Phương Pháp Tính Giá Trị Năng Lượng Trao đổi Trong Thức ăn Hỗn Hợp ...
Có thể bạn quan tâm
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp tiến hành và cách tính giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn hỗn hợp cho gia cầm.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4331: 2001 (ISO 6492:1999), Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng chất béo.
TCVN 6952: 2001 (ISO 6498:1998), Thức ăn chăn nuôi - Chuẩn bị mẫu thử.
TCVN 4328-1: 2007 (ISO 5983-1:2005). Thức ăn chăn nuôi. Xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô. Phần 1: Phương pháp Kjeldahl.
ISO 6493: 2000, Animal feeding stuffs – Determination of starch content – Polarimetric method, (Thức ăn chăn nuôi – Xác định hàm lượng tinh bột – Phương pháp đo phân cực).
AOAC 974.06, Sugars (Total) in Animal Feed. Modified Fehling Solution Method, (Đường (tổng số) trong thức ăn chăn nuôi. Phương pháp dung dịch Fehling cải tiến).
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng một số thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Năng lượng trao đổi (metabolizable energy)
Là phần năng lượng còn lại sau khi lấy năng lượng thô trừ đi năng lượng của chất thải qua lỗ huyệt của gia cầm.
3.2
Năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (nitrogen retention corrected metabolizable energy)
Là năng lượng trao đổi đã được hiệu chỉnh theo lượng nitơ tích lũy trong cơ thể gia cầm, được tính theo công thức của Hill và Anderson (1958) như sau:
MEn = ME – (N x 8,22).
Trong đó: MEn là năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ tính bằng kcal/kg; N là lượng nitơ tích lũy tính bằng g và 8,22 là hệ số (là giá trị năng lượng của 1 g axit uric).
3.3
Gía trị năng lượng trao đổi trong thức ăn hỗn hợp cho gia cầm (metabolizable energy value of compound poultry feed)
Là giá trị được tính toán theo cách tính được quy định trong tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Giá trị năng lượng trao đổi được biểu thị bằng megajun trên kilogam thức ăn ở dạng sử dụng (MJ/kg).
Theo thông lệ, trong dinh dưỡng gia cầm, giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn được biểu thị bằng giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và được gọi tắt là năng lượng trao đổi.
4 Nguyên tắc
Từ mẫu thức ăn hỗn hợp cho gia cầm tiến hành xác định thành phần phần trăm theo khối lượng các chỉ tiêu: protein thô, chất béo, tinh bột và đường tổng số (tính theo sucroza), từ đó tính giá trị năng lượng trao đổi theo công thức được quy định trong tiêu chuẩn này.
5 Lấy mẫu
Phương pháp lấy mẫu không qui định trong tiêu chuẩn này, nên lấy mẫu theo TCVN 4325:2007 (ISO 6497:2002) [1].
Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải là mẫu trung thực và có tính đại diện, không bị hư hỏng hoặc biến đổi thành phần trong quá trình vận chuyển và bảo quản.
6 Chuẩn bị mẫu thử
Chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 6952: 2001 (ISO 6498:1998).
7 Tiến hành thử
7.1 Xác định hàm lượng protein thô, chất béo, tinh bột và đường tổng số
7.1.1 Xác định hàm lượng protein thô
Hàm lượng protein thô trong thức ăn hỗn hợp cho gia cầm được xác định theo phương pháp qui định trong TCVN 4328-1:2007 (ISO 5983-1:2005).
Hàm lượng protein thô được tính bằng phần trăm theo khối lượng bằng cách nhân kết quả hàm lượng nitơ với hệ số 6,25. Kết quả được biểu thị chính xác đến hai chữ số thập phân.
7.1.2 Xác định hàm lượng chất béo
Hàm lượng chất béo trong thức ăn hỗn hợp cho gia cầm được xác định theo phương pháp qui định trong TCVN 4331:2001 (ISO 6492:1999).
Hàm lượng chất béo được tính bằng phần trăm theo khối lượng. Kết quả được biểu thị chính xác đến hai chữ số thập phân.
7.1.3 Xác định hàm lượng tinh bột
Hàm lượng tinh bột trong thức ăn hỗn hợp cho gia cầm được xác định theo phương pháp qui định trong ISO 6493:2000.
Hàm lượng tinh bột được tính bằng phần trăm theo khối lượng. Kết quả được biểu thị chính xác đến hai chữ số thập phân.
7.1.4 Xác định hàm lượng đường tổng số (tính theo sucroza)
Xác định hàm lượng đường tổng số theo AOAC 974.06.
Từ hàm lượng đường tổng số nhân với hệ số 0,95 để thu được đường tổng số qui về sucroza.
