Nguyên Lý Hoạt động Của Bộ điều Chỉnh (Regulator) Bơm K3V. | MCT

Menu MCT - CLUB
  • Diễn đàn Bài viết mới Tìm chủ đề
Đăng nhập Đăng ký Có gì mới? Tìm kiếm

Tìm kiếm

Everywhere Chủ đề This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề Bởi: Tìm Tìm kiếm nâng cao…
  • Bài viết mới
  • Tìm chủ đề
Menu Đăng nhập Đăng ký
  • Diễn đàn
  • Diễn đàn
  • Khu vực của anh em sửa chữa.
3. Kiến thức-Thảo luận chungNguyên lý hoạt động của bộ điều chỉnh (Regulator) bơm K3V.
  • Thread starter LACHAU
  • Ngày gửi 30/10/18
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Tiếp 1 of 5

Đi đến trang

Tới Tiếp Last LACHAU

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT 30/10/18 #1 Sơ lược: K3V là họ bơm thủy lực có thể điều chỉnh lưu lượng riêng của hãng KAWASAKI. Dù hiện nay KAWASAKI đã cho ra các thế hệ mới hơn K5V, K7V v.v... nhưng cấu tạo và nguyên lý hoạt động vẫn rất giống K3V. Do vậy có thể nói nguyên lý hoạt động của bộ điều chỉnh (regulator) dòng K3V là rất cơ bản. Hiểu rõ, nắm chắc điều này sẽ giúp người làm kỹ thuật tiếp cận và hiểu nguyên lý hoạt động các thế hệ bơm mới của KAWASAKI rất dễ dàng. Tạm thời mời các bạn xem đoạn video của một bạn Thổ nhĩ kỳ giải thích khá rõ. Ít bữa nữa sẽ phân tích chi tiết hơn bằng tiếng Việt để các bạn tiện theo dõi Sửa lần cuối: 2/11/18 G

Gie-rach

Administrator
30/10/18 #2 Thank Đại Ca nhiều Đặng Sơn

Đặng Sơn

Moderator
Thành viên BQT 31/10/18 #3 mong thầy nhiều sức khỏe để xây dựng cờ lúp thêm mạnh Bốc Phét

Bốc Phét

Member
2/11/18 #4 Bác lạc hậu có thể nói rõ hơn về phần điều chỉnh bơm không ah. B17E2245-3B99-4B28-A7F4-49472B88EC2D.jpeg Sửa lần cuối bởi điều hành viên: 2/11/18 LACHAU

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT 2/11/18 #5 Bốc Phét nói: Bác lạc hậu có thể nói rõ hơn về phần điều chỉnh bơm không ah. View attachment 113 Nhấn để mở rộng... Cái bộ điều chỉnh (regulator) này lại cũng giống "GIÁO CỤ" dạy nghề nhỉ??!! Trước hết, đưa cái hình để các bạn coi trước và đoán ý nghĩa của nó cho vui nhé. puzzled-smiley-emoticon.gif EX pump curve 2.png Đặng Sơn

Đặng Sơn

Moderator
Thành viên BQT 2/11/18 #6 Lưu tăng thì áp giảm V

Vân vui vẻ

Guest
3/11/18 #7 Đấy là bảng các điểm khảo sát đường đặc tính P/Q của bơm . Em đoán chắc là đường đặc tính của bơm K3V112 ( chắc lắp cho máy cỡ 200 - đặc tính của cả 2 bơm luôn) Bốc Phét

Bốc Phét

Member
3/11/18 #8 Cái đường đặc tính đó chỉ áp dụng trên băng thử vì có đồng hồ đo lưu lượng,trên công trường thì đa số chỉnh vào <->ra rồi lên thử máy .nhanh mà không lịm là ok lấy tiền.nhưng em thấy thường bơm đã bị hiệu chỉnh theo kiểu như thế thường không mượt và ở van phân phối lúc không thao tác cứ kêu xè xè. V

Vân vui vẻ

Guest
3/11/18 #9 Bốc Phét nói: Cái đường đặc tính đó chỉ áp dụng trên băng thử vì có đồng hồ đo lưu lượng,trên công trường thì đa số chỉnh vào <->ra rồi lên thử máy .nhanh mà không lịm là ok lấy tiền.nhưng em thấy thường bơm đã bị hiệu chỉnh theo kiểu như thế thường không mượt và ở van phân phối lúc không thao tác cứ kêu xè xè. Nhấn để mở rộng... Trên công trường thì cũng phải bắt được bệnh đã rồi mới chỉnh ra hay vào chứ . Ví dụ động cơ toi thì chỉnh làm sao được mà lấy tiền . Đầu tiên vẫn phải hiểu xem gốc của nó ở đâu đặc tính nó thế nào cái đã LACHAU

