Nguyên Lý Hoạt động Của Máy Tiện - Gianghm
Có thể bạn quan tâm
Nguyên lý hoạt động của máy tiện
Để gia công được một bề mặt của chi tiết nào đó trên máy tiện có hình dáng khác nhau như: Mặt trụ, mặt côn, mặt định hình,… chúng ta phải truyền cho cơ cấu chấp hành các chuyển động tương đối. Các chuyển động tương đối này phụ thuộc vào hình dáng bề mặt gia công, hình dáng của dụng cụ cắt,… và theo một quy luật gia công nhất định
- Chuyển động chính: là chuyển động tạo ra tốc độ cắt chính đó chính là chuyển động quay của phôi.
- Chuyển động chạy dao: là chuyển động tạo ra năng suất gia công và độ bóng bề mặt gia công (là chuyển động tịnh tiến của dao cắt). Trong chuyển động chạy dao người ta chia ra các loại chạy dao sau: Chạy dao dọc, chạy dao ngang, chạy dao nghiêng và chạy dao theo đường cong.
- Chuyển động chạy dao dọc: Là chuyển động tĩnh tiến có phương song song với đường tâm của máy và do bàn xe dao thực hiện.
- Chuyển động chạy dao ngang: Là chuyển động tĩnh tiến có phương vuông góc với đường tâm của máy và do bàn xe dao thực hiện.
- Chuyển động chạy dao nghiêng: Là chuyển động chạy dao mà hướng dịch chuyển của dao tạo thành một góc so với đường tâm của máy (đây là trường hợp gia công mặt côn).
- Chuyển động chạy dao theo theo đường cong: Đây là trường hợp dùng để gia công các mặt định hình.
- Chuyển động chính và chuyển động chạy dao gọi là chuyển động chính của máy
- Xích chạy dao: Là đường nối liền giữa các khâu chấp hành với nhau để thực hiện sự phối hợp hai chuyển động tạo hình phức tạp (từ phôi đến dao), xích chạy dao gồm: Xích chạy dao dọc và xích chạy dao ngang.
- Nguyên lý: Vật gia công được lắp trên mâm cặp có chuyển động quay tròn, dao được gá trên bàn dao có chuyển động tịnh tiến dọc và tịnh tiến ngang nhằm thực hiện quá trình cắt gọt.
Trong một số trường hợp đặc biệt thì vật gia công được gá trên bàn dao và chuyển động tịnh tiến khi đó dao được gá trên mâm cặp và quay tròn để cắt gọt.
b. Vận hành máy tiện
Để đảm bảo kết quả tốt trong quá trình thao tác và tránh xảy ra tai nạn lao động, hư hỏng máy móc, quá trình thao tác chia làm hai giai đoạn cơ bản:
Thao tác máy ở trạng thái tĩnh, thao tác máy ở trạng thái động. Thao tác máy ở trạng thái động được tiến hành theo các bước sau:
B1. Đóng cầu dao điện và bật công tắc chính vào máy
Đây là các thao tác nhằm cung cấp nguồn điện cho máy. Sau khi bật cầu dao cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống máy thì ta có hệ thống các nút ấn nhằm khởi động máy hoặc dừng máy theo ý muốn.
B2. Thay đổi tốc độ và đổi chiều quay trục chính
Thay đổi tốc độ: Trong quá trình gia công hoàn chỉnh một sản phẩm, không phải chúng ta chỉ giữ nguyên một tốc độ nhất định mà ta phải thay đổi một số tốc độ khác nhau để phù hợp với từng bước công việc. Để có thể thay đối được tốc độ theo ý muốn, trên các máy thường bố trí hai bộ phận cơ bản: Tay gạt điều chỉnh chỉ số vòng quay cụ thể ở hộp tốc độ: Tay gạt điều chỉnh tốc độ “trực tiếp” và “gián tiếp” ở trên ụ đứng.
- Tay gạt điều chỉnh tốc độ: Thường đặt tay gạt ở vị trí A- B; (H-L hoặc 1-2), cho ta tốc độ trực tiếp hay gián tiếp.
- Tay gạt điều chỉnh số vòng quay cụ thể: Của trục chính cho ta hai dãy tốc độ.
