NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT XI MĂNG - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >
- Kinh tế - Quản lý >
- Quản trị kinh doanh >
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 91 trang )
GVHD: Nguyễn Thị Hồng AnhNhóm SVTH: 08CDHH7I. Nguyên liệu Clinker:1. Khái niệm:Clinker bán sản phẩm trong quá trình sản xuất bằng cách nung kết hợpnguyên liệu đá vôi, đất sét và quặng sắt với thành phần xác định đã được địnhtrước. Clinker có dạng cục sỏi nhỏ, kích thước 10 -50mm. Clinker được nhà máyxi măng Hà Tiên 1 nhập từ Thái Lan và Trung Quốc, ngoài ra còn nhập từPhilipine, Indonesia và Tam Điệp.2. Nguyên liệu sản xuất Clinker:2.1. Đá vôi:Theo tiêu chuẩn Việt nam TCVN 6072:1996, đá vôi dùng làm nguyên liệuđể sản xuất xi măng poóc lăng phải thoả mãn yêu cầu về hàm lượng của các chấtlà: CaCO3 ≥ 85%; MgCO3 ≤ 5%; K2O + Na2O ≤ 1%.Thông thường, các nhà máy xi măng ở nước ta đều sử dụng đá vôi có hàmlượng CaCO3 = 90 ÷ 98% (CaO = 50 ÷ 55%), MgO < 3% và ô xit kiềm khôngđáng kể.Ngoài đá vôi ra, ở một số nơi hiếm đá vôi có thể sử dụng đá vôi san hôhoặc vỏ sò nhưng phải khai thác và để lâu ngày cho mưa rửa trôi hết muối NaCl.Đá phấn có chứa CaCO3 98 ÷ 99%, có cấu trúc tơi xốp có thể thay cho đá vôi và lànguyên liệu thích hợp để sản xuất xi măng trắng.2.2. Nguyên liệu Sét:Theo TCVN 6071:1996, hỗn hợp sét dùng làm nguyên liệu để sản xuất ximăng poóclăng phải có hàm lượng các ôxit trong khoảng sau:SiO2 = 55 ÷ 70%, Al2O3 = 10 ÷ 24%, K2O + Na2O ≤ 3%.Các nhà máy xi măng ở nước ta hầu hết đều sử dụng sét đồi có hàm lượngSiO2=58 ÷ 66%, Al2O3 = 14 ÷ 20%, Fe2O3= 5 ÷ 10 %, K2O+Na2O = 2 ÷ 2,5%.Ngoài sét đồi, ở một số nơi có thể dùng sét ruộng hoặc sét phù sa. Nhữngloại sét này thường có hàm lượng SiO2 thấp hơn, Al2O3 và kiềm cao hơn, nên phảicó nguồn phụ gia cao silic để bổ sung SiO 2. Việc này trở nên khó hơn khi cần sảnxuất xi măng yêu cầu hàm lượng kiềm thấp.2.3. Phụ gia điều chỉnh:2.3.1. Phụ gia giàu silic: Để điều chỉnh mô đun silicat (n = S / A + F)trong trường hợp nguồn sét của nhà máy có hàm lượng SiO 2 thấp, có thể sử dụngcác loại phụ gia cao silic. Các phụ gia thường sử dụng là các loại đất hoặc đá caosilíc có hàm lượng SiO2 > 80%. Ngoài ra, ở những nơi không có nguồn đất caoGVHD: Nguyễn Thị Hồng AnhNhóm SVTH: 08CDHH8silic có thể sử dụng cát mịn nhưng khả năng nghiền mịn sẽ khó hơn và SiO 2 trongcát nằm ở dạng quăczit khó phản ứng hơn nên cần phải sử dụng kèm theo phụ giakhoáng hoá để giảm nhiệt độ nung clinker.2.3.2. Phụ gia giàu sắt: Để điều chỉnh mô đun aluminat (p = A / F) nhằmbổ sung hàm lượng Fe2O3 cho phối liệu, vì hầu hết các loại sét đều không có đủlượng Fe2O3 theo yêu cầu. Các loại phụ gia cao sắt thường được sử dụng ở nước talà: Xỉ pirit Lâm Thao (phế thải của công nghiệp sản xuất H2SO4 từ quặng pyrit sắt)chứa Fe2O3: 55 ÷ 68%, quặng sắt (ở Thái Nguyên, Thanh Hoá, Quảng Ninh, LạngSơn) chứa Fe2O3: 65 ÷ 85% hoặc quặng Laterit (ở các tỉnh miền Trung, miềnNam) chứa Fe2O3: 35 ÷ 50%.2.3.3. Phụ gia giàu nhôm: Cũng dùng để điều chỉnh mô đun aluminat (p)nhằm bổ sung hàm lượng Al2O3 cho phối liệu trong trường hợp nguồn sét của nhàmáy quá ít nhôm. Nguồn phụ gia cao nhôm thường là quặng bôxit (ở Lạng Sơn,Cao Bằng, Lâm Đồng) có chứa Al 2O3 44 ÷ 58%. Cũng có thể sử dụng cao lanhhoặc tro xỉ nhiệt điện làm phụ gia bổ sung nhôm, nhưng tỷ lệ dùng khá cao vàhiệu quả kinh tế thấp hơn do phải vận chuyển khối lượng lớn đi xa.2.4. Phụ gia khoáng hoá:Để giảm nhiệt độ nung clinker nhằm tiết kiệm nhiên liệu và tăng khả năngtạo khoáng, tăng độ hoạt tính của các khoáng clinker, có thể sử dụng thêm một sốloại phụ gia khoáng hoá như quặng fluorit, còn gọi là huỳnh thạch (chứa CaF 2),quặng phosphorit (chứa P2O5), quặng barit (chứa BaSO4), thạch cao (chứa CaSO4).Các loại phụ gia này có thể dùng riêng một loại hoặc dùng phối hợp với nhau ởdạng phụ gia hỗn hợp, khi đó tác dụng khoáng hoá sẽ tốt hơn, tỷ lệ mỗi loại phụgia sẽ ít hơn. Tuy vậy, trong sản xuất nếu càng sử dụng nhiều loại nguyên liệu vàphụ gia thì công nghệ pha trộn phối liệu càng phức tạp, tốn nhiều thiết bị cân trộnhơn và khả năng đồng nhất kém hơn, việc khống chế phối liệu cho chính xác cũngkhó hơn.Mặt khác khi sử dụng phụ gia khoáng hóa cần lưu ý đến các điều kiện kỹ thuật,môi trường và đặc biệt là hiệu quả kinh tế so với giải pháp chỉ sử dụng than có chấtlượng .3. Thành phần khoáng và hóa của Clinker:3.1. Thành phần hóa:Chủ yếu gồm 4 oxit chính như: CaO, SiO2, Al2O3, Fe2O3 chiếm từ 94 đến96%. Ngoài ra, tùy theo nguồn nguyên liệu sử dụng để chế tạo phối liệu mà trongGVHD: Nguyễn Thị Hồng AnhNhóm SVTH: 08CDHH9clinker còn có thêm một số oxit khác với hàm lượng nhỏ như: MgO, TiO2, SO3,Mn2O3, CrO3, P2O5, BaO, K2O, Na2O.Các khoáng này có cấu trúc tinh thể khác nhau và quyết định đến tính chấtcủa clinkerChất lượng của clinker sẽ quyết định tính chất của xi măng. Thành phầntổng quát của clinker•CaO = 62 - 68 %•SiO2 = 21 - 24 %•Al2O3 = 4 - 8 %•Fe2O3 = 2 - 5%Ngoài ra còn có một số các oxit khác ở hàm lượng nhỏ: MgO, Na 2O, K2O(Hàm lượng MgO 5%)sẽ tạo nhiều chất nóng chảy gây dính lò, khónung; nếu hàm lượng Fe2O3 quá ít sẽ không đủ chất nóng chảy, khó phản ứng tạokhoáng và clinker khó kết khối. Vì vậy trong sản xuất cần khống chế chặt chẽhàm lượng Fe2O3 trong khoảng cho phép.