Truyền Thuyết Long Mạch
Có thể bạn quan tâm
Latest Movie :
- WelcomeHomepage
- Pop JazzFusion and folk
- Free jazz
- Jazz fusion
- Smooth jazz
- Cafe jazz
- Rock 'n PopStylist listening
- Oldest Pop
- Neo Pop
- Smooth Pop
- Punk and Ska
- Reggae and Hip Hop
- Neo RockHeavy Metal
- Sweet Metal
- Speed Metal
- Symphonic Metal
- Alternative
- Black Metal
- ReligySound heart
- Old MusicTraditional Music
- Country
- Latin
- Dangdut
- Hindi
- Chinese
- Home
Truyền thuyết Long mạch
Cũng nằm trong quần thể núi Đụn, chếch kề phía Bắc chừng một kilômét có một ngọn núi có hình dáng tròn trĩnh, mọc nhiều cây dẻ, nên nhân dân gọi là núi Dẻ. Nơi đó có người con gái ở làng Mai Phụ (nay là xã Thạch Bắc), huyện Thạch Hà, tỉnh hà Tĩnh, men theo dòng sông cửa Sót, rồi sông Lam lên định cư ở đây, đẻ ra một người con trai đặt tên là Mai Thúc Loan. Khi Mai Thúc Loan vừa tròn mười tuổi thì người mẹ hiền của ông đã bị hở vồ chết và táng trên đỉnh núi Dẻ. Theo truyền thuyết ở địa phương, ngôi mộ đã đặt đúng nơi linh địa, về sau con cháu sẽ làm nên nghiệp Đế vương, nhưng bị tai họa rắn độc cắn.Sau khi mẹ mất, Mai Thúc Loan được nhân dân đùm bọc, đã trở thành một đô vật nổi tiếng cả vùng. Năm 722 Mai Thúc Loan cùng với dân phu đi cống vải cho bọn phong kiến nhà Đường đã nổi lên đánh đuổi bọn thống trị ngoại bang. Dưới ngọn cờ chính nghĩa của Mai Thúc Loan nhân dân cả nước rầm rộ hưởng ứng, các nước trong vùng Đông Nam á như Chiêm Thành, Chân Lạp, Malaixia nhiệt tình ủng hộ, nên chỉ trong một thời gian ngắn, cuộc khởi nghĩa đã dành được toàn thắng, Mai Thúc Loan được nhân dân tôn lên làm vua, đế hiệu là Mai Hắc Đế. Mai Thúc Loan là người xứ Nghệ đầu tiên được làm vua của nước Việt Nam.Mai Hắc Đế dựng quốc đô trên bờ sông Lam tại Sa Nam. Được vài năm, quân xâm lược nhà Đường trở lại tái chiếm nước ta, thế là lực của nghĩa quân chênh lệch quá nhiều nên Mai Hắc Đế cùng con trai là Mai Thúc Huy rút lui vào thung lũng núi Đụn, xây dựng căn cứ địa chống giặc, nhưng không may Mai Hắc Đế bị chết bất ngờ bởi bị một con rắn độc cắn. Mai Thúc Huy kế nghiệp cha, cầm quân đánh giặc gọi là Mai Thiếu Đế, nhưng rồi cũng hy sinh oanh liệt trước sự tấn công hung hãn bạo tàn của tướng giặc là Dương Tư Húc và Quang Sở Khách.Trong núi Đụn có một thung lũng bằng phẳng, sau lưng và hai bên trái, phải đều có núi bao bọc, trước mắt là sông Lam, quanh năm rì rầm sóng vỗ, phong cảnh rất hữu tình. Ở đó có một ngôi mộ cổ được tu sửa trang nghiêm là nơi lưu giữ di hài của Mai Hắc Đế, tính đến nay đã được 1.277 năm (726-2003).Nói về núi Đụn, trước đây khắp xứ Nghệ có lưu truyền mấy câu sấm ký:“Đụn Sơn phân giớiBò Đái thất thanhThuỷ đáo Lam ThànhSong Ngư thuỷ thiển”Dịch nghĩa:Núi Đụn nức làm đôiKhe Bò Đái mất tiếngNước đến chân Lam ThànhHai hòn ngư nước cạnMấy câu sấm này không biết xuất hiện từ thời nào? Và do ai làm ra. Nhiều người cho rằng đó là sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585). Có thật thế không, thì đến nay cũng chưa có ai xác định rõ ràng.Hoàng giáp Bùi Dương Lịch (1757-1828) là một danh sĩ, làm Đốc học Nghệ An trong thời gian 1805-1808, đi chu du khắp các vùng trong tỉnh, rồi viết nên tác phẩm “Nghệ An ký”. Khi nói về núi Đụn và khe Bò Đái có nhắc đến câu sấm ký này. Như vậy khe Bò Đái mất tiếng cách ngày nay ít nhất cũng trên hai trăm năm.Khe Bò Đái còn gọi là khe Ồ Ồ hay suối Võ Nguyên, chảy từ vách đá dựng đứng ở Rú Kia (Cơ Sơn) ở làng Chi Cơ (Kẻ Kia), có độ cao trên vài chục trượng, rộng trên vài chục thước ta, nước từ trên cao đổ xuống, bọt nước tung trắng xoá trông giống như con bò cái đang đái, tiếng nước chày ồ ồ, ngoài mười dặm còn nghe thấy. Ngày nay khe Bò Đái vẫn chảy, nhưng không còn ngyhe tiếng vọng ra nữa. Tiếng vọng mất đi từ khi có một đợt động đất, làm núi Đụn nứt đôi (phân giới), khe Bò Đái cũng bị nứt ra, nước thẩm thấu vào lòng đất nên dòng suối chảy không phát ra tiếng kêu nữa. Câu sấm “Đụn Sơn phân giới, Bò Đái thất thanh” có lẽ là như vậy. Còn hai câu “Thuỷ đáo Lam Thành, Song ngư thuỷ thiển” thì nay cũng đã rõ. Vào thời Tự Đức (1848-1883) nước lũ sông Lam đã cuốn mất làng Triều Khẩu thuộc huyện Hưng Nguyên và nước sông Lam đã chảy đến chân Lam Thành sơn, còn hai đảo Song Ngư là hòn Son và hòn Mực ở ngoài cửa Hội nối liền nhau bởi nước biển ở đây đã cạn dần.Vào cuối thế kỷ 19 đấu thế kỷ 20 của thiên niên kỷ thứ 2, khi các phong trào cứu nước như Vân Thân, Cần Vương, lần lượt bị thất bại, thì trong tâm khảm của mọi người đang khao khát sớm có một vị cứu tinh kế tiếp đứng ra dắt dẫn nhân dân đấu tranh giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp. Cụ Phan Bội Châu một thần đồng nổi tiếng hay chữ, đứng đầu “Tứ hổ nam Đàn”, một nhà nho yêu nước sau khi đỗ giải Nguyên khoa Canh Tý (1900), không chịu ra làm quan mà đã đi khắp hai miền Nam Bắc, hô hào sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên chống Pháp, cứu nước, sáng lập ra nào là Duy Tân, nào là phong trào Đông du, đưa thanh niên ra nước ngoài học tập để về cứu nước. Vào lúc đó, có thể có một nhà nho yêu nước nào đó đã sửa câu sấm ký có mấy trăm năm trước thành câu sấm mới.“Đụn Sơn phân giớiBò Đái thất thanhNam Đàn sinh thánh”Để ám chỉ cụ Phan Bội Châu là bậc thánh nhân, mà câu sấm ký tiên đoán, nay đã xuất hiện.Có thể nói trong ý thức, trong niềm tin của nhân dân xứ Nghệ hồi ấy, hình tượng Phan Bội Châu là một vị thánh.Ngày 18-06-1925, trên đường từ Hàng Châu về Quảng Châu, Trung Quốc để làm lễ kỷ niệm tròn một năm ngày Phạm Hồng Thái hy sinh và chuẩn bị cải tổ Quốc dân đảng theo sự gợi ý của Nguyễn Ái Quốc, thì Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt cóc ở ga bắc Thượng Hải. Thực dân Pháp đã cướp đi một thời cơ tốt nhất trong đời hoạt động cách mạng của nhà chí sĩ họ Phan, chúng đưa cụ về giam lỏng tại ngôi nhà tranh ở dốc Bến Ngự, kinh đô Huế.Năm 1929, giữa sự rình mò, bao vây của