Nguyên Lý Tảng Băng Trôi - Những Bước Thăng Trầm

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Nguyên lý tảng băng trôi

Nguyên lý “tảng băng trôi” của Hemingway: 1/8 phần nổi, 7/8 phần chìm dưới nước. Cũng như vậy, trong mọi sự vật, sự việc trên đời này đều có hai mặt: một mặt nổi và một mặt chìm. Nguyên lý tảng băng trôi với nhân cách của một con người Trong Tâm lý học thường hay sử dụng nguyên lý tảng băng trôi để mô tả nhân cách của một con người. Ở tảng băng, phần nổi trên mặt nước mà chúng ta quan sát được chỉ chiếm số ít, phần lớn của tảng băng lại chìm dưới nước mà chúng ta khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trong nhân cách của con ngưới, cái phần nhìn thấy tưởng như là tất cả kia thực chất chỉ là một phần rất nhỏ, phần lớn của nhân cách lại chìm “ẩn” đi. Đó là tâm, là đức, là hứng thú, là lí tưởng, là định hướng của mỗi cá nhân. Cũng như vậy nếu ví con người như tảng băng trôi thì phần nổi trên mặt nước chính là kiến thức và kĩ năng sống, phần nhiều chìm ở dưới nước là các giá trị sống. Thiếu nền tảng giá trị sống vững chắc, con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi những giá trị vật chất, và rồi mau chóng định hình chúng thành mục đích sống, đôi khi đưa đến kiểu hành vi thiếu trung thực, bất hợp tác, vị kỷ cá nhân. Giá trị sống giúp chúng ta cân bằng lại những mục tiêu vật chất. Những giá trị sống tích cực là chiếc neo giúp chúng ta ổn định, vững chãi giữa những biến động của cuộc đời, có thể sẽ không dễ dàng gì nhưng ta vẫn vượt qua được mà không cảm thấy bị thua thiệt, mất mát. Giá trị sống là những điều con người cho là quý giá nhất đối với bản thân họ và nó định hướng cho mọi hành động của họ. Giá trị sống của người này có thể là hòa bình, trung thực, tôn trọng, yêu thương,…cũng có người chọn điều quí giá nhất đối với họlà tiền bạc quyền lực, sự an nhàn, danh vọng, sự hưởng thụ ,…Như vậy giá trị sống mang tính cá nhân, không phải giá trị sống của mọi người đều giống nhau. Có người cho rằng "tiền bạc là trên hết". Có người cho rằng tình yêu thương mới là điều quý giá nhất trên đời… Tư tưởng Giáo dục giá trị sống không mới. Từ thời xa xưa, Nho giáo đã đề cao chữ Đức, trong Phât giáo đã rất trọng chữ tâm : “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà văn hóa lớn đã nhấn mạnh về 2 chữ “tài” và “Đức”. Người nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Trong Tâm lý học và giáo dục học hiện đại, một phần luôn luôn được tìm hiểu rất kĩ chính là động cơ, mục đích và lí tưởng sống. Đây chính là công việc thâm nhập vào mê cung bí ẩn trong nhân cách con người. Mô hình ẩn dụ tảng băng của Freud về tâm lý con người: Lý thuyết tảng băng trôi trong tuyển dụng:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Giới thiệu về tôi

Unknown Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Lưu trữ Blog

  • ▼  2015 (5)
    • ▼  tháng 6 (5)
      • Nguyên lý tảng băng trôi
      • Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ
      • Đời chỉ khác khi bạn khác mà thôi
      • Mọi việc chỉ kết thúc khi chúng ta ngừng cố gắng!
      • Cuộc sống là những sự lựa chọn

Từ khóa » Nguyên Lý Tảng Băng Trôi Trong Tâm Lý Học