NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHĂN NUÔI PHỔ BIẾN | Hải An Phát
Có thể bạn quan tâm
Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phổ biến ngày càng đa dạng, tùy theo mỗi loại vật nuôi mà người chăn nuôi luôn phải biết cách phối trộn hợp lý để đảm bảo về chất lượng, dinh dưỡng cung cấp cho vật nuôi của mình, có như thế thì vật nuôi mới sinh trưởng và phát triển tốt được.Sau đây chúng tôi xin chia sẻ một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phổ biến để bà con nghiên cứu và bổ sung cho công thức cám chăn nuôi của mình nhé :
1. Bột mì – Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phổ biến
Được sản xuất từ hạt lúa mì, được sử dụng nhiều trong ngành chế biến thực phẩm bánh mì, bánh ngọt, kẹo, quẩy,… Ngoài ra bột mì được sử dụng rộng rãi trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Chỉ tiêu dinh dưỡng bột mì chăn nuôi:
- Protein : 9.0% – 12,0%
- Gluten ướt: 24,0% – 33,0%
- Thủy phần: 13,5% – 14,5%
- Hàm lượng tro: ≤ 1%
Bột mì là thành phần được sử dụng cho hầu hết các loại cám viên thức ăn chăn nuôi hiện nay.
2. Bã Đậu nành :
Là sản phẩm thu được sau khi chiết xuất hầu hết dầu từ hạt đậu tương, có dạng bột mảnh, tơi xốp, có màu vàng nâu nhạt và mùi thơm đặc trưng. Bã nành là nguồn cung cấp protein chủ yếu và tốt nhất trong thức ăn cho vật nuôi, có hàm lượng đạm thô từ 43 – 49%, giàu acid amin thiết yếu, nhất là Lysine chiếm 2.88%, các acid amin thiết yếu rất là cân đối. Bã nành có mùi thơm làm tăng tính thèm ăn cho vất nuôi .
Hàm lượng dinh dưỡng trong bã đậu nành :
- Đạm: 46% min
- Đô ẩm : 12% max
- Xơ : 4% max
- Tạp chất: 2.5% max.
3. Bã ngô lên men:
Chứa hầu hết dưỡng chất từ hạt bắp ở dạng bột ngoại trừ thành phần chính của tinh bột, là sản phẩm phụ được chế biến từ quá trình sản xuất Ethanol. Ngô lên men ( DDGS ) giàu đạm thô, acid amin, phospho và các thành phần dinh dưỡng khác sử dụng trong khẩu phần ăn của vật nuôi. Hàm lượng dưỡng chất quí giá trong ngô lên men là thành phần thiết yếu trong công thức của thức ăn chăn nuôi hiện nay. Bã ngô lên men thường có màu vàng, cam.
Đặc điểm về dinh dưỡng của Ngô lên men :
- Đạm thô 26% min
- Fat 7.5% min
- Xơ 10% min
- Tro 7% max
- Độ ẩm 12.5% max
4. DPS – Protein tăng trọng
Là nguyên liệu đươc ưa chuộng nhằm giúp vật nuôi sinh trưởng nhanh và năng suất cao hơn. Thành phần của Protein tăng trọng : Protein thô 50%, béo thô 5%, xơ thô 2% Công dụng :
- – Cung cấp đạm kích thích tôm, cá mau lớn, mau tăng trọng
- – Bổ sung protein động vật vào thức ăn chăn nuôi
5. Bột vỏ tôm
Rất giàu Axit Amin, Canxi, Photpho và mùi thơm đặc trưng của Tôm khô…kích thích sự thèm ăn, rất tốt cho Gia cầm trong giai đoạn đẻ Trứng, Gia súc trong quá trình phát triển Xương ,Thủy sản trong quá trình tạo Vỏ… Hàm lượng Đạm khá cao 30-35% giúp tăng độ đạm trong công thức phối trộn thức ăn chăn nuôi.