Ôxit Magiê (MgO): Là ôxit có hại trong clinker xi măng poóclăng, thườnglẫn trong đá vôi, sét, tro than, v.v... Với hàm lượng nhỏ (0,2 ÷ 0,5%) nó tạo thànhdung dịch rắn với khoáng C3S làm tăng hoạt tính của khoáng này. Nhưng nếu hàmlượng MgO quá lớn nó sẽ nằm ở dạng tự do, khi nung ở nhiệt độ cao bị hóa già thànhpericlaz. Periclaz phản ứng rất chậm với nước, gây ra nở thể tích và phá vỡ cấu trúc đáxi măng sau này. Vì vậy, hầu hết các nước đều quy định hàm lượng MgO trong clinkerxi măng không được vượt quá 5 %, riêng Mỹ quy định MgO ≤ 6%.Các ôxit khác:Ôxit titan (TiO2): Là tạp chất thường có trong sét. Hàm lượng TiO 2 trongclinker rất nhỏ nhưng lại là tạp chất có lợi cho quá trình tạo khoáng.Ôxit mangan (Mn2O3): Thường có trong quặng sắt và đá vôi. Hàm lượngnhỏ Mn2O3 có vai trò như Fe2O3 và có tác dụng tốt đến quá trình tạo khoáng, nó cóthể thay thế đồng hình cho Fe 2O3 trong các khoáng canxi alumoferrit tạo thànhdung dịch rắn.GVHD: Nguyễn Thị Hồng AnhNhóm SVTH: 08CDHH11Các ôxit crôm (Cr2O3), phốtpho (P2O5), bari (BaO): Là các ôxit có lợi choquá trình tạo khoáng clinker. Với hàm lượng nhỏ, chúng có tác dụng giảm nhiệt độnung và tạo thành dung dịch rắn làm tăng hoạt tính của các khoáng khi tác dụngvới nước. Vì vậy chúng thường được gọi là các ôxit khoáng hóa. Nhưng với hàmlượng lớn, chúng lại làm giảm cường độ của xi măng do cản trở quá trình tạokhoáng C3S (là khoáng chủ yếu tạo ra cường độ của đá xi măng).Anhydric sunfuric (SO3): Khi nung clinker, lưu huỳnh có trong nhiên liệuvà nguyên liệu bị đốt cháy thành SO 3 và bay hơi theo khói lò gây ô nhiễm môitrường, có hại cho sức khỏe. SO3 còn lại trong clinker có tác dụng 2 mặt: Nếu kếthợp với ôxit kiềm tạo thành K2SO4 và Na2SO4 sẽ ảnh hưởng không tốt tới quátrình nung (nhất là đối với công nghệ lò quay phương pháp khô) và làm giảmcường độ của đá xi măng, nếu nằm lại trong clinker ở dạng khoáng sunfoaluminatthì lại có lợi cho cường độ của đá xi măng.Ôxit kiềm (Na2O, K2O): Là tạp chất có hại, chủ yếu do sét đưa vào phốiliệu. Khi nung ở nhiệt độ cao, chúng tạo thành các hợp chất dễ thăng hoa bay theokhói và bụi làm ảnh hưởng tới hoạt động của lò nung. Phần kiềm còn lại trongclinker làm giảm cường độ của xi măng. Nếu hàm lượng lớn hơn 1% sẽ rất nguyhiểm vì chúng tác dụng với SiO 2 hoạt tính của cốt liệu dẫn đến phản ứng kiềm silic phá hủy bê tông, thậm chí sau 30 ÷ 40 năm. Đối với xi măng dùng cho cáccông trình thủy công yêu cầu hàm lượng kiềm tương đương (tính theo công thức%Na2Otđ = %Na2O + 0,658 .%K2O) phải nhỏ hơn 0,6%.3.2 Thành phần khoáng:Khi nung phối liệu ở nhiệt độ cao (11000C - 15000C), ôxit bazơ CaO phảnứng với các ôxit axit SiO2, Al2O3, Fe2O3 tạo thành 4 khoáng chính của clinker là:C3S (tricanxi silicat), C2S (dicanxi silicat), C3A (tricanxi aluminat), C4AF(tetracanxi alumo ferit). Phản ứng hóa học tạo thành các khoáng này có thể đơngiản hóa như sau:4CaO + Al2O3 + Fe2O3 = 4CaO.Al2O3.Fe2O33CaO + Al2O3= 