Nguyên Lý Về Sự Phát Triển” Trong Triết Học Mác – Lênin Và ý Nghĩa ...

Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Kinh tế - Quản lý
  4. >>
  5. Quản trị kinh doanh
Nguyên lý về sự phát triển” trong triết học Mác – Lênin và ý nghĩa của việc nghiên cứu trong nghiên cứu đối với việc tìm hiểu xu thế vận động của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.21 KB, 30 trang )

Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc ThôngMỤC LỤCHV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21VTiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc ThôngLỜI MỞ ĐẦUNguyên lý về sự phát triển là một trong hai nguyên lý quan trọng của phépbiện chứng duy vật, là cơ sở khoa học cho sự hình thành quan điểm toàn diện.Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật phản ánh đặctrưng phổ quát nhất của thế giới, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới kháchquan đều có sự vận động và phát triển; sự vận động phát triển ấy là khôngngừng, có khi nhanh, khi chậm, khi tuần tự, có khi nhảy vọt, có lúc có nhữngbước thụt lùi, nhưng nếu nhìn ở cả một chặng đường thì tất cả đều là pháttriển. Phát triển là những cái mới ra đời thay thế cái cũ, nhưng vẫn trên cơ sởkế thừa những hạt nhân hợp lý của cái cũ, cải tạo và phát triển những hạt nhânhợp lý ấy để nó trở thành điều kiện, tiền đề vững chắc cho cái mới phát triểnnhanh, mạnh, vững hơn. Phát triển là đặc trưng phổ biến, phát triển là một tấtyếu khách quan.Nhận thấy vai trò, ý nghĩa quan trọng của nguyên lý về sự phát triển trongtriết học Mác – Lênin; em đã chọn đề tài: “ Nguyên lý về “sự phát triển” trongtriết học Mác – Lênin và ý nghĩa của việc nghiên cứu trong nghiên cứu đốivới việc tìm hiểu xu thế vận động của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay”Kết cấu của tiểu luận: gồm 2 chươngChương 1: Lý luận chung về nguyên lý về “sự phát triển” trong triếthọc Mác – Lê ninChương 2: Ý nghĩa của việc nghiên cứu trong nghiên cứu đối vớiviệc tìm hiểu xu thế vận động của đời sống kinh tế - xã hội hiện nayDo kiến thức lý luận còn hạn hẹp, kinh nghiệm và sự hiểu biết thực tếchưa nhiều; thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên tiểu luận của em khôngtránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô đểtiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của TS. Lê Ngọc Thông đãgiúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này!HV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V1Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc ThôngChương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN LÝ VỀ “SỰ PHÁT TRIỂN”TRONG TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN1.1. Phép biện chứng duy vật1.1.1 Điều kiện ra đời của phép biện chứng duy vậtSự ra đời của phép biện chứng duy vật gắn liền với sự ra đời của chủnghĩa Mác. Nó ra đời trong điều kiện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩađang phát triển. Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duyvật với phương pháp biện chứng, giữa lý luận nhận thức với logic biện chứng.Sự ra đời của phép biện chứng duy vật là cuộc cách mạng trong phương pháptư duy triết học, là phương pháp tư duy khác về chất so với các phương pháptư duy trước đó; là “phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sựvật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫnnhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vongcủa chúng”.Phép biện chứng duy vật có khả năng đem lại cho con người tính tự giáccao trong mọi hoạt động. Mỗi luận điểm của phép biện chứng duy vật là kếtquả của sự nghiên cứu rút ra từ giới tự nhiên, cũng như lịch sử xã hội loàingười. Mỗi nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng đều được kháiquát và luận giải trên cơ sở khoa học. Chính vì vậy phép biện chứng duy vậtđã đưa phép biện chứng từ tự phát đến tự giác.1.1.2 Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vậtSự phong phú và đa dạng của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xãhội, tư duy quy định nội dung phép biện chứng duy vật. Nội dung của phépbiện chứng duy vật bao gồm nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lývề sự phát triển. HV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V2Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc ThôngNguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật,hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động,ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sựvật, của một hiện tượng trong thế giới. Nguyên lý này biểu hiện thông qua 06cặp phạm trù cơ bản.Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong trong đó khixem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luônluôn vận động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giảnđến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật). Nguyên lýnày biểu hiện thông qua ba quy luật cơ bản.Chính vì vậy. Ph.Ăngghen đã khẳng định rằng phép biện chứng là lýluận về mối liên hệ phổ biến, là môn khoa học về những quy luật phổ biến củasự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy.Lênin nhấn mạnh thêm: Phép biện chứng là học thuyết sâu sắc nhất, khôngphiến diện về sự phát triển.1.2. Nguyên lý về sự phát triển1.2.1. Nội dung nguyên lý về sự phát triểnTrong phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biếnthống nhất hữu cơ với nguyên lý về sự phát triển, bởi vì liên hệ tức là vậnđộng, mà không có vận động thì không có sự phát triển. Nhưng “vận động”và “phát triển” là hai khái niệm khác nhau. Khái niệm “vận động” khái quátmọi sự biến đổi nói chung, không tính đến xu hướng và kết quả của nhữngbiến đổi ấy như thế nào. Sự vận động diễn ra không ngừng trong thế giới vàcó nhiều xu hướng.Nguyên lý về sự phát triển bao gồm: Quy luật mâu thuẫn, quy luậtlượng - chất và quy luật phủ định. Trong đó:Quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc của sự phát triểnQuy luật lượng - chất chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triểnQuy luật phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển.HV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V3Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc ThôngBa quy luật cơ bản này còn có ý nghĩa trong nhận thức và hành động.Những kết luận về mặt phương pháp luận của nó luôn được coi là "kim chỉnam" cho hoạt động cách mạng của những người cộng sản.Khái niệm “phát triển” không khái quát mọi sự biến đổi nói chung; nóchỉ là khái quát những vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế cho cái cũ.Tiêu chuẩn để xác định sự phát triển là có xuất hiện “cái mới” trong nhữngbiến đổi của sự vật hiện tượng. Sự phát triển trong thế giới theo các chiềuhướng cơ bản sau: phát triển về trình độ (từ thấp đến cao), phát triển về cấutrúc (từ đơn giản đến phức tạp), phát triển về bản chất (từ kém hoàn thiện đếnhoàn thiện hơn). Sự phân biệt đó về các chiều hướng chỉ là tương đối, một sựphát triển thường bao hàm cả các chiều hướng này.Sự liên hệ và tác động qua lại làm cho các sự vật vận động và pháttriển. Khi xem xét vấn đề phát triển cũng xuất hiện sự đối lập về thế giới quanvà phương pháp luận: có quan điểm biện chứng và quan điểm siêu hình, cóquan điểm duy vật và quan điểm duy tâm về sự phát triển.Quan điểm siêu hình xem xét sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảmđi thuần về lượng, không có sự thay đổi về chất. Tất cả tính muôn vẻ về chấtcủa các sự vật và hiện tượng trên thế giới là sự nhất thành bất biến trong toànbộ quá trình tồn tại của nó. Sự phát triển chỉ là thay đổi số lượng của từng loạiđang có, không có sự nảy sinh những loại mới với tính quy định mới về chất;nếu có sự thay đổi về chất thì đó cũng chỉ diễn ra theo một vòng tròn khépkín. Quan điểm siêu hình về sự phát triển cũng xem sự phát triển như một quátrình tiến lên liên tục, không có những bước quanh co phức tạp. Lênin nhậnxét rằng, quan niệm siêu hình là cứng nhắc, nghèo nàn, khô khan, chỉ có quanniệm biện chứng là sinh động, mới cho ta chìa khóa của “sự tự vận động” củatất thảy mọi cái đang tồn tại, của những “bước nhảy vọt” và “sự gián đoạn củatính tiệm tiến”, của sự “chuyển hóa thành mặt đối lập”, của “sự tiêu diệt cáicũ và sự nảy sinh ra cái mới”. Cũng vì vậy mà ông nhấn mạnh rằng, phép biệnHV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V4Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thôngchứng là học thuyết “hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện về sựphát triển”.Đối lập với quan điểm siêu hình, quan điểm biện chứng xem xét sự pháttriển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Quá trình đó diễn ra vừa dầndần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Dù trong hiệnthực khách quan hay trong tư duy, sự phát triển diễn ra không phải lúc nàocũng theo đường thẳng, mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có thể có nhữngbước lùi tạm thời.Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thayđổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theođường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầunhưng ở cấp độ cao hơn.Quan điểm duy vật biện chứng đối lập với quan điểm duy tâm và tôngiáo về nguồn gốc của sự phát triển. Quan điểm duy vật biện chứng khẳngđịnh nguồn gốc sự phát triển nằm trong bản thân sự vật. Đó là do mâu thuẫntrong chính sụ vật quy định. Quá trình giải quyết liên tục mâu thuẫn trong bảnthân sự vật, do đó cũng là quá trình tự thân phát triển của mọi sự vật.Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng sự phát triển, đổi mới là hiệntượng diễn ra không ngừng trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy, mànguồn gốc của nó là cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vậtvà hiện tượng. Nhưng không nên hiểu sự phát triển bao giờ cũng diễn ra mộtcách đơn giản, theo đường thẳng. Xét từng trường hợp cá biệt, thì có nhữngvận động đi lên, tuần hoàn, thậm chí đi xuống, nhưng xét cả quá trình, trongphạm vi rộng lớn thì vận động đi lên là khuynh hướng thống trị. Khái quáttình hình trên đây, phép biện chứng duy vật khẳng định rằng, phát triển làkhuynh hướng chung của sự vận động của sự vật và hiện tượng.Quan điểm biện chứng xác định nguồn gốc bên trong của mọi sự pháttriển. Cho nên thế giới phát triển là tự thân phát triển, là quá trình bao hàmmâu thuẫn và thường xuyên giải quyết mâu thuẫn, vừa liên tục vừa có giánHV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V5Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thôngđoạn; là quá trình bao hàm sự phủ định cái cũ và ra đời cái mới. Sự phát triểnnhư là vận động đi lên ra đời cái mới, nhưng cái mới không đoạn tuyệt với cáicũ mà kế thừa tất cả những gì tích cực của cái cũ. Tất cả những điều đó nóilên tính chất phức tạp của sự phát triển, nhưng bao giờ cũng theo khuynhhướng đi lên. Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển, giúp cho chúng ta nhận thứcrằng, muốn thực sự nắm được bản chất của sự vật hiện tượng, nắm được quyluật và xu hướng của chúng phải có quan điểm phát triển, khắc phục tư tưởngbảo thủ trì trệ.Quan điểm này yêu cầu khi phân tích sự vật phải xét nó như một quátrình; đặt nó trong sự vận động, sự phát triển mới nắm được quy luật vànhững xu hướng của nó. Quan điểm phát triển còn bao hàm yêu cầu xét sự vậttrong từng giai đoạn cụ thể của nó nhưng không được tách rời với các giaiđoạn khác mà phải liên hệ chúng với nhau mới có thể nắm được logic củatoàn bộ tiến trình vận động sự vật. Quan điểm phát triển cũng đòi hỏi tinhthần lạc quan tích cực trong thực tiễn, khắc phục mọi sụ trì trệ bảo thủ.1.2.2. Tính chất của sự phát triểna) Tính khách quanTheo quan điểm duy vật biện chứng, nguồn gốc của sự phát triển nằmngay trong bản thân sự vật. Đó là quá trình giải quyết liên tục những mâuthuẫn nảy sinh trong sự tồn tại và vận động của sự vật. Nhờ đó sự vật luônluôn phát triển, Vì thế sự phát triển là tiến trình khách quan, không phụ thuộcvào ý thức của con người.b) Sự phát triển có tính phổ biếnTính phổ biến của sự phát triển được hiểu là nó diễn ra ở mọi lĩnh vực:tự nhiên, xã hội và tư duy; ở bất cứ sự vật, hiện tượng nào của thế giới kháchquan. Ngay cả các khái niệm, các phạm trù phản ánh hiện thực cũng nằmtrong quá trình vận động và phát triển; chỉ trên cơ sở của sự phát triển, mọiHV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V6Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thônghình thức của tư duy, nhất là các khái niệm và các phạm trù, mới có thể phảnánh đúng đắn hiện thực luôn vận động và phát triển.Sự phát triển diễn ra trong tất cả các mặt, các lĩnh vực của xã hội, tư duy vàcon người, diễn ra trong tự nhiên, trong bản thân của tất thảy sự vật, hiệntượng của thế giới khách quan. Quá trình phát triển ở mỗi sự vật, hiện tượnglà không giống nhau và ngay trong bản thân của sự vật, hiện tượng đó, quátrình phát triển cũng không giống nhau. Quá trình sinh trưởng và phát triểncủa cây lúa khác với cây ngô (hình thức phát triển, thời gian phát triển, điềukiện phát triển…); sinh trưởng và phát triển của con người khác với nhữngloài động vật khác. Và ngay trong bản thân của con người, các loài động, thựcvật cũng khác nhau trong từng giai đoạn phát triển, chu kỳ phát triển. Nhưngdù bước phát triển của các sự vật, hiện tượng có tuần tự hay nhảy vọt thì nhìnchung tất cả đều nằm trong trạng thái phát triển, kể cả tư duy, ý thức của conngười cũng vậy.Trong tư duy, ý thức của con người, ta thấy sự phát triển của con