nhiều, đã rất băn khoăn: “Thuở nay xuất xử đâu là phải/ Ở ắt nên, về cũng ắt nên”. Sự băn khoăn ấy lý giải cụ về hưu sớm rồi lại tham chính, tham chính lại về hưu, cả thảy đến ba lần. Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi tiếng với triết lý “nhàn”, nhưng không phải là nhàn kiểu chơi bời ở ẩn, mà là “nhàn” quan, không làm quan để đọc sách, làm thơ.
Trong gần ngàn bài thơ của cụ có rất nhiều chữ tĩnh, tĩnh để suy ngẫm, tĩnh là một phép dưỡng sinh (phải chăng nhờ thế mà cụ thọ gần một thế kỷ). Cơ bản nhất, tĩnh để hiểu lẽ trời: “Càn khôn tĩnh lý suy” (Lẽ trời đất hiểu được từ trong yên lặng)… Cụ là nhà thơ triết lý, mà triết lý nhiều nhất là về chữ “tĩnh”.
Cũng đúng với quy luật thông thường, nhờ có tĩnh để suy ngẫm sâu sắc hơn, nên thơ cụ cũng rất nhiều chữ tri. Tri là sự tính toán để biết thời thế: “Tính toán đúng thì thừa thắng lợi/ Biết cơ ứng biến được vẹn toàn”. Có tri mới biết được bản chất, nguồn cội vấn đề: “Chí tĩnh tri chân lạc” (Thật yên lặng, nhìn rõ nguồn vui đích thực). Con người ta khi đạt đến độ hiểu biết nào đó (giác ngộ) mới đủ an nhiên tự tại mà nhận ra quy luật: “Đất chuyển trời xoay tự nhiên/ Cơ tâm đều bỏ hết/ Được mất cũng vui lòng”…
Có tri (vốn hiểu biết) mà người ta có trí (nhận thức, nhận biết). Cụ đưa ra một nhận thức về chữ trí: “Vị thức tiên cơ yên đắc trí” (Chưa biết trước mọi việc sao có thể gọi là trí). Như vậy chữ trí gắn liền với tri mới có thể tiên tri. Đây cũng là quan niệm của Hồ Chí Minh sau này khi gọi văn nghệ sỹ là các bậc tiên tri, tiên giác!
Muốn có tri, không cách nào khác phải đọc nhiều sách để tích vốn: “Thi thư thiên quyển trợ nghiên tinh” (Ngàn quyển thi thư giúp cho sự nghiền ngẫm đạt đến tinh vi). Còn ngược lại, lười đọc thì sẽ sa vào sự hoang dại, hoang hóa: “Thánh học trăn vu cửu thất chân” (Thánh học hoang vu, sẽ mất sự chân xác). Biết tĩnh, có tri, có trí nên trọng hòa, do vậy chữ hoà cũng xuất hiện trong thơ cụ với tần số rất cao.
Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng. |
Một xã hội lấy hòa làm trọng, lấy đạo đức làm gốc để giáo hoá con người, đó là xã hội hạnh phúc: “Ôi, hòa là chủ của âm nhạc, thiện là gốc của giáo hóa. Khánh đá một khi treo lên, tiếng vang khôn cùng”. “Khánh đá” trở thành nghĩa biểu trưng cho nghệ thuật. Nghệ thuật phải như khánh đá kia, phải vang lên âm thanh chức năng báo hiệu tỉnh thức con người. Rõ ràng quan niệm của Trạng Trình thật sự hiện đại, mới mẻ!
"Tĩnh, Tri, Trí, Hòa" như bốn đỉnh tháp tư tưởng sừng sững trong thế giới thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hình như nhà thơ muốn nói với hôm nay: xây tòa nhà giáo dục cho xã hội cũng như xây ngôi nhà nhân cách cho mỗi người thì phải lấy bốn chữ này làm nền móng! Nếu thiếu Tĩnh, con người sẽ không có bình tĩnh, điềm đạm mà dễ nóng giận; thiếu Tri sẽ dễ vô văn hóa; thiếu Trí sẽ không nhận ra đâu là phải trái; thiếu Hòa sẽ dễ gây ra xung đột… Mà thực tế hôm nay con người ta hình như đang thiếu cả bốn điều cơ bản ấy!!!
Một vĩ nhân có sở học, kiến văn rộng lớn, sâu sắc, có một quan niệm nhân sinh tiến bộ mang đậm tinh thần triết học như thế cho thấy Trạng Trình là nhà tiên tri cũng dễ hiểu!
Hôm nay, biển Đông của chúng ta đang có kẻ dòm ngó, đã được cụ Trạng Trình tiên đoán trước 500 năm trong bài thơ “Cự Ngao Đới Sơn” (Con rùa lớn đội núi). Cụ đã khẳng định chủ quyền và như tiếp thêm sức mạnh chính nghĩa cho con cháu: “Vạn lý Đông minh quy bả ác/ Ức niên Nam cực điện long bình/ Ngã kim dục triển phù nguy lực/ Vãn khước quan hà cựu đế thành” (Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững vàng hoà bình thịnh trị/ Nay ta muốn thi thố sức phù nguy/ Vãn hồi lại núi sông bờ cõi và kinh thành cũ của nhà vua).
Niềm tin, khát vọng của cụ cũng là niềm tin, khát vọng của mọi người Việt Nam yêu nước!
Từ khóa » Bò đái Thất Thanh Nam đàn Sinh Thánh
-
Giải Mã Những Tiên Tri Kinh Ngạc Của Trạng Trình - VTC News
-
“Đụn Sơn Phân Giải Bò Đái Thất Thanh Thủy đáo Lam Thành Nam ...
-
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Và 3 Lần Sấm Truyền ứng Nghiệm ...
-
Tìm Về Khe Bò Đái Trong Câu Sấm Trạng Trình , Người Xứ Nghệ Kiev
-
Giải Mã Những Lời Sấm Truyền Của Nguyễn Bỉnh Khiêm - Sống Đẹp
-
Phan Bội Châu Với Nguyễn Ái Quốc - Báo Đồng Nai điện Tử
-
Đi Tìm Sự Thật: Sấm Trạng Trình Về Làng Kim Liên | BÍ ẨN SỬ VIỆT
-
Giải Mã SấmTrạng Trình: ĐỤN SƠN PHÂN GIẢI, BÒ ĐÁI THẤT ...
-
Kỳ Thú Khe Bò Đái ở Nam Đàn - Thanh Xuân Online
-
Giải Mã Về Khả Năng Tiên Tri Của Trạng Trình
-
Truyền Thuyết Long Mạch
-
Giải Mã Những Lời Tiên Tri Kinh Ngạc Của Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh ...
-
Sấm Trạng Trình Toàn Tập
-
Top 8 Lời 'sấm' Truyền Nổi Tiếng Của Nguyễn Bỉnh Khiêm
-
Những Lời Tiên Tri Trong Sử Việt