Nguyên Nhân Bị Ngứa Da đầu, Da đầu Bong Tróc Vảy Và Các Biện ...

Da đầu bị ngứa và tróc vảy có thể là dấu hiệu của bệnh á sừng da đầu, gàu, bệnh vảy nến, viêm da tiết bã nhờn hoặc nấm da đầu. Các bệnh lý này chủ yếu gây triệu chứng trên da và ít khi tác động nghiêm trọng đến sức khỏe toàn thân. Tuy nhiên nếu không chủ động cải thiện, tình trạng có thể kéo dài dai dẳng, gây ảnh hưởng đến tâm lý, ngoại hình và chất lượng cuộc sống.

Da đầu bị ngứa và tróc vảy là bệnh gì?

Toggle
  • Da đầu bị ngứa và tróc vảy là bệnh gì?
    • 1. Á sừng da đầu
    • 2. Gàu gây ngứa và tróc vảy da đầu
    • 3. Viêm da tiết bã nhờn (chàm da đầu)
    • 4. Vảy nến da đầu
    • 5. Nấm da đầu
  • Cần làm gì khi da đầu bị ngứa và tróc vảy?
    • 1. Điều chỉnh một số thói quen
    • 2. Áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà
    • 3. Thăm khám và sử dụng thuốc

Da đầu bị ngứa và tróc vảy là bệnh gì?

Da đầu là một trong những vị trí da mỏng, nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Tình trạng tróc vảy và ngứa ngáy thường xảy ra khi da đầu thiếu độ ẩm hoặc tiết quá nhiều dầu, dẫn đến rối loạn hoạt động tăng sinh tế bào sừng, tạo điều kiện cho nấm men phát triển và gây ra các bệnh da liễu thường gặp.

Trong trường hợp da đầu bị ngứa và bong tróc, nguyên nhân có thể do các bệnh lý sau đây:

1. Á sừng da đầu

Á sừng da đầu là bệnh da liễu mãn tính, khá phổ biến ở người trưởng thành. Bệnh xảy ra khi da đầu tiếp xúc với dị nguyên dẫn đến tình trạng da viêm, đỏ, hình thành nhiều tế bào sừng, gây tróc vảy và ngứa ngáy. Bệnh lý này có liên quan đến cơ chế miễn dịch dị ứng dưới tác động của các yếu tố nội giới và ngoại giới như căng thẳng, môi trường ô nhiễm, chất dị ứng, rối loạn nội tiết,… Á sừng có thể gây ngứa da đầu, đỏ, viêm, khô ráp, tróc vảy và nứt nẻ

Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng các triệu chứng của bệnh có thể tác động tiêu cực đến ngoại hình, tạo tâm lý tự ti trong hoạt động giao tiếp và giảm hiệu suất làm việc.

Ở những trường hợp nặng, á sừng da đầu còn gây nứt nẻ da, dẫn đến tình trạng chảy máu, tạo điều kiện cho nấm men, vi khuẩn xâm nhập và gây ra hiện tượng bội nhiễm.

2. Gàu gây ngứa và tróc vảy da đầu

Gàu là vấn đề thường gặp nhất ở da đầu, đặc trưng bởi tình trạng da đầu nhiều dầu, ngứa và có vảy bong. Vảy bong do gàu thường có màu trắng, kích thước nhỏ và bám ở chân tóc thay vì da đầu như bệnh á sừng.

Gàu thực chất là hệ quả do da sản sinh tế bào chết quá mức, dẫn đến tình trạng viêm đỏ và tạo thành các vảy bong nhỏ. Vì vậy bệnh lý này thường không lây nhiễm và ít tác động đến sức khỏe chung. Tuy nhiên sự xuất hiện của vảy gàu có thể làm giảm tính thẩm mỹ của mái tóc, gây ảnh hưởng đến ngoại hình, tạo tâm lý mất tự tin và e ngại trong cuộc sống.