3CaO.Al2O32CaO + SiO2= 2CaO.SiO2CaO + 2CaO.SiO 2= 3CaO.SiO2viết tắt là C4AFviết tắt là C3Aviết tắt là C2Sviết tắt là C3SHàm lượng của các khoáng này trong clinker xi măng poóc lăng nằm tronggiới hạn sau: C3S: 37 ÷ 60%, C2S: 15 ÷ 40%, C3A: 5 ÷15%, C4AF: 10÷18%.Tổng các khoáng chính chiếm 95 ÷ 97%, trong đó C3S + C2S: 75 ÷ 80%,C3A+C4AF: 18 ÷ 25%.GVHD: Nguyễn Thị Hồng AnhNhóm SVTH: 08CDHH12 Đặc trưng của các khoáng clinker :Khoáng Alit (54CaO.16SiO2.Al2O3.MgO = C54S16AM): Là khoáng chính củaclinker xi măng poóclăng. Alit là dạng dung dịch rắn của khoáng C 3S với ôxitAl2O3 và MgO lẫn trong mạng lưới tinh thể thay thế vị trí của SiO 2. Khoáng C3Sđược tạo thành ở nhiệt độ lớn hơn 1250 0C do sự tác dụng của CaO với khoáng C 2Strong pha lỏng nóng chảy và bền vững đến 2065 0C (có tài liệu nêu giới hạn nhiệtđộ bền vững của C3S từ 12500C ÷ 19000C). Alit có cấu trúc dạng tấm hình lụcgiác, màu trắng, có khối lượng riêng 3,15 ÷ 3,25 g/cm3, có kích thước 10 ÷ 250µm.Khi tác dụng với nước, khoáng Alit thủy hóa nhanh, tỏa nhiều nhiệt, tạothành các tinh thể dạng sợi (có công thức viết tắt là CSH (B) gọi là Tobermorit) đanxen vào nhau tạo cho đá xi măng có cường độ cao và phát triển cường độ nhanh.Đồng thời nó cũng thải ra lượng Ca(OH)2 khá nhiều nên kém bền nước và nướcchứa ion sunphat.Khoáng Bêlít (βC2S): Có cấu trúc dạng tròn, phân bố xung quanh các hạtAlit. Bêlit là một dạng thù hình của khoáng C 2S, tồn tại trong clinker khi làmnguội nhanh. Trong quá trình nung clinker do phản ứng của CaO với SiO 2 ở trạngthái rắn tạo thành khoáng C2S ở nhiệt độ 600 ÷ 11000C. Khoáng C2S có 4 dạngkhác nhau về hình dáng cấu trúc và các tính chất, gọi là dạng thù hình, đó là α,α'-,β- và γ- C2S.Sự thay đổi trạng thái cấu trúc của Bêlít khi tăng nhiệt độ tới xuất hiện phalỏng và khi làm nguội tới nhiệt độ bình thường rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiềuyếu tố khác nhau. Sự biến đổi thù hình của C2S trong quá trình làm nguội mô tả sauđây đã đơn giản hóa rất nhiều.Khi làm nguội clinker, nếu tốc độ làm nguội chậm sẽ xảy ra sự biến đổi thùhình từ dạng β- C2S sang dạng γ- C2S kèm theo hiện tượng clinker bị tả thành bộtvì có sự tăng thể tích. Nguyên nhân vì γ- C2S có khối lượng riêng là 2,97g/cm3,nhỏ hơn khối lượng riêng của β- C2S là 3,28g/cm3. γ- C2S không có tính kết dính ởđiều kiện nhiệt độ và áp suất thường, vì vậy để tránh hiện tượng tả clinker do sựbiến đổi thù hình từ β- C2S sang γ- C2S ở 5750C, cần ổn định bằng cách đưa mộtsố ôxit khác như P2O5, BaO... vào mạng lưới cấu trúc của nó tạo thành dung dịchrắn.Khi tác dụng với nước, khoáng Belit thủy hóa chậm, tỏa nhiệt ít và cũngtạo thành các tinh thể dạng sợi (có công thức viết tắt là CSH (B) gọi là Tobermorit)GVHD: Nguyễn