Nguyên Lý Hoạt động Và Cấu Tạo Của MCB / MCCB

Blogger Facebook Flickr Instagram Linkedin Mail Pinterest Twitter WordPress Youtube Search Thursday, November 28, 2024 Blogger Facebook Flickr Instagram Linkedin Mail Pinterest Twitter WordPress Youtube Sign in Welcome! Log into your account your username your password Forgot your password? Get help Password recovery Recover your password your email A password will be e-mailed to you. Tạp Chí Điện Công Nghiệp Home Kỹ Thuật Điện Thiết Bị Đóng Cắt Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của MCB / MCCB
  • Kỹ Thuật Điện
  • Thiết Bị Đóng Cắt

MCB hay MCCB ( hay còn được biết đến với tên gọi Aptomat ) là khí cụ điện dùng để đóng ngắt mạch điện ( 1 pha, 2 pha, 3 pha ) có công dụng bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt áp, … của mạch điện khi có sự cố xảy ra.

Các dòng MCCB phổ biến hiện nay của hãng Mitsubishi , Fuji , LS

I. Cấu tạo của MCB / MCCB ( Aptomat )

1) Tiếp điểm

CB thường được chế tạo có hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang điện), hoặc ba cấp tiếp điểm ( chính, phụ, hồ quang điện ).

Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang điện đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, sau cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính mở trước, sau đến tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang điện. Như vậy hồ quang điện chỉ cháy trên tiếp điểm điểm hồ quang điện, do đó bảo vệ được tiếp điểm chính để dẫn điện. Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang điện cháy lan vào làm hư hại tiếp điểm chính.

2) Hộp dập hồ quang điện

Để CB dập được hồ quang điện trong tất cả các chế độ làm việc của lưới điện, người ta thường dùng hai kiểu thiết bị dập hồ quang điện là: Kiểu nửa kín và kiểu hở.

Kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của CB và có lỗ thoát khí. Kiểu này có dòng điện giới hạn cắt không quá 50KA. Kiểu hở được dùng khi giới hạn dòng điện cắt lớn hơn 50KA hoặc điện áp lớn 1000V (cao áp).

Trong buồng dập hồ quang điện thông dụng, người ta dùng những tấm thép xếp thành lưới ngăn, để phân chia hồ quang thành nhiều đoạn ngắn thuận lợi cho việc dập tắt hồ quang.

3) Cơ cấu truyền động cắt CB

Truyền động cắt thường có hai cách: Bằng tay và bằng cơ điện (điện từ, động cơ điện).

Điều kiển bằng tay được thực hiện với các CB có dòng điện định mức không lớn hơn 600A. Điều khiển bằng điện từ (nam châm điện) được ứng dụng ở các CB có dòng điện lớn hơn (đến 1000A).

Để tăng lực điều khiển bằng tay người ta dùng một tay dài phụ theo nguyên lý đòn bẩy. Ngoài ra còn có cách điều khiển bằng động cơ điện hoặc bằng khí nén.

4) Móc bảo vệ

CB tự động cắt nhờ các phần tử bảo vệ – gọi là móc bảo vệ, sẽ tác động khi mạch điện có sự cố quá dòng điện (quá tải hay ngắn mạch) và sụt áp.

Móc bảo vệ quá dòng điện (còn gọi là bảo vệ dòng điện cực đại) để bảo vệ thiết bị điện khong bị quá tải và ngắn mạch, đường thời gian – dòng điện của móc bảo vệ phải nằm dưới đường đặc tính của đối tượng cần bảo vệ. Người ta thường dùng hệ thống điện tử và rơle nhiệt làm móc bảo vệ, đặt bên trong CB.

Móc kiểu điện từ có cuộn dây mắc nối tiếp với mạch chính, cuộn dây này được quấn tiết diện lớn chịu dòng tải và ít vòng. Khi dòng điện vượt quá trị số cho phứp thì phần ứng bị hút và nóc sẽ dập vào khớp rơi tự do, làm tiếp điểm của CB mở ra. Điều chỉnh vít để thay đôi lực kháng lò xo, ta có thể điều chỉnh được trị số dòng điện tức động. Để giữ thời gian trong bảo vệ quá tải kiểu điện từ, người ta thêm một cơ cấu giữ thời gian.

Móc kiểu rơle nhiệt đơn giản hơn cả, có kết cấu tương tự như rơle nhiệt có phần tử phát nóng đấu nối tiếp với mạch điện chính, tấm kim loại kép dãn nở làm nhả khớp rơi tự do để mở tiếp điểm của CB khi có quá tải. Kiểu này có nhược điểm là quán tính nhiệt lớn nên không ngắt nhanh được dòng điện tăng vọt khi có ngắn mạch, do đó chỉ bảo vệ được dòng điện quá tải.

Vì vậy người ta thường sử dụng tổng hợp cả móc kiểu điện từ và móc kiểu rơle nhiệt trong một CB. Loại này được dung ở CB có dòng điện đính mức đến 600A.