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT 3/11/18 #10 Vân vui vẻ nói: Đấy là bảng các điểm khảo sát đường đặc tính P/Q của bơm . Em đoán chắc là đường đặc tính của bơm K3V112 ( chắc lắp cho máy cỡ 200 - đặc tính của cả 2 bơm luôn) Nhấn để mở rộng... Hớ hàng rồi nhé cậu!! Nó là đường đặc tính của HPV102FW. Xin nói thêm cho rõ: tất cả các BƠM có bộ điều chỉnh (regulator) điều khiển bằng CƠ-THỦY LỰC (không dính dáng hay có quan hệ gì với ĐIỆN-ĐIỆN TỬ) thì: Từ KOBELCO đến HITACHI hay KOMATSU, SUMITOMO, ĐỀU CÓ ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH "GÃY KHÚC" GIỐNG Y NHƯ VẬY. Duy chỉ có "ĐỘ DỐC" của các đường là khác nhau mà cũng chỉ khác nhau không nhiều. Ngoài lề , hỏi chơi cho vui; cái độ dốc của đường đặc tuyến ấy phụ thuộc vào cái gì mà khác nhau vậy các bạn??? EX200-5 MAIN PUMP SPEC.png EX220-5 MAIN PUMP SPEC.png EX270-5 MAIN PUMP SPEC.png Sửa lần cuối: 3/11/18 LACHAU

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT 3/11/18 #11 Đặng Sơn nói: Lưu tăng thì áp giảm Nhấn để mở rộng... Bạn nói không sai nhưng nó ngược!!! Nghe rất kỳ cục, không thực tế!!! Thực tế chỉ có ÁP tăng thì LƯU LƯỢNG giảm. Lưu ý: phải phân biệt đại lượng nào là "BIẾN SỐ", đại lượng nào là hàm theo biến số. LACHAU

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT 3/11/18 #12 Vân vui vẻ nói: Trên công trường thì cũng phải bắt được bệnh đã rồi mới chỉnh ra hay vào chứ . Ví dụ động cơ toi thì chỉnh làm sao được mà lấy tiền . Đầu tiên vẫn phải hiểu xem gốc của nó ở đâu đặc tính nó thế nào cái đã Nhấn để mở rộng... Chuẩn!! Câu này rất chuẩn và rất thực tế. Xuân Đích

Xuân Đích

Moderator
3/11/18 #13 LACHAU nói: Hớ hàng rồi nhé cậu!! Nó là đường đặc tính của HPV102FW. Xin nói thêm cho rõ: tất cả các BƠM có bộ điều chỉnh (regulator) điều khiển bằng CƠ-THỦY LỰC (không dính dáng hay có quan hệ gì với ĐIỆN-ĐIỆN TỬ) thì: Từ KOBELCO đến HITACHI hay KOMATSU, SUMITOMO, ĐỀU CÓ ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH "GÃY KHÚC" GIỐNG Y NHƯ VẬY. Duy chỉ có "ĐỘ DỐC" của các đường là khác nhau mà cũng chỉ khác nhau không nhiều. Ngoài lề , hỏi chơi cho vui; cái độ dốc của đường đặc tuyến ấy phụ thuộc vào cái gì mà khác nhau vậy các bạn??? View attachment 119 View attachment 118 View attachment 117 Nhấn để mở rộng... Hì hì, em thấy Độ dốc của nó tùy thuộc vào việc động cơ khỏe hay yếu. Động cơ mà quá khỏe thì khỏi dốc. Nằm ngang cũng được. LACHAU

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT 3/11/18 #14 Bốc Phét nói: Cái đường đặc tính đó chỉ áp dụng trên băng thử vì có đồng hồ đo lưu lượng,trên công trường thì đa số chỉnh vào <->ra rồi lên thử máy .nhanh mà không lịm là ok lấy tiền.nhưng em thấy thường bơm đã bị hiệu chỉnh theo kiểu như thế thường không mượt và ở van phân phối lúc không thao tác cứ kêu xè xè. Nhấn để mở rộng... Nhận định của bạn về việc "VẶN VÀO-NỚI RA" rồi thử máy là rất thực tế. Nhưng vấn đề là ở chỗ con ốc nào vặn vào, con ốc nào nới ra; vặn vào-nới ra bao nhiêu là vừa, là đúng??!! Chính cái đường đặc tính ấy nó cho ta biết phải chỉnh thế nào đấy bạn. Việc đo LƯU LƯỢNG, có đồng hồ đo thì ai cũng làm được rồi. Không có đồng hồ mà vẫn kiểm tra, biết LƯU LƯỢNG là bao nhiêu tại một áp suất thử nào đó thì mới là "THIỆN CHIẾN" đấy. Ngoài lề: cái đồng hồ đo lưu lượng cầm tay giờ cũng không quá đắt đâu bạn. Hàng hiệu của PARKER đàng hoàng. Flow meter 2.png Flow meter 1.png Flow meter 3.png Sửa lần cuối: 3/11/18 LACHAU