Chỉ tiêu dinh dưỡng Bột vỏ tôm :
- Độ đạm : 35% min
- Độ ẩm : 13 % max
- Độ mặn : 10% max
- Độ tro : 28%
6. Bột Xương Thịt
Là một nguyên liệu quan trọng để bổ sung đạm cũng như cung cấp acid amin cho vật nuôi. Chính vì thế nó được sử dụng phổ biến trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, đặc biệt trong công thức phối trộn để sản xuất thức ăn dạng cám viên.
Chỉ Tiêu dinh dưỡng của bột xương thịt :
- Protein thô: 50% max
- Ẩm: 7% max
- Lipit: 14% max
- Tro: 36% max
- Tỉ lệ Protein tiêu hóa:83% min
- Samonella: không phát hiện
- Xuất xứ: Châu Âu
7. Bột cá
Là thành phần quan trọng và có vai trò thiết yếu đối với vật nuôi nói chung và vật nuôi thủy sản nói riêng. Là nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phổ biến cùng với việc nuôi trồng thủy sản ở nước ta ngày càng tăng và kèm theo đó là việc tăng lượng bột cá dùng để sản xuất thức ăn nuôi thủy sản. Do bột cá là nguồn cung cấp protein có giá trị cao và tính ưu việt nổi trội so với các nguồn cung cấp protein khác.
Đặc điểm dinh dưỡng của bột cá:
- Độ đạm (Protein) : 60% Min
- Độ mặn (Salt): 3.0% Max
- Độ ẩm ( Moisture) : 9.58% Max
- Độ tro(Ash) : 28,02%Max
- Độ xơ (Fiber): 0.56% Max
- Độ béo (Fat) :11,76% Max
- TVN : 154 mg/100g
- Không Ecoli, Melamin, Bột lông vũ.
8. Bột gan mực nguyên liệu thức ăn chăn nuôi :
Trong các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phổ biến Bột Gan Mực là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong ngành chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm. Có màu đỏ đậm,mùi đặc trưng.
Bột Gan Mực là sản phẩm được dùng nhiều trong chế biến thức ăn thủy sản. Độ tiêu hóa và hấp thụ của bột gan mực cao, lại chứa nhiều acid amin tự do, nucleptides, taurine nên khi trộn vào thức ăn sẻ làm tăng vị ngon và cải thiện tăng trưởng cho tôm, cá. Đặc biệt các acid amin tự do có trong bột gan mực sẻ là chất dẩn dụ, kích thích sự bắt mồi của động vật thủy sản. Bột gan mực cũng có thể sự dụng như chất phụ gia trong sản xuất thức ăn chăn nuôi cho vật nuôi như heo và gà.
Công dụng của bột mực :
Cung cấp đạm, béo và sơ đảm bảo quá trình sinh trưởng và phát triển của thủy sản. Giúp tôm, cá hấp thu và chuyển hóa thức ăn tốt. Kích thích ăn nhiều. Cải thiện lượng ăn cho thủy sản
Chi tiết thành phần Bột Gan Mực :
– Đạm: 43% Min
– Béo: 15% Max
– Ẩm: 10% Max
– Tro: 10% Max
– Xuất xứ Mỹ,Hàn Quốc
9. Ruốc biển
(hay còn gọi là moi biển) là loài động vật biển có trữ lượng lớn trên 160 triệu tấn, tập trung nhiều ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt, trong đó có vùng biển Việt Nam( với lượng khai thác hiện nay khoảng hơn 40 ngàn tấn). Trong ruốc biển hàm lượng protein khá cao 16-17% khối lượng tươi, trong đó chứa các acid amin thiết yếu. Chính vì vậy ruốc biển được xem là nguồn protein rất tốt cho con người và các động vật khác.