Hàm lượng đường tổng số qui về sucroza được tính bằng phần trăm theo khối lượng. Kết quả được biểu thị chính xác đến hai chữ số thập phân.
7.2 Phương pháp tính giá trị năng lượng trao đổi
7.2.1 Phương pháp tính
Giá trị năng lượng trao đổi đã hiệu chỉnh nitơ trong thức ăn hỗn hợp cho gia cầm được tính theo công thức dưới đây:
ME (MJ/kg) = 0,1551 x % protein thô + 0,3431 x % chất béo + 0,1669 x % tinh bột + 0,1301 x % đường tổng số (tính theo sucroza).
Trong đó:
ME Là giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn hỗn hợp cho gia cầm được biểu thị bằng megajun trên một kilogam thức ăn hỗn hợp ở dạng sử dụng (MJ/kg);
Protein thô: Xác định theo phương pháp qui định trong TCVN 4328-1:2007 (xem 7.1.1);
Chất béo: Xác định theo phương pháp qui định trong TCVN 4331:2001 (xem 7.1.2);
Tinh bột: Xác định theo phương pháp qui định trong ISO 6493:2000 (xem 7.1.3);
Đường tổng số: Xác định theo AOAC 974.06 (xem 7.1.4).
Biểu thị kết quả chính xác đến một chữ số thập phân.
Giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn hỗn hợp cho gia cầm cũng có thể được biểu thị bằng kilocalo trên kilogam (Kcal/kg) bằng cách qui đổi 1 MJ = 239 kcal.
VÍ DỤ: Kết quả phân tích 01 mẫu thức ăn hỗn hợp cho gà nuôi thịt (broiler) giai đoạn từ 0-3 tuần tuổi như sau: hàm lượng protein thô: 22,56 %; chất béo: 4,53 %; tinh bột: 40,24 %; đường tổng số: 4,68 %.
Từ những kết quả trên, giá trị năng lượng trao đổi ME được tính như sau:
Tính giá trị đường tổng số (tính theo sucroza): 4,68 % x 0,95 = 4,45 %
Áp dụng công thức (7.2.1) nêu trên ta có:
ME (MJ/kg) = 0,1551 x 22,56 + 0,3431 x 4,53 + 0,1669 x 40,24 + 0,1301 x 4,45 = 12,3 (MJ/kg) = 2940 kcal/kg.
7.2.2 Mức độ dao động cho phép đối với giá trị công bố
Nếu có sự chênh lệch giữa kết quả thanh tra so với công bố về giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn hỗn hợp cho gia cầm thì mức dao động cho phép tối đa là 0,4 MJ (95,6 kcal).
8 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ :
- tất cả các thông tin cần thiết để nhận biết toàn diện về mẫu thử;
- phương pháp lấy mẫu, nếu biết;
- phương pháp phân tích đã sử dụng cũng như viện dẫn trong tiêu chuẩn;
- phương pháp xử lý mẫu đối với những mẫu đặc biệt, nếu có;
- kết quả thu được;
- tất cả các chi tiết về thao tác không qui định trong tiêu chuẩn này cùng với chi tiết bất thường nào khác có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Từ khóa » Cách Tính độ đạm Trong Thức An Chăn Nuôi
-
CÁCH XÂY DỰNG CÔNG THỨC THỨC ĂN BẰNG CÁCH TÍNH ...
-
Nguyên Liệu đạm Trong Sản Xuất Thức ăn
-
Cách Xây Dựng Công Thức Thức ăn Bằng Cách Tính Thủ Công
-
Am Hiểu độ đạm - Gia Tăng Lợi Nhuận - Trung Tâm Chế Phẩm Sinh Học
-
Kỹ Thuật Phối Trộn Thức ăn Chăn Nuôi | Cổng TTĐT Tài Năng Trẻ Quốc ...
-
NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHĂN NUÔI PHỔ BIẾN | Hải An Phát
-
Công Thức Phối Trộn Thức ăn Trong Chăn Nuôi - Thuận Nhật
-
[QUÀ TẶNG] Công Thức Tự động Tính Tỷ Lệ Phối Trộn Thức ăn Và độ ...
-
Cách Tính độ đạm Trong Thức ăn Chăn Nuôi - Ham Chơi Game
-
Một Số Lưu ý Khi Phối Trộn Thức ăn Tinh Cho Vật Nuôi
-
TCVN 8133-1:2009 Tính Hàm Lượng Protein Thô Trong Hạt Có Dầu Và ...
-
Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 4328-1:2007 Thức ăn Chăn Nuôi - Xác ...
-
CÔNG THỨC KHẨU PHẦN ĂN CHĂN NUÔI - Tân Hữu Quí
-
Đạm Tiêu Hóa Trong Thức ăn Gia Súc Và Thức ăn Nuôi Trồng Thủy Sản