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT 3/11/18 #15 Xuân Đích nói: Hì hì, em thấy Độ dốc của nó tùy thuộc vào việc động cơ khỏe hay yếu. Động cơ mà quá khỏe thì khỏi dốc. Nằm ngang cũng được. Nhấn để mở rộng... Thế thì ta cứ lấy cái động cơ của PC400 lắp cho con PC100, tháo luôn cái bơm, thay bằng cái bơm bánh răng vào thì đúng là khỏi phải cân chỉnh gì cả. Đường đặc tuyến đi ngang suốt dải áp suất làm việc mà không sợ bị quá tải nhỉ?? sad-face.gif Bốc Phét

Bốc Phét

Member
4/11/18 #16 độ dốc của nó tuỳ thuộc vào độ cứng k của spring phải không ah. F987D4E3-476F-4EEE-BF93-23952CB06CFB.jpeg Đặng Sơn

Đặng Sơn

Moderator
Thành viên BQT 4/11/18 #17 LACHAU nói: Bạn nói không sai nhưng nó ngược!!! Nghe rất kỳ cục, không thực tế!!! Thực tế chỉ có ÁP tăng thì LƯU LƯỢNG giảm. Lưu ý: phải phân biệt đại lượng nào là "BIẾN SỐ", đại lượng nào là hàm theo biến số. Nhấn để mở rộng... Trong nghề chỉ nói vậy là các cụ hiểu mà thầy. Bốc Phét

Bốc Phét

Member
5/11/18 #18 “”Việc đo LƯU LƯỢNG, có đồng hồ đo thì ai cũng làm được rồi. Không có đồng hồ mà vẫn kiểm tra, biết LƯU LƯỢNG là bao nhiêu tại một áp suất thử nào đó thì mới là "THIỆN CHIẾN" đấy.”” Cái này là cái quan trọng đó bác ah.có nhiều bác thợ chưa bao giờ nhìn qua cái đường đặc tính kia nhưng nhờ kinh nghiệm nhiều năm chinh chiến nên cứ “gà con phát một”. Nói về chỉnh bơm K3V này có nhiều người mò mẫm thấy người ta làm rồi củng học theo (trong đó có em) nhưng thợ giỏi người ta chỉnh bơm để mức ga 1200 là làm nhanh , vút máy còn chỉnh mò như bọn em thì 1600 máy mới làm dc.chỉ có mấy vít chỉnh nhưng chỉnh thế nào là cả một chặng đường dài. Sửa lần cuối bởi điều hành viên: 5/11/18 LACHAU

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT 6/11/18 #19 Câu chuyện này chắc sẽ làm nhiều bạn chán ngấy: chỉnh giới hạn MIN-MAX (chỉnh giới hạn mặt nghiêng hay nói cách khác là chỉnh giới hạn lưu lượng của BƠM ở mức thấp nhất - cao nhất). Biết là chán nhưng vẫn cứ phải nói vì nó là bước đầu tiên nên kiểm tra. Nếu thấy 2 con vít này chưa bị chỉnh thì tốt nhất là đừng đụng vào. Đụng vào nó mà chỉnh không đúng thì sẽ có những triệu chứng gì nhỉ??? MIN Adj.png MAX Adj.png Bốc Phét

Bốc Phét

Member
6/11/18 #20 Thường thì ốc giới hạn min ít ai đụng tới.chủ yếu nới max ra bù lưu lượng khi bơm đã bị thoát áp.
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Tiếp 1 of 5

Đi đến trang

Tới Tiếp Last Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký để bình luận. Chia sẻ: Facebook Twitter Google+ Reddit Pinterest Tumblr WhatsApp Email Link
  • Diễn đàn
  • Diễn đàn
  • Khu vực của anh em sửa chữa.

Từ khóa » Cấu Tạo Của Bơm Thủy Lực K3v63