thực dân Pháp, Phan Bội Châu thấy cần phải tổng kết cuộc đời hoạt động của mình, để làm bài học cho thế hệ mai sau bằng cuốn hồi ký “Phan Bội Châu niên biểu”, trong đó nhiều lần cụ trân trọng nhắc đến tên ông Nguyễn Ái Quốc.Tại ngôi nhà tranh ở dốc Bến Ngự, Huế, có một người đã hỏi cụ: “Thánh Nam Đàn là ai?” thì cụ nói ngay: “Thánh Nam Đàn là ông Nguyễn Ái Quốc”. Cụ khuyến một số thanh niên có tâm huyết với vận mệnh của đất nước lúc ấy không nên theo cụ nữa, mà theo ông Nguyễn Ái Quốc để hoạt động cứu nước.Năm 1934, ông Trần Lê Hựu (người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi bằng dượng), có ghé thăm cụ Phan trên chiếc thuyền trên sông Hương. Qua câu chuyện về đất nước, Trần Lê Hựu than thở: “Thưa cụ, chúng tôi không hiểu rồi nước ta có được độc lập hay không? Thấy từ trước đến nay, hễ anh hùng chí sĩ nào nổi lên là bị bắt, bị tù đày, bị giết, cho đến cụ là niềm hy vọng trong mấy chục năm nay, rồi cũng bị bắt và giam lỏng ở đây, như thế thì còn mong gì nữa?”.Cụ Phan Bội Châu khoát tay giải thích: “Ông không nên nghĩ như vậy. Đời hoạt động cách mạng của tôi rốt cuộc là một thất bại lớn. Đó là bởi vì tôi có lòng mà bất tài. Nhưng dân tộc ta thế nào rồi cũng được độc lập, nhất định phải thế. Hiện nay đã có lớp người khác lớn hơn lớp chúng tôi nhiều, đúng ra đảm đương công việc để làm tròn cái việc mà chúng tôi không làm xong, ông có nghe tiếng ông Nguyễn Ái Quốc không?”.Lúc ấy, Trần Lê Hựu với giọng buồn rầu, thương tiếc: “Các báo đăng tin Nguyễn Ái Quốc bị bắt và chết ở Hương Cảng cách đây mấy năm rồi”.Cụ Phan phủ nhận cái tin đó: “Tôi không chắc ông Nguyễn Ái Quốc vẫn còn, mà ông ấy còn thì nước ta sẽ được độc lập. Họ bắt tôi thì dễ, chứ làm sao bắt được ông Nguyễn Ái Quốc, mà có bắt được thì họ cũng phải thả ra thôi. Vì ông ấy giỏi chứ có như chúng tôi đâu, ông ấy lại có nhiều vây cánh và bạn bè khắp thế giới." Share this article : Labels: Nam Dan, Nam Đàn+ comments + 1 comments
Reply ebersable March 3, 2022 at 2:27 PMCasinos Near Bryson City-The Cromwell - MapyROFind Casinos 나주 출장안마 Near Bryson 사천 출장샵 City-The 이천 출장샵 Cromwell, 익산 출장마사지 Bryson 출장안마 City-The Cromwell in Bryson City, United States.
Post a Comment
« Prev Movie Next Movie » HomeLabels
- Danh tuong Pham Nhu Tang
- Danh Tướng Phạm Nhữ Tăng
- Dinh Tien Hoang
- Đinh Tiên Hoàng
- Ho Vu xa Trung Hanh
- Họ Vũ xã Trung Hành
- Hoang Thi Lan tren nui Dong Tranh
- Hoàng Thị Loan trên núi Động Tranh
- Huyet dat Ao Ho
- Huyệt đất Ao Hồ
- Huyet dat nui Dong Tranh
- Huyệt đất núi Động Tranh
- long mach
- long mạch
- Long mach o day Hoanh Son
- Long Mạch ở dãy Hoành Sơn
- Mo To o Vinh Kieu
- Mộ Tổ ở Vịnh Kiều
- Nam Dan
- Nam Đàn
- Truyền thuyết long mạch
- xac dinh long mach
- Xác định Long mạch
Popular Posts
- Truyền thuyết Long mạch Phong thủy của ngôi mộ của Danh Tướng Phạm Nhữ Tăng Nếu ai có dịp đi về Quảng Nam đến ngã ba Hương An (huyện Quế Sơn), theo Quốc Lộ 1A từ Na...