ngườilà không ngừng. Đứa trẻ sinh ra từ chỗ biết khóc, biết cười, dần dần qua thờigian, không gian sống, với những dưỡng chất nuôi bé lớn khôn, bé đã biết nói,rồi nhận biết đồ vật, định hình đồ vật giản đơn trong những trò chơi, kế đến lànhững sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên, xã hội như: mưa, nắng,buồn, vui…sự phát triển đó là không ngừng hoàn thiện, từ giản đơn đến phứctạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.Trong tự nhiên, tất cả các động, thực vật, từ vô cơ đến hữu cơ, từ thựcthể đơn bào hay đa bào, từ những động vật chưa có hệ thần kinh trung ươngđến có đầy đủ, tất cả đều trong trạng thái vận động và phát triển không ngừng.Trong xã hội, sự phát triển thể hiện qua những thay đổi về kết cấu giai cấp, cơcấu ngành, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất….c) Sự phát triển có tính kế thừaSẽ thiếu sót nếu chúng ta không nói tới tính kế thừa - một trong những tínhchất của sự phát triển trong quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Theo chủHV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V7Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thôngnghĩa Mác – Lênin thì phát triển không chỉ là sự ra đời của cái mới; cái mớiloại bỏ, triệt để cái cũ mà còn cần phải có sự kế thừa và phát triển. Vậy kếthừa cái gì? Đó là kế thừa những mảng, những nhân tố còn hợp lý, có ý nghĩatích cực đối với sự phát triển của cái mới. Không có bất cứ cái mới nào ra đời,tồn tại và phát triển mà không dựa một phần nào đó vào những yếu tố tích cựccủa cái cũ. Sự vật, hiện tượng ra đời không phải là ngẫu nhiên, tự nhiên màcó, nó hình thành và phát triển trên cơ sở chọn lọc những yếu tố còn hợp lý vàcó thể cải tạo được cái cũ.d) Sự phát triển có tính đa dạng, phong phúPhát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, mọi hiện tượng, songmỗi sự vật, mỗi hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau. Tồntại ở không gian khác nhau, ở thời gian khác nhau, sự vật phát triển sẽ khácnhau. Đồng thời trong quá trình phát triển của mình sự vật còn chịu tác độngcủa các sự vật, hiện tượng khác, của rất nhiều yếu tố, điều kiện, Sự tác độngđó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật, đôi khi có thể làmthay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí làm cho sự vật thụt lùi.Ví dụ, nói chung, ngày nay trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể chất lẫn trítuệ so với trẻ em các thế hệ trước do chúng được thừa hưởng những thànhquả, những điều kiện thuận lợi mà xã hội mang lại. Trong thời đại hiện nay,thời gian công nghiệp hoá và hiện đại hoá của các quốc gia chậm và kém pháttriển sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia đã thừa hưởng kinh nghiệm và sựhỗ trợ của các quốc gia đi trước. Song vấn đề còn ở chỗ, sự vận dụng kinhnghiệm và tận dụng sự hỗ trợ đó như thế nào lại phụ thuộc rất lớn vào nhữngnhà lãnh đạo và nhân dân của các nước chậm phát triển và kém phát triển.1.2.3. Ý nghĩa phương pháp luậnTự nhiên, xã hội và tư duy đều nằm trong quá trình vận động và pháttriển không ngừng. Bản chất khách quan đó của quá trình đòi hỏi chúng ta, đểphản ánh đúng đắn hiện thực khách quan, cần có “quan điểm phát triển”. Điềuđó có nghĩa là, khi xem xét các sự vật và hiện tượng phải đặt nó trong sự vậnHV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V8Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thôngđộng, trong sự phát triển; và phát hiện ra các xu hướng biến đổi, chuyển hoácủa chung. Liên quan đến vấn đề này, V.I. Lênin đã viết: “Logic biện chứngđòi hỏi phải xem xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận động”, trongsự biến đổi của nó”Quan điểm phát triển đòi hỏi không chỉ nắm bắt những cái hiện đang tồntại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai củachung, phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tínhchất thụt lùi. Song điều cơ bản là phải khái quát những biến đổi để vạch rakhuynh hướng biến đổi chính của sự vật.Quan điểm phát triển đúng đắn về sự vật chỉ có được khi bằng tư duykhoa học của mình, chủ thể khái quát để làm sáng tỏ xu hướng chủ đạo của tấtcả các biên đổi khác nhau đó.Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia quátrình phát triển của sự vật ấy thành những giai đoạn. Trên cơ sở ấy để tìm raphương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiếntriển nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó, tuy theo sự phát triển đócó lợi hay có hại đối với đời sống của con người.Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ,định kiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của chúng ta. Nếuchúng ta tuyệt đối hoá nhận thức, nhất là nhận thức khoa học về sự vật hayhiện tượng nào đó thì các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn sẽkhông thể phát triển và thực tiễn sẽ dậm chân tại chỗ. Chính vì thế, chúng tacần phải tăng cường phát huy nỗ lực của bản thân trong việc hiện thựchoáquan điểm phát triển vào nhận thức và cải tạo sự vật nhằm phục vụ nhucầu, lợi ích của chúng ta và của toàn xã hội.Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâu dài,khó khăn, nhiều thử thách và cũng có lúc sự lãnh đạo của Đảng mắc phảinhững bệnh chung của các nước xã hội chủ nghĩa như : bệnh giáo điều, bệnhbảo thủ trì trệ, chủ quan duy ý chí … dẫn đến sự suy thoái, khủng hoảng kinhHV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V9Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thôngtế xã hội. Tuy nhiên, Đảng vẫn khẳng định ““CNXH trên thế giới từ nhữngbài học thành công và thất bại cũng như từ những khát vọng và sự thức tỉnhcủa các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Theoquy luật tiến hóa của lịch sử loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”(Văn kiện Đại hội IX, trang 65). Nhận định này xuất phát từ nguyên lý về sựphát triển và quan điểm phát triển trong triết học Mác Lênin và thực tiễn tìnhhình thế giới cũng như tình hình xây dựng CNXH ở Việt Nam.Nguyên lý về sự phát triển là một trong hai nguyên lý cơ bản của phépbiện chứng duy vật. Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự vậnđộng có định hướng từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp, từ chưa hoànthiện đến hoàn thiện hơn mà kết quả là cái mới tiến bộ ra đời thay thế cái cũlạc hậu. Sự phát triển của sự vật mang tính phổ biến vì trong thế giới kháchquan, không có sự vật hiện tượng nào đã đứng im, tĩnh tại mà nó luôn vậnđộng, phát triển không ngừng. Sự mất đi của một sự vật hiện tượng này làđiều kiện ra đời của sự vật hiện tượng khác.Nguyên lý này cũng khẳng định rằng nguồn gốc của sự phát triển là sựthống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong chính bản thân sự vật hiệntượng hay nói cách khác đó là do mâu thuẩn nội tại bên trong sự vật hiệntượng, nó vạch ra cách thức của sự phát triển là vừa có tích lũy dần về lượng,vừa có sự chuyển hóa về chất, tức là sự phát triển chẳng qua là sự tăng giảmvề lượng và chất (vừa có tính liên tục, vừa có tính gián đoạn). Nguyên lý vềsự phát triển cũng chỉ ra rằng không phải chỉ có khuynh hướng đi lên mớiđược coi là sự phát triển mà quá trình phát trển thường được diễn ra quanh co,phức tạp qua những khâu trung gian mà có lúc bao hàm cả sự thụt lùi đixuống tạm thời : đó là khuynh hướng tiến lên của đường “xoáy tròn ốc”.Trong xu hướng của sự phát triển luôn có tính kế thừa và sự đi lên này là mộtquá trình có tính lặp lại.Sự phát triển của các sự vật và hiện tượng trong thực tế là quá trình biệnchứng đầy mâu thuẫn. Do vậy, quan điểm phát triển được vận dụng vào quáHV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V10Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thôngtrình nhận thức cũng đòi hỏi chúng ta phải thấy rõ tính quanh co, phức tạp củaquá trình phát triển như là một hiện tượng phổ biến. Thiếu quan điểm khoahọc như vậy người ta rất dễ bi quan, dao động khi tiến trình cách mạng nóichung và sự tiến triển của từng lĩnh vực xã hội cũng như của cá nhân nóiriêng tạm thời gặp khó khăn, trắc trở.Tuân theo những đòi hỏi đó của quan điểm phát triển sẽ góp phần khắcphục bệnh bảo thủ trì trệ và bệnh giáo điều trong tư duy cũng như trong hànhđộng thực tiễn. Bệnh bảo thủ trì trệ là tình trạng ỷ lại, chậm đổi mới, ngại thayđổi, dựa dẫm, chờ đợi, thậm chí cản trở cái mới, bằng lòng thỏa mãn với cáiđã có. Đôi khi bệnh bảo thủ biểu hiện qua những định kiến. Bệnh bảo thủ trìtrệ cũng gắn liền với bệnh giáo điều, đó là khuynh hướng tuyệt đối hóa lýluận, coi thường kinh nghiệm thực tiễn, coi lý luận là bất di bất dịch, việc nắmlý luận chỉ dừng lại ở những nguyên lý chung trừu tượng, không chú ý đếnnhững hoàn chỉnh lịch sử cụ thể của sự vận dụng lý luận. Bệnh giáo điều có 2dạng : giáo điều lý luận và giáo điều kinh nghiệm. Bệnh giáo điều lý luận làviệc thuộc lòng lý luận, cho rằng áp dụng lý luận áp dụng vào đâu cũng đượckhông xem xét điều kiện cụ thể của mình. Ví dụ như theo Mác thì phải xóa bỏtư hữu dẫn đến việc ta tiến hành cải tạo XHCN xóa tất cả các thành phần kinhtế nhằm mục đích chỉ còn 2 thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể màkhông thấy được rằng "Nền kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng củathời kỳ quá độ", sự có mặt của nhiều thành phần kinh tế với các mối quan hệtác động qua lại của nó sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế trong giaiđoạn này. Bệnh giáo điều kinh nghiệm là việc áp dụng nguyên si rập khuônmô hình của nước khác, của địa phương khác vào địa phương mình mà khôngsáng tạo, chọn lựa … Ví dụ như trước đây ta bắt chước rập khuôn mô hìnhCNXH ở Liên Xô trong việc thành lập các bộ ngành của bộ máy nhà nước (ởLiên Xô có bao nhiêu Bộ, Ngành ta cũng có bấy nhiêu Bộ ngành), hoặc vềcông nghiệp hóa cũng vậy, ta chỉ chú ý tập trung phát triển công nghiệp nặngmà không chú ý phát triển công nghiệp nhẹ … Bệnh bảo thủ trì trệ và bệnhHV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V11Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thônggiáo điều cùng với bệnh chủ quan duy ý chí là những căn bệnh chung của cácnước XHCN và nó gây ra hậu quả tất yếu là làm cản trở, thậm chí kéo lùi sựphát triển của kinh tế - xã hội, đưa chúng ta đến sai lầm nghiêm trọng.Trong quá trình đổi mới và xây dựng đất nước, Đảng ta luôn đấu tranhphê phán với quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến. Văn kiện Đại hội Đảng lầnIX có viết : “ Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giaicấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin tưởng lẫn nhau hướng tớitương lai.Việc Đảng ta kiên trì đổi mới xây dựng đất nước phát triển theo conđường XHCN là căn cứ vào quan điểm phát triển của chủ nghĩa duy vật biệnchứng trên cơ sở tin tưởng vào sự tất thắng của chủ nghĩa cộng sản mặc dùtrong bối cảnh lịch sử hiện nay CNXH trên thế giới đang ở giai đoạn thoáitrào và công cuộc quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước ta cũng như cácnước XHCN.HV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V12Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc ThôngCHƯƠNG 2Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TRONG NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI VIỆC TÌM HIỂU XU THẾ VẬN ĐỘNG CỦA ĐỜI SỐNGKINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY2.1. Thực trạng kinh tế - xã hội hiện nay Qua 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhữngthành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa đang đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thốngchính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường.Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nướcta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốcgia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên vớitriển vọng tốt đẹp. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủnghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộcđổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản.Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế Việt Nam cũng bộc lộnhững điểm yếu cần khắc phục. Nguyên nhân bao trùm là sự quá chậm chạptrong việc loại bỏ các thói quen của một nền quản lý bao cấp. Điều này chẳngnhững tạo ra sự trì trệ, kém năng động trong sản xuất kinh doanh mà còn gâycản trở cho việc điều hành, triển khai đầu tư. Điều đầu tiên, với sự gia nhậpWTO, chúng ta đã quá nôn nóng muốn xây dựng một nền kinh tế hiện đại,trong đó hạt nhân là tạo dựng được một nền công nghiệp tiên tiến. Chính vìthế, chúng ta đã lãng quên đặc thù và cũng là thế mạnh của nền kinh tế ViệtNam là nông nghiệp. Sự chấp nhận đầu tư ồ ạt, thiếu chọn lọc hàng loạt dự áncông nghiệp, hàng loạt khu công nghiệp mọc ra một cách thiếu qui hoạchkhông những không tạo ra hiệu quả kinh tế như mong muốn mà còn gây raHV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V13Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thôngnhững hệ luỵ buồn. Đồng vốn đầu tư không đạt hiệu quả trong khi số nợ lạităng lên. Đất canh tác bị thu hẹp gây khó khăn cho người nông dân, môitrường bị xâm phạm…, tất cả thực trạng này đã làm cho nền kinh tế thiếu sựvững chắc trong phát triển và bất ổn về an sinh.