"NGUYÊN LÝ TẢNG BĂNG TRÔI" TRONG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
Có thể bạn quan tâm
Chắc hẳn rất nhiều người trong số chúng ta đã từng xem bộ phim “Titanic”. Con tàu titanic lớn và hiện đại nhất trong lịch sử lúc bấy giờ bị chìm sâu xuống đáy đại dương khi va vào một tảng băng trôi khổng lồ. Sự việc ấy có nét tương đồng gì để so sánh với quản trị nhân sự hiện đại của doanh nghiệp?
Nguyên lý tảng băng trôi đã chỉ ra rằng, nếu coi doanh nghiệp là một con tàu lớn và nhân sự là tảng băng trôi thì một cá nhân tồi vẫn có thể giết chết sự sống còn của tổ chức lớn. Bài toán được đặt ra muốn quản trị nhân sự trước hết phải hiểu được “bản chất” của họ. Đây là vấn đề nan giải bởi để hiểu được một con người đâu phải là chuyện ngày một ngày hai.
Thuyết tảng băng trôi được chia là 3 phần: phần nổi là phần chúng ta có thể nhìn thấy, phần thứ 2 chúng ta vừa thấy vừa không thấy; phần ba của tảng băng chúng ta hoàn toàn không nhìn thấy. Trong quản trị nhân sự tương ứng với 3 phần của tảng băng trôi, người ta chia thành “bản chất” của nhân sự như sau.
1. Phần nổi: Nhìn thấy đượcNếu ví nhân sự như một tảng băng trôi thì EKS là phần đầu tiên. Nó bao gồm: kinh nghiệm (E – Experience); kiến thức (K- Knowledge); kỹ năng làm việc (S- Skills). Chúng ta có thể thấy những yếu tố trên qua bản CV của ứng viên, qua cách trả lời phỏng vấn của họ. Đây thường là yếu tố đầu tiên nhà tuyển dụng nhìn vào để đánh giá ứng viên có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không.
Vẫn là phần nổi của tảng băng nhưng phải nhìn kỹ hơn một chút đó là hành vi. Để đánh giá hành vi của một ai đó, bắt buộc bạn phải có thời gian quan sát, hỏi han,… Với hành vi của nhân sự, chúng ta cần lưu ý 2 điểm sau:
– Một, nó được đánh giá qua lăng kính của chúng ta
– Hai, nó được đánh giá dựa trên sự mở rộng hành vi của người đó trong quá khứ. Nếu như không có những biến cố trong cuộc đời (kết hôn, sinh con, mất người thân,…) thì hành vi trong tương lai của họ sẽ giống hệt như trong quá khứ.
Phía dưới của hành vi là sở thích. Thực tế, không phải ai cũng dễ dàng chia sẻ sở thích của mình cho người khác, đặc biệt tại môi trường làm việc công sở nhưng nếu tiếp xúc lâu và chịu khó quan sát một chút, bạn sẽ biết họ thích gì và không thích gì. Sở thích quyết định rất nhiều đến hành vi.
Ví dụ nhân sự thích làm việc một mình, hành vi của họ sẽ là làm việc một mình.
>> Điểm danh 5 cách đơn giản để trở thành nghười chủ tốt
>> 4 cách để thu phục nhân viên văn phòng
2. Phần dưới mặt nước – Có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấyPhần thứ hai của tảng băng trôi chúng ta có thể vừa nhìn thấy vừa không thấy. Đó là cảm xúc, tư duy, suy nghĩ của nhân sự. Đầu tiên là cảm xúc.
Nhà quản lý có thể không thể nhìn thấy cảm xúc của nhân viên nhưng vẫn có thể cảm nhận được qua cử chỉ, nét mặt, lời nói. Cảm xúc liên quan rất nhiều đến hành vi. Hiểu được cảm xúc của người khác, bạn sẽ biết được họ có hứng thú hay không có hứng thú với công việc.