Thị Hồng AnhNhóm SVTH: 08CDHH13đan xen vào nhau tạo cho đá xi măng có cường độ cao. Tốc độ phát triển cường độcủa khoáng Belit chậm hơn khoáng Alit, phải sau 1 năm đóng rắn cường độ củaBelit mới bằng của Alit.Belit thải ra lượng Ca(OH)2 ít hơn Alit nên nó tạo cho đá xi măng có độbền ăn mòn rửa trôi cao hơn đá xi măng Alit.Khoáng canxi aluminat (C3A): Là chất trung gian màu trắng nằm xen giữacác hạt Alit và Belit cùng với alumo ferit canxi (C4AF). Trong thành phần của C3Acũng chứa một số tạp chất như: SiO2, Fe2O3, MgO, K2O, Na2O.Aluminát canxi là khoáng quan trọng cùng với Alit tạo ra cường độ ban đầucủa đá xi măng. Xi măng chứa nhiều C 3A toả nhiều nhiệt khi đóng rắn, nếu thiếuhoặc không có thạch cao để làm chậm sự đông kết thì xi măng sẽ bị đóng rắn rấtnhanh (không thể thi công được). C3A có tỷ trọng 3,04g/cm3, là khoáng đóng rắnnhanh, cho cường độ cao nhưng kém bền trong môi trường sun phát.Khoáng Canxi alumo ferit (C4AF): Cũng là chất trung gian, có tỷ trọng 3,77g/cm3, màu đen, nằm xen giữa các hạt Alit và Belit cùng với khoáng C 3A. Khinung clinker, do phản ứng của CaO với Fe 2O3 tạo thành các khoáng nóng chảy ởnhiệt độ thấp (600 ÷ 700OC) như CaO.Fe2O3 (CF), C2F ... Sau đó các khoáng nàytiếp tục phản ứng với Al 2O3 tạo thành các khoáng Canxi Alumo Ferit có thànhphần thay đổi như C2F, C6A2F, C4AF, C6AF2. Các khoáng này bị nóng chảy hoàntoàn ở nhiệt độ 1250OC và trở thành pha lỏng cùng với các khoáng Canxialuminat, tạo ra môi trường cho phản ứng tạo thành khoáng C 3S, nên chúngthường được gọi là chất trung gian hoặc pha lỏng clinker.Khi tác dụng với nước, Canxi alumo ferit thuỷ hoá chậm, toả nhiệt ít và cho cườngđộ thấp.Các khoáng khác:Ngoài 4 khoáng chính ở trên, trong clinker còn chứa pha thuỷ tinh là chấtlỏng nóng chảy bị đông đặc lại khi làm lạnh clinker. Nếu quá trình làm nguộinhanh thì các khoáng C3A, C4AF, MgO (periclaz), CaOtd… không kịp kết tinh đểtách khỏi pha lỏng, khi đó pha thuỷ tinh sẽ nhiều. Ngược lại, nếu làm lạnh chậmthì pha thuỷ tinh sẽ ít. Khi làm nguội nhanh, các khoáng sẽ nằm trong pha thuỷtinh ở dạng hoà tan nên có năng lượng dự trữ lớn làm cho clinker rất hoạt tính vàsẽ tạo cho đá xi măng có cường độ ban đầu cao. Khi làm lạnh chậm, các khoángsẽ kết tinh hoàn chỉnh, kích thước lớn nên độ hoạt tính với nước sẽ giảm, hơn nữaMgO và CaO tự do sẽ kết tinh thành các tinh thể độc lập, bị già hoá nên dễ gây rasự phá huỷ cấu trúc của đá xi măng, bê tông về sau.GVHD: Nguyễn Thị Hồng AnhNhóm SVTH: 08CDHH14Khoáng Alit (C54S16AM)Khoáng Belit (β-C2S)Hình3: Ảnh cấu trúc của ClinkerGVHD: Nguyễn Thị Hồng AnhNhóm SVTH: 08CDHH154. Đặc tính của clinker:4.1. Sự hydrat hoá của các khoáng Clinker:4.1.1. Sự hydrat hoá của C3S và Alít:Sự hydrat hoá của C3S và