Ngày nay ruốc biển ngoài việc sử dụng làm thức ăn cho con người( như ruốc tươi, mắm ruốc, làm bánh, thức ăn nhanh như bim bim,..) còn được sử dụng cho ngành chăn nuôi, đặc biệt là làm nguyên liệu sản xuất cám viên cho chăn nuôi một cách rộng rãi. Thông thường nguyên liệu thức ăn này được sử dụng dưới dạng bột gọi là Bột ruốc biển. Bột ruốc biển thường có máu nâu vàng.
10. Bột huyết
Là sản phẩm phân tách tế bào được sấy khô và xử lý từ máu của gia súc. Toàn bộ máu của gia súc giết mổ sẽ đước tách bằng máy ly tâm và sấy khô cẩn thận trong tháp sấy phun chuyên dụng. Bột huyết rất giàu đạm (90%) và chứa tỷ lệ tro thấp (6%). Mặt khác, khả năng tiêu hóa của đạm trong bột huyết là 99% (thực hiện trong ống nghiệm) và khả năng hòa tan của bột huyết là 88%.
Bột huyết rất giàu lysine (9-11%), tuy nhiên thiếu Isoleusine và Methionin. Đối với động vật thủy sản thì khả năng tiêu hóa bột huyết thấp, hàm lượng bột huyết được đề nghị sử dụng trong thức ăn cho tôm không quá 10%. Giá thành của bột huyết cao hơn nhiều so với các nguyên liệu cho đạm khác. Chính vì vậy việc sử dụng cần tính toán kỹ để đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Chỉ tiêu chất lượng :
- Đạm : 90% min
- Đô ẩm : 5.47% max
- Béo : 0.24%
- Salmonella không phát hiện
- E.Coli không phát hiện
- Melamine Assay <2.00 ppm
- Xuất xứ : Ả Rập.
Trên đây là một số loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phổ biến trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật để bà con tìm hiểu thêm.
Tham khảo thêm máy trộn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phổ biến.
CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ CHẾ TẠO HẢI AN PHÁT
- Địa chỉ : Khu phố Bình Khánh, Phường Khánh Bình, Thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương
- Điện thoại : 0979 232 569 – 0964 348567 – 0941 551 205
- Email : Haianphat.vn@gmail.com
- Website : https://haianphat.com
Từ khóa » Cách Tính độ đạm Trong Thức An Chăn Nuôi
-
Phương Pháp Tính Giá Trị Năng Lượng Trao đổi Trong Thức ăn Hỗn Hợp ...
-
CÁCH XÂY DỰNG CÔNG THỨC THỨC ĂN BẰNG CÁCH TÍNH ...
-
Nguyên Liệu đạm Trong Sản Xuất Thức ăn
-
Cách Xây Dựng Công Thức Thức ăn Bằng Cách Tính Thủ Công
-
Am Hiểu độ đạm - Gia Tăng Lợi Nhuận - Trung Tâm Chế Phẩm Sinh Học
-
Kỹ Thuật Phối Trộn Thức ăn Chăn Nuôi | Cổng TTĐT Tài Năng Trẻ Quốc ...
-
Công Thức Phối Trộn Thức ăn Trong Chăn Nuôi - Thuận Nhật
-
[QUÀ TẶNG] Công Thức Tự động Tính Tỷ Lệ Phối Trộn Thức ăn Và độ ...
-
Cách Tính độ đạm Trong Thức ăn Chăn Nuôi - Ham Chơi Game
-
Một Số Lưu ý Khi Phối Trộn Thức ăn Tinh Cho Vật Nuôi
-
TCVN 8133-1:2009 Tính Hàm Lượng Protein Thô Trong Hạt Có Dầu Và ...
-
Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 4328-1:2007 Thức ăn Chăn Nuôi - Xác ...
-
CÔNG THỨC KHẨU PHẦN ĂN CHĂN NUÔI - Tân Hữu Quí
-
Đạm Tiêu Hóa Trong Thức ăn Gia Súc Và Thức ăn Nuôi Trồng Thủy Sản