Nguyên Lý động Cơ Diesel 4 Kỳ 1 Xy Lanh | Technicalvn

Nội dung bài viết

  • 1/ Quá trình nạp
  • 2/ Quá trinh nén
  • 3/ Quá trình cháy
  • 4/ Quá trình thải
  • 5/ So sánh động cơ xăng và động cơ Diesel

Động cơ xăng, hỗn hợp không khí-nhiên liệu bị nén và sau đó được đốt cháy bởi năng lượng của tia lửa điện bu gi. Còn ở động cơ Diesel, nhiên liệu bị đốt cháy bởi nhiệt độ của không khí bị nén. Nhiệt độ không khí bị nén trong buồng đốt của động cơ Diesel khoảng 500°C hoặc cao hơn, do tỉ số nén của động cơ Diesel là rất lớn ( 15/1 – 22/1 )

động cơ diesel 4 kỳ 1 xy lanh động cơ diesel 4 kỳ 1 xy lanh

1/ Quá trình nạp

Khi trục khuỷu chuyển động, thanh truyền kéo piston dịch chuyển từ trên xuống, xú pap nạp mở và xú pap thải đóng. Độ chân không trong xy lanh hút không khí sạch từ bên ngoài đi qua xú pap nạp để nạp vào xy lanh động cơ.

quá trình nạp

2/ Quá trinh nén

Piston từ điểm chết dưới di chuyển lên điểm chết trên. Xú pap nạp và thải đều đóng. Khi piston đi lên không khí bên trong xy lanh bị nén áp suất đạt tới 30 kg/cm và nhiệt độ khoảng từ 500 – 800°C.

quá trình nén

3/ Quá trình cháy

Không khí trong xy lanh bị đẩy vào buồng đốt phụ ở bên trong nắp máy. Ở cuối quá trình nén, kim phun mở và nhiên liệu được phun vào buồng đốt phụ với áp suất rất cao và nhiên liệu sẽ tự bốc cháy. Khi nhiên liệu cháy làm cho áp suất và nhiệt độ trong buồng đốt phụ tăng nhanh và nó bị đẩy ra buồng đốt chính. Tại buồng đốt chính, nhiên liệu hoà trộn với không khí và tiếp tục cháy trong thời gian rất nhanh chóng.

quá trình cháy

Áp suất cháy sẽ đẩy piston di chuyển và qua trung gian của thanh truyền sẽ làm cho trục khuỷu quay để truyền công suất cho ôtô.

4/ Quá trình thải

Piston từ điểm chết dưới di chuyển lên điểm chết trên, xú pap nạp đóng và xú pap thải mở. Khi piston đi lên đỉnh piston sẽ đẩy khí cháy trong xy lanh qua xú pap thải thoát ra ngoài. Khi piston dịch chuyển từ trên xuống quá trình nạp được thực hiện và chu kỳ thứ hai được tiếp diển.

quá trình thải

Khi động cơ thực hiện 4 kỳ: nạp, nén, nổ và thải, trục khuỷu quay hai vòng và chỉ có một lần sinh công. Nên nó được gọi là động cơ Diesel 4 kỳ. Động cơ Diesel có ưu điểm là hiệu suất nhiệt và tuổi thọ động cơ cao, ít hư hỏng và momen xoắn được giữ không đổi trong một khoảng tốc độ nên nó dễ sử dụng hơn động cơ xăng.  Có khuyết điểm là phát ra tiếng ồn lớn, rung động mạnh khi làm việc, hệ thống nhiên liệu có độ chính  xác cao và cấu trúc động cơ phải vững chắc.

5/ So sánh động cơ xăng và động cơ Diesel

so sánh động cơ xăng và diesel

Từ khóa » Cấu Tạo Của đông Cơ Diesel 4 Kỳ