Alít tạo thành các hydro canxi silicat và Ca(OH)2theo các phản ứng như sau:2(3CaO. SiO2) + 6H2O = 3CaO.2SiO2.3H2O + 3Ca(OH)2 + ∆H3CaO. SiO2 + 3H2O = 2CaO.SiO2.2H2O + Ca(OH)2 + ∆HTổng lượng nhiệt toả ra phụ thuộc vào dạng hydro canxi silicat được tạothành và thay đổi trong khoảng từ 32 ÷ 500 kJ/kg.Mức độ hydrat hoá C3S ở nhiệt độ 2980K (25oC) sau 1 ngày: 25 ÷ 35%; sau10 ngày: 55 ÷ 65%; sau 28 ngày: 78 ÷ 80%.Thành phần của các hydro canxi silicat được tạo thành khi hydrat hoá C 3Svà Alit bị thay đổi và phụ thuộc vào điều kiện đóng rắn. Các hydro canxisilicat mới có độ bazơ cao kết tinhdưới dạng tinh thể hình sợi dàinhỏ. Các tinh thể này tạo thành ởbên ngoài lớp vỏ hydrat hình cầudo đó có thể quan sát được khinghiên cứu kính hiển vi điện tử(hình bên).Sự hydrat hoá C3S bị chậm lại khi có mặt Ca(OH)2, C3A và tăng lên đángkể khi có mặt CaCl2 và các clorit, bromit, nitrit, sunfat, cacbonat, các kim loạikiềm và thạch cao.4.1.2. Sự hydrat hoá của C2S và bêlit:Phản ứng hydrat hoá C2S và các dung dịch rắn của nó tạo thành các hydrocanxi silicat thành phần khác nhau và số lượng Ca(OH)2 nào đó như sau:2CaO.SiO2 + 3H2O = CaO. SiO2.2H2O + Ca(OH)2Phản ứng xảy ra với lượng nhiệt toả ra 250 ÷ 290 kJ/kg.Tốc độ hydrat hoá C2S chậm hơn so với C3S và phụ thuộc vào cấu tạo tinhthể của khoáng, thành phần của dung dịch nước và điều kiện xảy ra phản ứng. Dotác động của các yếu tố đã chỉ ra, mức độ hydrat hoá C2S có thể là:Sau 1 ngày: 5 ÷ 10%; sau 10 ngày: 10 ÷ 20%;Sau 28 ngày: 30 ÷ 50%; sau 5 ÷ 6 năm: 100%Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng β-C2S tổng hợp hydrat hoá chậm hơnbelit trong thành phần XMP. Sự hoà tan trong chúng của các ôxit BaO, P 2O5,GVHD: Nguyễn Thị Hồng AnhNhóm SVTH: 08CDHH16Cr2O3, Fe2O3, Na2O ở số lượng hợp lý góp phần làm tăng độ hoạt tính hydrat hoácủa khoáng. Nguyên nhân của đặc trưng hydrat hoá rất phức tạp của các dung dịchrắn của C2S chính là sự ổn định của chúng ở các trạng thái cấu trúc khác nhau.Người ta đã cho rằng hoạt tính hydrat hoá của α, α' và β-C2S cao nhưng khácnhau còn γ -C2S không bị hydrat hoá. Tốc độ hydrat hoá C2S tăng lên trong dungdịch nước chứa CaSO4 và CaCl2 hoà tan.4.1.3. Sự hydrat hoá các canxi aluminat:Trong quá trình hydrat hoá C3A tách ra các hydro canxi aluminat khácnhau, nhưng ở giai đoạn đầu có 4CaO.Al 2O3.19H2O và 2CaO.Al2O3.8H2O. Phảnứng có thể xảy ra theo sơ đồ:2(3CaO.Al2O3) + 27H2O = 2CaO.Al2O3.8H2O + 4CaO.Al2O3.19H2O3CaO.Al2O3 + 6H2O = 3CaO.Al2O3.6H2OHiệu ứng nhiệt của phản ứng phụ thuộc vào thành phần của hydro canxialuminat cuối cùng và thay đổi trong khoảng 865 ÷1100 kJ/kg. Phản ứng hydrathoá C3A xảy ra rất nhanh và sau 1 ngày đã đạt đến 70 - 80%. Khi hydrat hoá C 3Acó thể tạo thành đồng thời các hydrat C3AH6 