Móc bảo vệ sụt áp (còn gọi là bảo vệ điện áp thấp) cũng thường dùng kiểu điện từ. Cuộn dây mắc song song với mnạch điện chính, cuộn dây này được quấn ít vòng với dây tiết diện nhỏ chịu điện áp nguồn.

II. Nguyên lý hoạt động của MCB / MCCB ( Aptomat )

1. Nguyên lý CB dòng điện cực đại

Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, CB được giữ ở trạng thái đóng tiếp điểm nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm với tiếp điểm động.

Aptomat và ứng dụng trong bảo vệ điện.

Bật CB ở trạng thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện 5 và phần ứng 4 không hút .

Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện 5 lớn hơn lực lò xo 6 làm cho nam châm điện 5 sẽ hút phần ứng 4 xuống làm bật nhả móc 3, móc 5 được thả tự do, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của CB được mở ra, mạch điện bị ngắt.

2. Nguyên lý CB điện áp thấp

Bật CB ở trạng thái ON, với điện áp định mức nam châm điện 11 và phần ứng 10 hút lại với nhau.

Aptomat và ứng dụng trong bảo vệ điện.

Khi sụt áp quá mức, nam châm điện 11 sẽ nhả phần ứng 10, lò xo 9 kéo móc 8 bật lên, móc 7 thả tự do, thả lỏng, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của CB được mở ra, mạch điện bị ngắt.

III. Phân biệt MCB và MCCB

– MCCB (Moulded case circuit breakers) : Áp tô mát kiểu khối. Đây là dạng CB tiêu chuẩn chủ yếu dùng trong công nghiệp, mạch động lực.

– MCB (Miniature Circuit Breaker) : Áp tô mát loại nhỏ. Đây là dạng CB thu gọn (mini) chủ yếu dùng trong gia dụng, mạch điều khiển.

Có nhiều nguyên cứu về việc phân biệt giữa MCB và MCCB. Tuy nhiên về khía cạnh dân dụng, kinh tế người ta phân biệt hai loại này dựa vào các yếu tố sau:

– MCB: dòng điện không vượt quá 100A, điện áp dưới 1.000V

– MCCB: dòng điện có thể lên tới 1.000A, điện áp dưới 1.000V

RELATED ARTICLESMORE FROM AUTHOR

Thiết Bị Đóng Cắt

Khởi Động Từ Là Gì? Cấu Tạo Và Ứng Dụng Của Khởi Động Từ

Contactor (Khởi động từ) là gì, cấu tạo và ứng dụng của Contactor Thiết Bị Đóng Cắt

Contactor (Khởi động từ) là gì, cấu tạo và ứng dụng của Contactor

Thiết Bị Đóng Cắt

MCCB (Moulded Case Circuit Breaker)

Thiết Bị Đóng Cắt

Tiêu chuẩn LSI, LSIG Trong Chọn Thiết Bị Điện

Thiết Bị Đóng Cắt

Thiết bị đóng cắt Schneider có chức năng gì đặc biệt

Thiết Bị Đóng Cắt

Thế nào là Rơ le (relay) nhiệt ? Nguyên tắc hoạt động của nó như thế nào

Stay connected

1,234FansLike1,234FollowersFollow1,234FollowersFollow1,234SubscribersSubscribe

Bài Viết Mới.

Khám phá tòa nhà bưu điện trăm tuổi của Sài Gòn

Khám phá tòa nhà bưu điện trăm tuổi của Sài Gòn

Kiến Trúc Phong Vân - November 20, 2024 0 Trong nhiều thập niên, bưu điện trung tâm Sài Gòn đã mang trên mình màu sơn hồng nhạt. Đến năm 2015, công trình được... Nhà thờ bị biển nuốt chửng có 1-0-2 ở Việt Nam

Nhà thờ bị biển nuốt chửng có 1-0-2 ở Việt Nam

Kiến Trúc Phong Vân - November 19, 2024 0 Trong con mắt của những người ưa khám phá thì chính vẻ đổ nát hoang tàn lại tạo nên nét hấp dẫn cho nhà... Hiệu ứng ánh đèn sân khấu: Làm sao để trở nên tự tin hơn?

Hiệu ứng ánh đèn sân khấu: Làm sao để trở nên tự tin hơn?

Tâm Lý Phong Vân - November 18, 2024 0 Hiệu ứng ánh đèn sân khấu là thuật ngữ nói về xu hướng nhận thức của con người khi họ cho rằng mọi người... ABOUT USCatalog, Bảng Giá Thiết Bị Điện Công Nghiệp. Bài Viết Kỹ Thuật, Thông tin Công Nghệ MớiFOLLOW US Blogger Facebook Flickr Instagram Linkedin Mail Pinterest Twitter WordPress Youtube © Tạp Chí Điện Công Nghiệp

Từ khóa » Nguyên Lý Mccb