3. Viêm da tiết bã nhờn (chàm da đầu)

Viêm da tiết bã nhờn da đầu cũng có thể là nguyên nhân khiến da đầu bị ngứa và tróc vảy. Bệnh lý này là một dạng của bệnh chàm, điển hình bởi tình trạng da đỏ, tiết nhiều dầu, có vảy bong màu trắng hoặc nâu vàng. Chàm da đầu không gây đau rát nhưng có thể gây ngứa nhẹ – nhất là khi thời tiết nóng ẩm. Viêm da tiết bã nhờn cũng có thể là nguyên nhân khiến da đầu bị ngứa, đỏ và tróc vảy

Cơ chế khởi phát bệnh lý này khá phức tạp, trong có vai trò chính của phản ứng tự miễn và hoạt động quá mức của nấm men (chủ yếu là nấm Malassezia). Loại nấm này hoạt động trên bề mặt da, hút dinh dưỡng từ dầu thừa, phát triển và tạo ra các chất chuyển hóa. Các chất chuyển hóa của nấm kích thích phản ứng viêm, gây đỏ da và bong vảy tiết.

4. Vảy nến da đầu

Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính, dễ tái phát có cơ chế liên quan đến yếu tố di truyền và bất thường chu chuyển tế bào thượng bì. Bệnh lý này thường gây triệu chứng ở những vùng tỳ đè (cổ, ngực, tay, mặt) và da đầu. Khi xảy ra ở da đầu, bệnh thường gây tróc vảy, đỏ da tương tự như viêm da tiết bã nhờn.

Tuy nhiên vảy nến da đầu thường chỉ gây ngứa nhẹ và có mức độ bong vảy mạnh hơn so với các bệnh da đầu khác. Vảy bong do bệnh vảy nến thường dễ cạo, mịn và có màu trắng bạc như nến.

5. Nấm da đầu

Da đầu là vị trí da tiết nhiều dầu thừa nên có khả năng nhiễm nấm cao. Nấm da đầu là một dạng tổn thương da nông, chỉ xảy ra ở lớp thượng bì. Bệnh thường gây nổi sẩn đỏ, ngứa ngáy dữ dội kèm theo các mảng da bong tróc. Khác với các bệnh da đầu trên, nấm da đầu có khả năng lây nhiễm khi tiếp xúc với các vật dụng của người nhiễm bệnh (khăn tắm, quần áo, mũ,…).

Gợi ý !

Top 4 loại thuốc trị nấm da đầu phổ biến nhiều người sử dụng nhất hiện nay

Xem Ngay

Cần làm gì khi da đầu bị ngứa và tróc vảy?

Hầu hết các bệnh lý gây ra tình trạng da đầu bị ngứa và tróc vảy đều có mức độ nhẹ và hiếm khi ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên thực tế cho thấy, các bệnh lý này có thể tác động tiêu cực đến tâm lý, ngoại hình và chất lượng cuộc sống.

Để làm giảm mức độ ảnh hưởng của các bệnh lý nói trên, bạn nên chủ động khắc phục với các biện pháp sau:

1. Điều chỉnh một số thói quen

Thói quen thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân chính gây tổn thương da đầu, kích thích nấm men phát triển và bùng phát các bệnh da liễu. Do đó để ngăn ngừa tình trạng trên tóc tiến triển và lan tỏa rộng, bạn nên điều chỉnh một số thói quen sau: Kiểm tra các sản phẩm tiếp xúc với tóc và loại trừ sản phẩm có thành phần dễ gây kích ứng

  • Kiểm tra các sản phẩm có tiếp xúc với da đầu như tinh dầu dưỡng tóc, dầu gội, kem xả, keo xịt tóc,… và chủ động loại bỏ các sản phẩm chứa thành phần dễ kích ứng.
  • Nên gội đầu 2 ngày/ lần và xoa bóp nhẹ khi gội nhằm làm sạch bụi bẩn, dầu thừa và hỗ trợ loại bỏ vảy bong.
  • Hạn chế sử dụng nhiệt và hóa chất lên tóc.
  • Dùng dù và nón cói để tránh tình trạng da đầu nóng và đổ nhiều mồ hôi.
  • Tránh để da đầu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng có cường độ mạnh. Yếu tố này có thể kích thích da bài tiết bã nhờn, tạo điều kiện cho nấm men phát triển và tăng sinh tế bào thượng bì.
  • Tránh cột hoặc búi tóc quá chặt. Tác động cơ học cũng có thể kích thích da đầu khiến da đỏ, viêm và bùng phát triệu chứng của các bệnh da liễu mãn tính.