- Truyền thuyết Long mạch Cũng nằm trong quần thể núi Đụn, chếch kề phía Bắc chừng một kilômét có một ngọn núi có hình dáng tròn trĩnh, mọc nhiều cây dẻ, nên nhân dân...
- Truyền thuyết Long mạch Người được huyệt đất ở núi Động Tranh Theo gia phả họ Hoàng Xuân và nghiên cứu mối quan hệ giữa hai địa danh ta biết dòng họ này ngày xưa vố...
- Truyền thuyết Long mạch Góp thêm một huyền thoại về Long Mạch ở dãy Hoành Sơn Nhân đọc chuyện “Cao Biền trảm long Trà Khúc” của Thùy Dương Tử và “Huyền thoại CaoB...
- Truyền thuyết Long mạch Huyền thoại huyệt đạo bà Hoàng Thị Loan trên núi Động Tranh Trong lịch sử cổ đại của người Việt Nam cũng như Trung Quốc đã từng xuất hiện mộ...
- Xác dinh Long mạch a) Xác định Long mạch (mịch long): Thuyết phong thủy cho rằng sinh khí vận hành trong lòng đất dựa theo hình thế của núi. Cần xem xét núi b...
- Truyền thuyết Long mạch Huyệt đất Ao Hồ trong tầm nhìn của người con trai chí hiếu. Nguyễn Sinh Khiêm, người con trai cả của ông Sắc và bà Loan cũng là người có ch...
- Truyền thuyết long mạch CHUYỆN THỨ NHẤT : ĐINH TIÊN HOÀNG. ĐINH TÊN HOÀNG là người động Hoa lư. Tương truyền , trước kia trong động có một cái đầm sâu. Thân mẫu Ô...
- Truyền thuyết Long mạch Thực tế đã chứng minh hùng hồn, Nguyễn ÁI Quốc - Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, là danh nhân văn hóa kiệt xuất của thế giới, là...
- Truyền thuyết Long mạch Truyền thuyết long mạch về vùng quê Nam Đàn. Theo quan niệm xưa của các nhà hiền Triết phương Đông thì sự ra đời của con người gắn liền với ...
Từ khóa » Bò đái Thất Thanh Nam đàn Sinh Thánh
-
Giải Mã Những Tiên Tri Kinh Ngạc Của Trạng Trình - VTC News
-
Nguyễn Bỉnh Khiêm: Thơ Và Sấm Ký! - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
“Đụn Sơn Phân Giải Bò Đái Thất Thanh Thủy đáo Lam Thành Nam ...
-
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Và 3 Lần Sấm Truyền ứng Nghiệm ...
-
Tìm Về Khe Bò Đái Trong Câu Sấm Trạng Trình , Người Xứ Nghệ Kiev
-
Giải Mã Những Lời Sấm Truyền Của Nguyễn Bỉnh Khiêm - Sống Đẹp
-
Phan Bội Châu Với Nguyễn Ái Quốc - Báo Đồng Nai điện Tử
-
Đi Tìm Sự Thật: Sấm Trạng Trình Về Làng Kim Liên | BÍ ẨN SỬ VIỆT
-
Giải Mã SấmTrạng Trình: ĐỤN SƠN PHÂN GIẢI, BÒ ĐÁI THẤT ...
-
Kỳ Thú Khe Bò Đái ở Nam Đàn - Thanh Xuân Online
-
Giải Mã Về Khả Năng Tiên Tri Của Trạng Trình
-
Giải Mã Những Lời Tiên Tri Kinh Ngạc Của Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh ...
-
Sấm Trạng Trình Toàn Tập
-
Top 8 Lời 'sấm' Truyền Nổi Tiếng Của Nguyễn Bỉnh Khiêm
-
Những Lời Tiên Tri Trong Sử Việt