Thay đổi chiều quay của trục chính: Sau khi đã gạt đúng vị trí xác định, muốn cho máy chạy ta dùng tay kéo cần khởi động lên phía trên khi đó mâm cặp quay theo chiều thuận (ngược chiều kim đồng hồ), muốn dừng máy ta ấn cần khởi động về vị trí giữa, máy từ từ dừng hẳn, muốn đảo chiều quay của trục chính ta đưa cần khởi động xuống phía dưới trục chính sẽ quay ngược (cùng chiều kim đồng hồ). Trong quá trình đổi chiều quay không nên đổi chiều quay đột ngột vì như vậy sẽ làm va chạm lớn giữa các răng của bánh răng, dễ làm nứt, vỡ và ảnh hưởng lớn đến một số bộ phận khác phía trong ụ đứng. Vì vậy, cần cho máy dừng hẳn mới đổi chiều quay.
B3. Thao tác tiến dọc – ngang bằng tay
- Thao tác tiến dọc bằng tay: Dùng tay quay vô lăng ở hộp xe dao, nhờ tác động của con người truyền qua các cơ cấu bánh răng tới bánh răng trụ ăn khớp với thanh răng lắp ở băng máy làm cho bàn dao tiến dọc. Muốn cho bàn dao dịch chuyển từ phía ụ đứng ra phía ụ động ta quay vô lăng cùng chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại.
- Thao tác tiến ngang bằng tay: Muốn cho bàn dao tiến về phía tâm máy ta dùng tay quay của bàn dao ngang cùng chiều kim đồng hồ, nếu quay ngược lại thì bàn dao ngang lùi ra khỏi tâm máy.
B4. Thao tác tiến dọc – ngang tự động
Sau khi trục trơn đã nhận được chuyển động từ trục chính muốn cho bàn dao tự động dọc ta kéo tay gạt tự động dọc, nhờ sự ăn khớp của các bánh răng chuyển động được truyền từ trục trơn đến bánh răng trụ, ăn khớp với thanh răng làm cho bàn xe dao tiến dọc tự động theo băng máy. Khi cần tiến ngang tự động ta ngắt tự động dọc và kéo cần gạt tự động ngang xuống, chuyển động được truyền từ trục trơn lên sẽ truyền qua các bánh răng làm cho bàn dao ngang tiến tự động (hướng chuyển động vuông góc với băng máy).
Muốn thay đổi chiều tịnh tiến của bàn dao dọc, dao ngang ta điều chỉnh tay gạt của cơ cấu đảo chiều theo hướng của mũi tên hoặc chỉ dẫn trên máy.
- Trang hỗ trợ getlink: Click Here |
- Các bạn nên dùng Winrar bản mới nhất để giải nén file tải về hoặc dùng phần mềm tạo ổ ảo như Virtual Clonedrive để mở file .iso nhé! |
- Mọi thắc mắc, giao lưu, hỏi đáp, các bạn vui lòng nhắn với mình qua biểu tượng chat phía dưới góc phải màn hình hoặc Zalo: 0886.311.622 nhé! |
Chúc các bạn thành công! |
Từ khóa » Cấu Tạo Bàn Xe Dao Máy Tiện
-
#1 Máy Tiện Cơ Khí - Tất Cả Kiến Thức Cần Biết | Technicalvn
-
Nguyên Lý Hoạt động Chung Của Máy Tiện Vạn Năng
-
Học Cơ Khí_Bài 40: Máy Tiện , Cấu Tạo Máy Tiện - Trung Tâm CAD/CAM
-
Cấu Tạo Máy Tiện CNC Chi Tiết Nhất
-
31 Bộ Phận Trong Cấu Tạo Máy Tiện CNC Học Viên Cần Biết
-
Cơ Cấu Bàn Dao Máy Tiện - YouTube
-
Các Bộ Phận Của Máy Tiện
-
II. BàN XE DAO Dọc - Tài Liệu Text - 123doc
-
Hệ Thống Bàn Xe Dao - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bộ Phận Trong Cấu Tạo Máy Tiện NC
-
Máy Tiện, Máy Tiện Vạn Năng Là Gì?
-
Nguyên Lý Làm Việc Của Máy Tiện Tất Tần Tật - Suba CNC
-
Maytien