Đối với những bệnh lý có mức độ nhẹ, việc điều chỉnh thói quen có thể ngăn chặn tiến triển của bệnh, giảm nhẹ tổn thương da và hạn chế quá trình tăng sinh vảy bong.

2. Áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà

Bên cạnh việc điều chỉnh các thói quen thiếu khoa học, bạn có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện da đầu bị ngứa và tróc vảy tại nhà như:

Tràm trà có đặc tính diệt khuẩn, ức chế nấm, giảm ngứa ngáy và làm sạch gàu trên da đầu
  • Dùng baking soda: Thành phần Sodium Bicarbonate trong baking soda (muối nở) có tác dụng làm sạch tế bào chết, dầu thừa và giảm ngứa ngáy. Đẻ giảm tình trạng da đầu ngứa và tróc vảy, nên làm ướt da đầu và thoa 1 ít baking soda, để trong 5 phút và rửa lại với nước sạch. Sau đó gội đầu và sấy tóc như bình thường.
  • Tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà có khả năng sát khuẩn, kháng virus và ức chế nấm men. Do đó thêm 1 ít dầu tràm trà vào dầu gội có thể giảm ngứa ngáy da đầu, cải thiện tình trạng tróc vảy và viêm đỏ. Bên cạnh đó, tràm trà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tái tạo và phục hồi các mô da hư tổn.
  • Dùng giấm táo: Axit acetic trong giấm táo có tác dụng làm sạch tế bào chết, giảm ngứa và cải thiện tình trạng viêm đỏ. Hơn nữa nguyên liệu này còn có tác dụng loại bỏ bã nhờn và giúp da đầu luôn khô thoáng. Để làm giảm các triệu chứng khó chịu, bạn có thể thoa giấm táo lên da đầu, ủ trong 5 – 10 phút và rửa lại với nước sạch, sau đó gội đầu như bình thường.

3. Thăm khám và sử dụng thuốc

Nếu tình trạng da đầu bị ngứa và tróc vảy không có cải thiện khi áp dụng các biện pháp tại nhà, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định các loại thuốc phù hợp. Dựa vào kết quả chẩn đoán, mức độ triệu chứng và độ tuổi của từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:

  • Dầu gội kháng nấm: Phần lớn các bệnh da đầu đều khởi phát do hoạt động quá mức của vi nấm. Vì vậy hầu hết đều được chỉ định các loại dầu gội kháng nấm như Ketoconazole, Selenium sulphide, Zinc pyrithione,… Các loại dầu gội này được sử dụng 2 lần/ tuần trong giai đoạn điều trị và 1 lần/ tuần khi tình trạng trên da đã ổn định.
  • Dầu gội chứa axit salicylic: Axit salicylic là dẫn xuất beta-hydroxy axit có khả năng tan trong dầu, làm sạch bã nhờn, loại bỏ tế bào sừng và điều hòa hoạt động của tuyến dầu. Các loại dầu gội chứa hoạt chất này được sử dụng nhằm giảm tình trạng đỏ da, hỗ trợ ức chế vi nấm và làm sạch vảy bong trên da đầu.
  • Các loại thuốc khác: Ngoài ra ở những trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc khác như thuốc corticoid, thuốc kháng histamine H1, thuốc ức chế calcineurin,…
  • Sử dụng sản phẩm Ezema 50: đây là sản phẩm được đánh giá rất cao trong việc giải quyết các vấn đề nấm ngứa da đầu. Xem thêm sản phẩm tại đây

Da đầu bị ngứa và tróc vảy là biểu hiện của nhiều bệnh lý da liễu. Trong trường hợp triệu chứng có mức độ nghiêm trọng và không thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp tại nhà, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định thuốc điều trị. Tình trạng chủ quan và lơ là có thể khiến da đầu bị tổn thương nặng, gây rụng tóc và tăng nguy cơ bội nhiễm.

Nguồn: vcep.vn

5/5 (1 Review) Post Views: 9.239

Từ khóa » Da đầu Bị Bong Vẩy