Điều thứ hai, trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường lại vẫn coitrọng kinh tế quốc doanh. Dồn quá nhiều vốn cho các tập đoàn Nhà nướctrong khi hầu hết các đơn vị trong lĩnh vực này lại làm ăn không hiệu quả.Theo thống kê thì vốn dành cho các các tập đoàn này lên đến hơn 50% ngânsách để họ cho ra chưa đầy 15% lãi. Điều này vô hình chung đã làm mất đitính bình đẳng của các thành phần khác, ảnh hưởng lớn đến sức mạnh tổnghợp của nền kinh tế. Trong khi đó, khối doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn hiệuquả nhưng lại thật sự khó khăn về vốn trong giai đoạn Chính phủ thi hànhbiện pháp kiềm chế lạm phát.Điều thứ ba, là trong quá trình xây dựng và điều hành kinh tế chúng tachưa bao giờ coi trọng tính tổng thể. Thế cho nên trong những năm qua, tìnhtrạng hỗn độn trong phát triển kinh tế ngành, địa phương càng tăng, sự chồngchéo và ngăn cản nhau bởi lợi ích cục bộ của ngành, của địa phương ngàycàng phát sinh và tạo ra những rào cản lớn.Ngoài 3 khiếm khuyết trên, vẫn còn những khuyết điểm cố hữu của nềnkinh tế Việt Nam, như tham nhũng, chất lượng nguồn nhân lực và bố trí nhânlực chưa đúng vị trí. Nếu chúng ta không nhanh chóng có những biện phápgiải quyết những khuyết điểm này thì nó sẽ trở thành căn bệnh kìm hãm đàphát triển của kinh tế Việt Nam.Nắm chắc phép biện chứng duy vật khoa học về sự phát triển chính lànắm chắc cơ sở khách quan và nguyên lý vận động của sự phát triển, chophép những chủ thể xã hội (các đảng chính trị, nhà nước, ) chủ động xâydựng các lý thuyết (triết lý) phát triển xã hội một cách đúng đắn, khoa học,phù hợp; tích cực hoạt động xây dựng xã hội, thúc đẩy xã hội tiến nhanh theomục đích của chủ thể, của loài người đặt ra.HV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V14Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc ThôngHiểu sâu sắc biện chứng phát triển thế giới nói chung, của xã hội nóiriêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo phép biện chứngphát triển đó vào công cuộc xây dựng và phát triển xã hội ở Việt Nam. Ngườiđã xác lập những quan điểm và gắn liền với chúng là hành động thực tiễn (vìở Hồ Chí Minh, tư tưởng và hành động gắn liền với nhau) có tính hệ thống vàtính nguyên lý của triết lý phát triển xã hội Viêt Nam - từ cách tiếp cận chủnghĩa xã hội cho đến nội dung và phương thức xây dựng chủ nghĩa xã hộiViệt Nam.Coi xã hội là trình độ phát triển cao nhất của giới tự nhiên; quốc gia làmột thực thể trọn vẹn của xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng, để một đất nước cóthể phát triển thì điều tiên quyết, đất nước đó phải được độc lập, dân tộc đóphải được tự do. Độc lập, tự do, theo Hồ Chí Minh có nghĩa rất rộng - khôngchỉ độc lập, tự do cho dân tộc, quốc gia, mà cho cả con người; không chỉmang tính không gian, mà cả phẩm giá con người; không chỉ ở hiện tại mà cảtrong tương lai. Nhưng đối với một đất nước còn nô lệ, phụ thuộc, bị áp bức,thì độc lập và tự do là điều kiện đầu tiên để dân tộc đó tự do quyết định vậnmệnh và tương lai của minh, đồng thời có thể tự do phát huy toàn bộ nội lực,sức mạnh, tài năng của chính mình cho sự phát triển đất nước.Có độc lập, tự do rồi thì vấn đề quyết định để bảo đảm cho một đất nướccó thể phát triển là việc xác định con đường đi đúng đắn của cách mạng. Tintưởng sắt đá vào nguyên lý phát triển biện chứng, Hồ Chí Minh khẳng định:Chủ nghĩa xã hội là con đường đi tất yếu của lịch sử nhân loại. Người viết:"Loài người đã trải qua sự phát triển từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội chiếmhữu nô lệ, xã hội phong kiến rồi đến xã hội tư bản; xã hội tư bản với bản chấtvô nhân đạo và đầy mâu thuẫn tự trong lòng nó, cũng giống như những quyluật của lịch sử xã hội, xã hội tư bản sẽ chuyển sang xã hội xã hội chủ nghĩa -cộng sản chủ nghĩa".Triết lý phát triển xã hội thật sự khoa học và sâu xa của Hồ Chí Minhkhông chỉ là ở sự lựa chọn hướng đi và con đ]ờng đúng của dân tộc cho phùHV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V15Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thônghợp với quy luật phát triển của lịch sử. Giá trị khoa học và nhân văn trongcách nhìn mới của Hồ Chí Minh là ở chỗ, Người không loá mắt trước hàoquang của xã hội tư bản, cũng không bi quan khi hủ nghĩa xã hội mới hìnhthành; Người thấy xã hội xã hội chủ nghĩa là hướng đi tối ưu của loài người.Theo Hồ Chí Minh, "Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới cứu nhân loại, đem lại chocon người tự do, bình đẳng, bác ái, hoà bình, hạnh phúc". Và với bản chấtcủa nó, dù mới hình thành, xã hội xã hội chủ nghĩa chứa đựng trong bản thânmình sức sống và tiềm năng của xã hội, những yếu tố quy định sự vươn lêncủa xã hội trong tương lai, chúng thúc đẩy xã hội tiến lên theo mục tiêu và lýtưởng nhân văn của con người.Chính vì vậy, ngay từ khi đất nước còn đắm chìm trong nô lệ, Hồ ChíMinh đã quyết chọn con đường cách mạng Việt Nam trước hết là cách mạngdân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện dân quyền và bảo đảm dân sinh, để từngbước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội, với bản chất nhân đạo vàđầy sức sống của nó, - nơi thể hiện lý tưởng cao đẹp nhất của con người, - cókhả năng tự tạo ra sức mạnh nội sinh như là nguồn lực been trong của biệnchúng phát triển để thúc đẩy xã hội đi lên phù hợp với lý tưởng chân chínhcủa nhân dân Việt Nam; phù hợp với quy luật vận động khách quan, tất yếucủa xã hội. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã trở thành tư tưởng nhân lõixuyên suốt lý tưởng xây dựng xã hội mới; và đó cũng là một nội dung quantrọng, mà Hồ Chí Minh nâng lên thành nguyên lý của triết lý phát triển xã hội.Xã hội xã hội chủ nghĩa tuy chứa đựng bản chất và sức sống khách quan,tất yếu của nó, song theo Hồ Chí Minh, nó chỉ được thực hiện trên cơ sở mộtnhà nước vững mạnh của dân, do dân, vì dân. Đó là một nhà nước do nhândân làm chủ. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dândựng nên, đại diện cho ý chí của nhân dân. Chính phủ là nơi thừa hành quyềnlực của nhân dân, vận hành theo cơ chế pháp quyền, thực hiện nghĩa vụ vàtrách nhiệm vì lợi ích của nhân dân. Cán bộ là người đại diện cho ý chí củanhân dân, đồng thời là công bộc (đầy tớ) trung thành của nhân dân. Nhà nướcHV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V16Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thôngphải thực hiện đầy đủ bản chất, chức năng, trách nhiệm của mình: bao nhiêuquyền lợi đều thuộc về nhân dân.Một nhà nước như vậy sẽ là nơi tập trung ý chí, do đó thể hiện toàn bộsức mạnh của nhân dân, tạo ra sức mạnh xã hội. Điều đó cho thấy, ở Hồ chíMinh, động lực thúc đẩy xã hội, sức phát triển của một xã hội được tạo ra từchế độ dân chủ thực sự: "Mọi sức mạnh đều ở nơi dân"; "Dễ mười lần khôngdân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong". Dân chủ, như vậy không chỉđơn thuần là yếu tố tinh thần, là cơ chế, mà là lực lượng vật chất, nó tạo ra sứcmạnh xã hội ngay trong hoạt động của