và AH3, C4AH19 và C2AH8.Nếu trong nước trộn có mặt các ion SO42- thì sản phẩm hydrat hoá C3A sẽ làkhoáng 3CaO.Al2O3.3CaSO4.32H2O - hydro canxi trisunfo aluminat hay còn gọi làEttringit.3CaO.Al2O3 + 3CaSO4 + 32H2O = 3CaO.Al2O3.3CaSO4.32H2OTrong trường hợp nếu các ion SO 42- trong dung dịch không đủ để liên kếttất cả hydro canxi aluminat thành Ettringit, thì các tinh thể Ettringit và hydrocanxialuminat tương tác với nhau tạo thành hydro canxi monosunfo aluminat:2(C3AH6 ) + 3CaO.Al2O3.3CaSO4.32H2O == 3(3CaO.Al2O3.CaSO4.12H2O) + 8H2OCác tinh thể Ettringit hình kim hoặc hình lăng trụ tạo thành ở gần bề mặtcủa hạt C3A cũng như ở khoảng trống giữa các hạt. Các tinh thể hydro canximonosunfo aluminat có dạng tấm. Khi có mặt các ion SO 42- tốc độ hydrat hoá C3Abị chậm lại.Các ion Cl- (CaCl2) thúc đẩy quá trình hydrat hoá C 3A cũng như hỗn hợpC3A với CaSO4. Các muối hoà tan nhiều trong nước (sunfat, clorit, nitrat v.v.) gâyra ảnh hưởng lớn lên động học hydrat hoá C 3A. Trên cơ sở các hydro canxialuminat độ bazơ cao có thể tạo thành Ettringit khi chúng tương tác với các ionCa2+ và SO42- trong các môi trường xâm thực.4.1.4. Sự hydrat hoá canxi alumoferit:GVHD: Nguyễn Thị Hồng AnhNhóm SVTH: 08CDHH17
Xem ThêmTài liệu liên quan
- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN I – TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU pptx
- 91
- 5,554
- 26
- Bóc tách động mạch chủ
- 5
- 801
- 8
- Chẩn đoán và điều trị suy tim
- 45
- 1
- 21
- Chan doan va dieu tri choang tim
- 0
- 4
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(5.87 MB) - BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN I – TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU pptx-91 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Nguyên Liệu Sản Xuất Xi Măng Poóclăng Có Hàm Lượng đất Sét
-
NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT XI MĂNG POOCLĂNG - Tài Liệu Text
-
XI MĂNG POOCLĂNG - TaiLieu.VN
-
Quy Trình Sản Xuất Xi Măng Chất Lượng Theo đúng Tiêu Chuẩn Quy định
-
Sản Xuất Xi Măng Từ Nguyên Liệu đất Sét
-
Thành Phần Xi Măng Bao Gồm Những Gì? Nguyên Liệu Sản Xuất Xi ...
-
[DOC] Nguyên Liệu để Sản Xuất Xi Măng Poóc Lăng – Hỗn Hợp Sét
-
Xi Măng Pooc Lăng Hỗn Hợp Và Các Loại Xi Măng Khác
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 6071:2013 Về Sét để Sản Xuất Clanhke Xi ...
-
Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 6072:1996 Về Nguyên Liệu để Sản Xuất ...
-
Xi Măng Portland – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nghiên Cứu đánh Giá Khả Năng Sử Dụng Nguyên Liệu để Sản Xuất ...
-
(DOC) XIMANG | Phụng Nguyễn
-
Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Xi Măng Poóc Lăng Theo Phương Pháp ...
-
Xi Măng Poóc Lăng Trắng - Wiko