Tầng dưới của cảm xúc là suy nghĩ. Rõ ràng là rất khó để biết người đối diện mình đang nghĩ điều gì nhưng vẫn có thể đoán được một phần. Khi nhà lãnh đạo nói chuyện và lắng nghe chăm chú những điều nhân viên nói sẽ hiểu được một phần anh ấy/cô ấy đang nghĩ gì.
Ý nghĩ sẽ tạo ra cảm xúc, từ đó sẽ dẫn đến sở thích, tiếp theo ảnh hưởng đến hành vi.
Đi sâu một chút tầng cuối cùng trong phần thứ 2 của tảng băng chính là động cơ/động lực khiến con người ta hành động. Tất cả các hành động chúng ta làm trong cuộc đời đều xuất phát từ động cơ, động lực bên trong của chúng ta. Chỉ khi thật hiểu về nhân viên của mình, nhà quản lý mới biết được động cơ đằng sau của họ là gì.
>> Các nguyên tắc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
>> Bạn có biết 20 biểu hiện của nhân tài không
3. Phần chìm – Không thể nhìn thấyPhần tiếp theo của tảng băng trôi là phần chìm mà chúng ta không thể nhìn thấy. Ở phần này, đa số chỉ có bản thân mỗi cá nhân mới có thể hiểu và biết được. Đó là những khát khao/mong muốn thầm kín của con người. Động cơ, suy nghĩ, cảm xúc, sở thích, hành vi của mỗi con người cũng từ những khát khao/mong muốn thầm kín mà ra.
Phần sâu hơn của tảng băng trôi là những giá trị của mỗi người. Thông thường, tính cách con người được hình thành từ những giá trị của họ. Đây chính là lý do mà nhiều người vẫn nói: Một khi không có cũng giá trị với nhau thì sẽ không làm việc với nhau được.
Nguyên lý “tảng băng trôi” giúp chúng ta trả lời ba câu hỏi. Phần bề nổi để trả lời câu hỏi: Chúng ta làm như thế nào? Phần nửa nổi nửa chìm để trả lời câu hỏi: Chúng ta làm những gì? Phần chìm để trả lời câu hỏi: Tại sao chúng ra làm điều đó?
Để hiểu được nhân sự cần một quá trình tiếp xúc và tìm hiểu lâu dài. Chúng ta không chỉ cần hiểu về hành vi họ làm như thế nào mà cần điều chỉnh để hành vi của họ trở nên tốt đẹp và tích cực hơn.
Đầu tư vào con người là đầu tư có lãi nhất mà doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài cần phải ưu tiên. Quản trị nhân sự chính là quản trị con người, chỉ khi hiểu được hành vi, động cơ, tiềm năng ẩn giấu bên trong của mỗi cá nhân các nhà quản lý mới có “cách trị” phù hợp.
Từ khóa » Nguyên Lý Tảng Băng Trôi Trong Tâm Lý Học
-
Kiềm Chế Nóng Giận Bằng Nguyên Lý "tảng Băng Trôi" - Báo Tuổi Trẻ
-
Nguyên Lý Tảng Băng Trôi - Những Bước Thăng Trầm
-
Giải Thích Nguyên Lý Tảng Băng Trôi Và Cách Vận Hành Trong đời Sống
-
Nguyên Lý Tảng Băng Trôi Trong Tác Phẩm Ông Già Và Biển Cả
-
Nguyên Lý Tảng Băng Trôi | Online Tình Yêu
-
Nguyên Lý Tảng Băng Trôi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lý Thuyết Tảng Băng Trôi Và Quyết định Của Chúng Tôi - Sainte Anastasie
-
Phép ẩn Dụ Của Tảng Băng Freud / Tính Cách - Sainte Anastasie
-
Cách áp Dụng Nguyên Lý Tảng Băng Trôi Vào Sáng Tạo Nội Dung
-
Nguyên Lý Tảng Băng Trôi - TGM BOOKS
-
Lý Thuyết Tảng Băng Trôi Của Sigmund Freud Là Gì?
-
Giải Thích Nguyên Lý Tảng Băng Trôi Và Cách Vận Hành Trong đời Sống
-
Nguyên Lý Tảng Băng Trôi Trong Tác Phẩm Ông Già Và Biển Cả