các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá,xã hội của một quốc gia.Từ nhận thức sâu sắc rằng, kinh tế quyết định chính trị, chính trị tậptrung ở kinh tế (V.I. Lênin), Hồ Chí Minh chú trọng xây dựng một nền kinh tếvững mạnh theo hướng xã hội chủ nghĩa. Logic phát triển thường trực ở HồChí Minh là trước hết phải làm cho người dân được "ăn no, mặc ấm", rồi mớiđến "học hành tiến bộ". Ngay từ những ngày đầu xây dựng đất nưức, Ngườiđã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân đẩy mạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế. Đó làthực hiện hợp tác hoá để quy tụ sức mạnh toàn dân vào xây dựng nền kinh tếmới; cải tạo quan hệ sản xuất, phát triển lực lượng sản xuất, từng bước côngnghiệp hoá, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Hạt nhânphát triển xã hội quan trọng ở đây là một nền kinh tế vững mạnh trên cơ sởđại công nghiệp, do nhân dân lao động làm chủ để phát triển các lĩnh vựckhác của toàn xã hội.Nếu như kinh tế là nền tảng và là yếu tố hàng đầu của phát triển xã hội,thì văn hoá - khoa học - giáo dục được Hồ Chí Minh xem là nguồn lực nộisinh từ thượng tầng kiến trúc tác động đến hạ tầng cơ sở, tạo nên sự vận độngcủa tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội. Coi trình độ phát triển của khoa học -kỹ thuật tương ứng với trình độ phát triển của xã hội, ngay từ khi nước ta cònhét sức nghèo nàn, lạc hậu, Người đã đặc biệt quan tâm phát triển khoa học -kỹ thuật. Người nhấn mạnh rằng, chúng ta chỉ có thể xây dựng thành côngHV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V17Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thôngchủ nghĩa xã hội trên cơ sở một nền khoa học - kỹ thuật tiên tiến. Cần phải thiđua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động.Ngay từ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâmviệc tiến hành cách mạng khoa học - kỹ thuật, từng bước thực hiện côngnghiệp hoá đất nước. Người coi khoa học - kỹ thuật là then chốt của côngnghiệp hoá, là lực lượng làm tăng sức sản xuất, tạo ra động lực làm chuyểnbiến nền kinh tế - xã hội, thay đổi quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội, góp phầnlàm chuyển hoá bản chất xã hội, nâng dần trình độ phát triển xã hội theohướng xã hội chủ nghĩa.Phát triển khoa học - kỹ thuật tất yếu gắn liền với giáo dục - đào tạo conngười. Con người là lực lượng quyết định nhất của lực lượng sản xuất, đồngthời cũng là động lực bên trong thúc đẩy mọi quá trình hoạt động xã hội; nóvừa là chủ thể tạo ra, đồng thời sử dụng khoa học - kỹ thuật, điều hành toànbộ quá trình xã hội. Vì vậy, bước vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội,Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có conngười xã hội chủ nghĩa", - những con người "vừa hồng vừa chuyên". Theo HồChí Minh, sức mạnh của một dân tộc trước hết là tri thức, là trí tuệ. "Một dântộc dốt là dân tộc yếu". Phải diệt giặc dốt, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhânlực, đào tạo nhân tài. Dân trí là điều kiện để thực hiện phát triển văn hoá - xãhội, tạo tiềm năng trí tuệ và sức vươn lên một xã hội giàu mạnh và văn minh.Văn hoá, theo Hồ Chí Minh, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triểnxã hội. Người sớm nhận thấy rằng, "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích sống,loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, phápluật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật và những công cụ phục vụ cuộcsống hàng ngày như ăn mặc ở và những phương thức sử dụng chúng ". Nhưvậy, văn hoá một mặt là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu phấn đấucủa xã hội, mặt khác là yếu tố bên trong như là nguồn nội lực thúc đẩy xã hộitiến lên. Người nói: "Muốn phát triển xã hội, nền văn hoá dân tộc phải: xâydựng tâm lý, lý cách; tinh thần độc lập tự lực tự cường; xây dựng luân lý; biếtHV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V18Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thônghy sinh cho lợi ích quần chúng; xây dựng xã hội", và "Văn hoá phải vạchđường cho quốc dân đi"Ngay từ ngày đầu của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Hồ ChíMinh đã đề ra tư tưởng xây dựng nền văn hoá Việt Nam theo nguyên tắc dântộc hoá, khoa học hoá, đại chúng hoá với nội dung xã hội chủ nghĩa và tínhchất dân tộc. Vì theo Người, đó là những nguyên tắc giải phóng năng lượnglớn lao của tuyệt đại bộ phận nhân dân lao động trong sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc. Tính chất đó của nền văn hoá sẽ phát huy cao độ nội lựctrong việc tiếp thu, tiếp biến các giá trị phổ biến của nhân loại, làm sâu sắc vàđậm đà thêm bản sắc văn hoá Việt Nam, tạo sức mạnh to lớn cho sự phát triểnxã hội.Sự phát triển xã hội và một xã hội phát triển, theo Hồ chí Minh, tất cảđều quy tụ ở vấn đề con người. Bởi nói đến xã hội là nói đến con người. Xãhội vận động và phát triển như thế nào là do ý thức, trí tuệ, ý chí, tài năng,nghị lực của con người. Con người trí tuệ, tài năng, ý chí, nghị lực cao là hạtnhân sức mạnh của xã hội, tạo ra xã hội mới. Mục tiêu phát triển của một xãhội theo hướng nhân văn là đáp ứng mọi khát vọng chính đáng của con người,tạo điều kiện cho con người ngày càng phát triển toàn diện - hài hoà như mộtchủ thể văn hoá. Mặt khác, xã hội đó lại do chính bản thân con người làm ravới tư cách là chủ thể lịch sử, chủ thể xã hội. Con người tự đặt ra mục đích vàđồng thời là người thực hiện những mục đích đó. Một xã hội có thể phát triểnphải đi trúng mục tiêu con người với hai khía cạnh và hai ý nghĩa cơ bản này.Do vậy, trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của mình, đặc biệt là trong sựnghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh luôn đặt con người ở vị trítrung tâm.Những nội dung nêu trên là những thành tố thiết yếu tạo nên sự vận độngvà phát triển xã hội mà sự nghiệp xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa cần có.Nhưng ở Hồ Chí Minh, sự phát triển không chỉ cần đến các yếu tố tạo nênđộng lực phát triển; điều quan trọng là các thành tố đó phải làm thành một tổHV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V19Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thônghợp tổng hoà tất cả các mối quan hệ trong một môi trường có tính chỉnh thểvới sự tác động biện chứng, nhiều chiều, đa dạng và thường xuyên.Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam chỉ có được khi chủ nghĩa yêu nước ViệtNam được phát huy cao độ và được nâng lên thành chủ nghĩa yêu nước mới, -một chủ nghĩa yêu nước cộng sản đầy trí tuệ, tài năng, toàn bộ tinh hoa và khíphách dân tộc được biến thành hành động. Chủ nghĩa yêu nước mới đó, thựcchất là một nền đạo đức mới, - nền đạo đức lấy tiêu chí tiến bộ, nhân văn làmđích phấn đấu. Nền tảng tinh thần xã hội nhân văn này quy tụ và nhân các tiềmnăng vật chất - kỹ thuật hiện có của xã hội lên nhiều lần, nhằm thực hiện mộtmục tiêu chung: phát triển và tiến bộ của xã hôi - con người xã hội chủ nghĩaViệt Nam, góp vào sự nghiệp phát triểễpã hội - con người trên toàn thế giới.Sức sống của phát triển lâu bền chỉ có được khi một xã hội phát huy caođộ các yếu tố sức mạnh truyền thống và cái mới hiện đại, Sự gắn bó hài hoàtruyền thống - hiện đại, theo Hồ Chí Minh là nguyên tắc của sự phát triển. Bởiở đó, tương lai được tiếp sức từ nguồn sống của quá khứ và của hiện tại.Truyền thống là tinh hoa và sức mạnh được kết tụ, chưng cất, thăng hoa từlịch sử ngàn đời của một dân tộc, nó là hành trang vật chất - tinh thần từ địnhhướng cho đến lực lượng phát triển xã hội. Nó làm cơ sở cho xã hội truyềnthống đi vào hiện đại. Hiện đại nâng cao truyền thống - đó là sức mạnh và sứcbền của phát triển.Cũng tương tự, yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế được thể hiện qua quanhệ riêng - chung trong triết lý phát triển xã hội Hồ Chí Minh. Người luôn luônnhận thức rằng, dân tộc là một bộ phận của quốc tế; một dân tộc phải tồn tạitrong quan hệ nhiều dân tộc và dựa vào nhiều dân tộc khác như là quan hệ tấtyếu tự nhiên mới có thể cùng tồn tại và trưởng thành. Cho nên, Người chủtrương và hành động một cách hiệu quả theo phương châm: cách mạng dântộc không thể tách rời cách mạng thế gới; hai cuộc cách mạng đó như haicánh của một con chim, tạo ra lực cho con chim bay lên cao. Xu thế và hoànHV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V20Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thôngcảnh quốc tế là điều kiện quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của một quốcgia; cho sự thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam.Ngay từ giữa thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã có cái nhìn khoa học và hiệnđại về phát triển, trong đó có những vấn đề mà nhiều lý thuyết phát triển ngàynay đang đặt ra như phát triển bền vững, phát triển nhân văn Những vấn đềvề tăng trưởng và phát triển, nội sinh và ngoại lực, kịnh tế và xã hội, vật chấtvà tinh thần, hiện tại và tương lai , những vấn đề mà trong thế giới ngày naycác lý thuyết và các mô hình phát triển trên thế giới đang phải gải quyết, đãđược Hồ Chí Minh đề cập sâu sắc trong quan niệm của Người về bản chất,nội dung của chủ nghĩa xã hội và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.Sự kết hợp nội sinh - ngoại lực, theo Hồ Chí Minh, là một nguyên lý tấtyếu của sự phát triển xã hội giống như nguyên lý phát triển của giới tự nhiên.Người cho rằng, chỉ có cách mạng vô sản mới giải phóng được dân tộc và xâydựng thành công chủ nghĩa xã hội; sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là sựnghiệp của nhân dân, do nhân dân tự làm lấy; đồng thời Người cũng nói rằng,để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải dựa vào các nước xãhội chủ nghĩa, phải đoàn kết với các dân tộc, phải tranh thủ sự ủng hộ củanhân dân thế giới.Về tăng trưởng và phát triển, Hồ Chí Minh luôn đặt chúng trong mốiquan hệ biện chứng và hài hoà: Tiến lên chủ nghĩa xã hội phải từng bước pháttriển kinh tế và văn hoá, xã hội; nâng cao đời sống vật chất của xã hội phảiđồng thời với nâng cao đời sống tinh thần của con người; vấn đề không chỉ làsản xuất ra nhiều của cải, mà điều quan trọng hơn là chất lượng của cải phảingày càng cao, và làm sao nâng cao được chất lượng sống cho nhân dân.Người nói: chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội mà dân không được hưởnghạnh phúc thì chủ nghĩa xã hội đó cũng không có nghĩa lý gì !Đặc biệt, đối với Hồ Chí Minh, mối quan hệ thiên nhiên - con người làhết sức gắn bố, nó như một chỉnh thể tất yếu tự nhiên không thể chia cắt.Người nói: Trời có bốn mùa, người có bốn đức tính. Thiên thời - địa lợi -HV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V21Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thôngnhân hoà là điều kiện cho sự ổn định, phát triển và trường tồn. Người còn nói:"Việt Nam ta có hai tiếng Tổ quốc, ta cũng thường gọi Tổ quốc là Đất nước.Có Đất và có Nước thì mới thành Tổ quốc. Có Đất lại có Nước thì dân giàunước mạnh, Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đất với nước điều hoà vớinhau để nâng cao đời sông của nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội"5. Quanđiểm và chủ trương "Trồng cây" và "Trồng người", hành vi và phong trào"Trồng cây" và Trồng người" của Hồ Chí Minh thể hiện triết lý hài hoà thiênnhiên - con người trong quá trình xây dựng và phát triển xã hội bền vững,đồng thời thể hiện ẩn ý sâu xa của Người về mối quan hệ con người - thiênnhiên trong sự hài hoà và trường tồn của vũ trụ.Trong hệ thống các yếu tố của phát triển, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâmđến chủ thể của quá trình phát triển - Đảng cộng sản. Sự lãnh đạo của mộtđảng cộng sản chân chính, trí tuệ và sáng tạo là yếu tố đầu tiên và cũng là yếutố cuối cùng có tính quyết định đối với sự định hướng và xây dựng một xã hộimới. Bởi theo Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam là đảng của nhân dân,của cách mạng; mục đích của Đảng không có gì khác là đem lại cuộc sống ấmno, tự do, hành phúc cho nhân dân. Đó cũng thực sự là mục tiêu của bất kỳmột triết lý phát triển nào nhằm mục tiêu phát triển xã hội bền vững.Toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh được thực hiện ở ViệtNam chính là triết lý phát triển xã hội của Người. Do hoàn cảnh khó khăn vàđiều kiện hết sức thiếu thốn của thời kỳ đầu trong công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội, Hồ Chí Minh chưa thể thực hiện được toàn vẹn các vấn đề cụthể, song nội dung cơ bản của triết lý phát triển Hồ Chí Minh, đặc biệt lànguyên lý, linh hồn của triết lý phát triển theo đúng nghĩa của nó, - phát triểnbền vững, phát triển theo hướng nhân văn, - là nguyên lý, là triết lý phát triểnđúng đắn, khoa học, phù hợp với xu thế của thời đại ngày nay; nó góp phầnquan trọng và mở hướng đúng đắn, đầy triển vọng cho quá trình loài ngườitrong thế giới hiện đại tiếp tục tìm tòi, khám phá, xây dựng một triết lý pháttriển bền vững, một triết lý phát triển thích hợp nhất với con người./.HV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V22Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thông2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu trong nghiên cứu đối với việc tìm hiểuxu thế vận động của đời sống kinh tế - xã hội hiện nayTrong xã hội, phát triển thể hiện ở khả năng chinh phục tự nhiên, cải tạoxã hội, phục vụ con người.Trong tư duy, phát triển thể hiện ở việc nhận thức vấn đề gì đó ngày càngđầy đủ, đúng đắn hơn.Một đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện tinh giảm biên chế nhưng vẫnđảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao như vậy được coi là phát triển. Bởivì số lượng công chức, viên chức giảm đi nhưng vẫn hoàn thành nhiệm vụđược giao. Hơn nữa, phát triển không nên hiểu đơn giản là sự tăng lên về sốlượng. Cũng không nên hiểu giản đơn phát triển là sự vận động từ đơn giảnđến phức tạp. Thực tế cho thấy có những thứ càng đơn giản càng chứng tỏphát triển. Ví dụ, những thủ tục hành chính càng gọn nhẹ, đơn giản càngchứng tỏ nền hành chính của quốc gia ấy phát triển. Nhiều đơn vị đã tiến hànhrà soát những thủ tục hành chính, làm rõ những thủ tục cần thực hiện, thủ tụcnào cần loại bỏ để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và các doanhnghiệp. Chính phủ cũng xây dựng nhiều chính sách nhằm cải cách bộ máyhành chính; đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức như thựchiện chính sách tinh giảm biên chế. Việc thực hiện chính sách tinh giản biênchế là một trong những chủ trương tích cực được xã hội chấp thuận cao, tạođiều kiện rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp lại tổ chức, đơn vị trựcthuộc theo hướng thu gọn đầu mối, bỏ khâu trung gian, mỗi cơ cấu tổ chứcđược giao nhiều việc. Chính sách tinh giản biên chế đã khuyến khích nhữngcán bộ, công chức, viên chức chưa đạt "chuẩn" trình độ của vị trí công việcđang đảm nhận; những người năng lực hạn chế, lớn tuổi, sức khỏe yếu, khôngcòn tâm huyết với công việc tự nguyện nghỉ để địa phương tuyển dụng, đàotạo mới đội ngũ nhân lực trẻ, có trình độ năng lực chuyên môn phù hợp thaythế. Ngoài ra, việc bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theođịnh hướng yêu cầu vị trí việc làm và trình độ chuyên môn đào tạo giúp khaiHV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V23Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thôngthác, sử dụng năng lực cán bộ, công chức đạt hiệu quả cao hơn trước khi chưathực hiện chính sách này.Từ năm 1987 khi đất nước bước vào đổi mới toàn diện nền kinh tế đếnnay đã trải qua 25 năm. Hoạt động thương mại của Việt Nam đã vận độngđúng định hướng mà Nhà nước và Chính phủ đã xác định, đó là:Phát triển thương mại nhiều thành phần với nhiều loại hình sở hữu vàhình thức tổ chức kinh doanh phù hợp với tính chất và trình độ phát triển củalực lượng sản xuất.Quan hệ kinh tế và thương mại nói riêng với các nước được mở rộng vàphát triển không ngừng theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá. Việt Nam đãgia nhập ASEAN, APEC, đã ký nhiều Hiệp định thương mại tự do songphương (FTA) và hiện nay đã là thành viên chính thức của Tổ chức thươngmại thế giới được vài năm và đang triển khai áp dụng các quy định theo lộtrình.Hoạt động thương mại đã gắn liền với ổn định kinh tế vĩ mô và nâng caochất lượng trong công tác củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh và trật tự antoàn xã hội. Thực trạng hoạt động thương mại trong thời gian qua đã góp phần tíchcực vào ổn định nền kinh tế, khắc phục tình trạng lạm phát, thúc đẩy sản xuấtphát triển và phân công lại lao động xã hội, đổi mới công nghệ và nâng caochất lượng sản phẩm, gắn sản xuất với thị trường, bước đầu phát huy được lợithế so sánh của các vùng trong nước và giữa thương trường trong nước với thịtrường ở các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tolớn đó, quá trình phát triển thương mại của Việt Nam trong 25 năm qua cũngbộc lộ những mặt hạn chế và những tồn tại cần nhanh chóng khắc phục, đó là:Cơ chế bao cấp và độc quyền Nhà nước trong kinh doanh vẫn còn tồntại; tình trạng phát triển thị trường giữa các địa bàn còn quá nhiều chênh lệch;xuất nhập khẩu của Việt Nam và đầu tư từ nước ngoài vàoViệt Nam tuy pháttriển nhanh nhưng cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch còn chậm và hiệu quả xuấtHV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V24

Tài liệu liên quan

  • Vận dụng nguyên lý về sự phát triển để phân tích tình hình phát triển của ngành cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới Vận dụng nguyên lý về sự phát triển để phân tích tình hình phát triển của ngành cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới
    • 17
    • 5
    • 26
  • Nguyên lý về sự phát triển Nguyên lý về sự phát triển
    • 7
    • 5
    • 129
  • Nguyên lý về sự phát triển và việc vận dụng vào công tác đào tạo nguồn nhân lực ở huyện hương trà, thừa thiên huế hiện nay Nguyên lý về sự phát triển và việc vận dụng vào công tác đào tạo nguồn nhân lực ở huyện hương trà, thừa thiên huế hiện nay
    • 106
    • 3
    • 32
  • Sự vận dụng nguyên lý về sự phát triển vào công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa Sự vận dụng nguyên lý về sự phát triển vào công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa
    • 78
    • 3
    • 41
  • Vấn đề nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở thành phố đông hà, quảng trị hiện nay từ góc nhìn của nguyên lý về sự phát triển Vấn đề nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở thành phố đông hà, quảng trị hiện nay từ góc nhìn của nguyên lý về sự phát triển
    • 99
    • 2
    • 22
  • Nội dung nguyên lý về sự phát triển, từ đó rút ra quan điểm phát triển và vận dụng quan điểm đó để phân tích, phê phán các bệnh Nội dung nguyên lý về sự phát triển, từ đó rút ra quan điểm phát triển và vận dụng quan điểm đó để phân tích, phê phán các bệnh
    • 4
    • 7
    • 78
  • Nguyên lý về sự phát triển Nguyên lý về sự phát triển
    • 20
    • 16
    • 597
  • slide thuyết trình phân tích nguyên lý về sừ phát triển rút ra kết luận slide thuyết trình phân tích nguyên lý về sừ phát triển rút ra kết luận
    • 24
    • 5
    • 13
  • Nguyên lý về sự phát triển” trong triết học Mác – Lênin và ý nghĩa của việc nghiên cứu trong nghiên cứu đối với việc tìm hiểu xu thế vận động của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay Nguyên lý về sự phát triển” trong triết học Mác – Lênin và ý nghĩa của việc nghiên cứu trong nghiên cứu đối với việc tìm hiểu xu thế vận động của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay
    • 30
    • 10
    • 65
  • SLIDE Nguyên lý về sự phát triển và sự vận dụng nguyên lý  về sự phát triển trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam SLIDE Nguyên lý về sự phát triển và sự vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
    • 31
    • 5
    • 12

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(174 KB - 30 trang) - Nguyên lý về sự phát triển” trong triết học Mác – Lênin và ý nghĩa của việc nghiên cứu trong nghiên cứu đối với việc tìm hiểu xu thế vận động của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Nguyên Lý Phát Triển