Vảy Nến Da đầu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
Tổng quan
Vảy nến có thể xuất hiện ở mọi vị trí và khi vảy nến hình thành trên da đầu được gọi là vảy nến da đầu.
Khi vảy nến hình thành trên da đầu, nó có thể lan ra khỏi vùng da đầu
Vảy nến da đầu có thể lan ra khỏi da đầu, lan lên trán như trong hình và đôi khi kéo dài xuống sau cổ hoặc sau tai.
Trên vùng da đầu, vảy nến có thể cần những phương pháp điều trị khác vì da đầu dày hơn những vùng da khác và tóc có thể cản trở việc điều trị.
Triệu chứng của vảy nến da đầu
Vảy nến có thể xuất hiện mọi nơi trên da đầu, đôi khi chỉ là một khoảng nhỏ có thể dễ dàng bị tóc che khuất nhưng cũng có thể lan rộng toàn bộ da đầu. Những dấu hiệu sau đây có thể ghi nhận khi vảy nến xuất hiện trên da đầu:
Những mảng đỏ trên da đầu. Chúng hầu như không gây chú ý nhưng cũng có những mảng rất rõ, dày và viêm.
- Vảy giống như gàu màu trắng bạc. Vảy nến da đầu có thể trông giống như gàu. Nhiều người sẽ có sự bong vảy. Nhưng có sự khác biệt giữa vảy nến da đầu và gàu là vảy nến gây ra những vảy khô màu bạc lấp lánh trên da đầu.
- Da đầu khô. Da đầu có thể trở nên rất khô đến mức gây nứt và chảy máu.
- Ngứa. Đây là một trong những triệu chứng phổ biến. Ngứa có thể từ nhẹ đến kinh khủng gây ảnh hưởng cuộc sống hằng ngày và mất ngủ vào ban đêm.
- Chảy máu. Vì vảy nến da đầu có thể gây ngứa nên mọi người ai cũng gãi và hành động gãi làm chảy máu cũng như làm tệ hơn tình trạng vảy nến thể hiện bằng sự dày lên và lan rộng của các mảng sang thương. Đó là lí do tại sao bác sĩ da liễu khuyên bệnh nhân “Cố gắng không gãi lên vùng da đầu bị vảy nến”.
- Cảm giác bỏng rát hoặc đau nhức. da đầu có thể bỏng rát, hoặc đau nhiều.
- Rụng tóc tạm thời. Hành động gãi da đầu hoặc dùng lực để cạo lớp vảy có thể là nguyên nhân làm mất tóc. Khi vảy nến da đầu hết hẳn thì tóc thường sẽ mọc trở lại.
Vảy nến da đầu:
- Sang thương có thể xuất hiện sau tai như hình bên trái.
- Tạo ra cá lớp vảy trắng bạc, và mất tóc như hình bên phải
Những dấu hiệu và triệu chứng này có thể xuất hiện và tự biến mất. Vài trường hợp chỉ có 1 đợt bùng phát bệnh nhẹ trên da đầu. Những trường hợp khác có nhiều đợt bùng phát từ nhẹ đến nghiêm trọng. Những nguyên nhân có thể gây bùng phát bệnh bao gồm căng thẳng, lạnh hoặc không khí khô.
Nguyên nhân
Ai bị mắc vảy nến da đầu?
Vảy nến là tình trạng khá phổ biến trên da đầu. Theo những nghiên cứu ước tính khoảng 50% bệnh nhân mắc vảy nến mảng sẽ có ít nhất 1 lần bùng phát trên da đầu.
Nguyên nhân của bệnh vảy nến da đầu?
Bất kể vảy nến hình thành ở đâu thì cũng có cùng nguyên nhân là khi có những rối loạn hệ thống miễn dịch khiến cho các tế bào da phát triển quá nhanh. Những tế bào da mới hình thành trong vài ngày thay vì vài tuần và cơ thể không thể loại bỏ các tế bào da phát triển quá nhanh này, chúng xếp chồng chất trên bề mặt da gây ra các khoảng vảy nến.
Chẩn đoán và điều trị vảy nến da đầu
Bác sĩ da liễu chẩn đoán vảy nến da đầu như thế nào?
Để chẩn đoán vảy nến da đầu, bác sĩ sẽ quan sát da đầu của bạn.
Trong một số trường hợp khó, bác sĩ cũng cần lấy một mẩu da nhỏ và gửi đến phòng xét nghiệm. Kết quả từ phòng xét nghiệm sẽ cho biết bạn có bị vảy nến hay không.
Bác sĩ da liễu điều trị vảy nến da đầu ra sao?
Vảy nến da đầu làm nhiều bệnh nhân cảm thấy khó chịu, một số người cảm thấy bối rối. Việc điều trị có thể loại bỏ những vấn đề này bằng nhiều phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả.
Một số trường hợp nhẹ thì có thể giảm triệu chứng khi chỉ dùng dầu gội hoặc thuốc bôi dạng nước có thể mua được mà không cần toa của bác sĩ. Tuy nhiên có những trường hợp khó điều trị cần phải khám và được điều trị với bác sĩ da liễu. Dưới đây là một số phương pháp điều trị vảy nến da đầu:
- Thuốc bôi lên da đầu.
- Dầu gội thuốc
- Dưỡng ẩm da đầu
- Tiêm tại chỗ
- Ánh sáng trị liệu
- Thuốc sinh học và các loại các thuốc khác tác dụng toàn thân.
Điều trị tại phòng khám
Nếu không thể điều trị hết vảy nến với thuốc bôi hoặc những mảng vảy nến quá dày, bác sĩ có thể sẽ cho bạn những lời khuyên dưới đây.
Tiêm corticosteroids: bác sĩ có thể tiêm trực tiếp vào vùng da đầu bị vảy nến. Mặc dù việc tiêm có thể có hiệu quả nhưng chỉ có thể thực hiện giới hạn trong vài lần.
Laser excimer và các liệu pháp điều trị ánh sáng khác. Loại laser này có thể điều trị vảy nến ở những vùng khó điều trị như da đầu, bàn tay và bàn chân. Khi sử dụng laser để điều trị vùng đa đầu, bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị nhìn giống máy sấy. Lợi ích của phương pháp này là có thể điều trị đúng vùng cần điều trị mà thôi.
Mặt hạn chế của phương pháp này là bạn cần phải đến phòng khám hoặc bệnh viện từ hai đến ba lần một tuần và một buổi điều trị kéo dài khoảng 10 phút. Hầu hết các bệnh nhân cần điều trị vài tuần. Nếu lịch làm việc của bạn không cho phép thực hiện phương pháp này, hãy trao đổi với bác sĩ của mình.
Trong thời gian điều trị các phương pháp trên, bạn vẫn phải kết hợp các phương pháp điều trị khác tại nhà.
Laser excimer thường không đau nhưng các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm đỏ và đau như cháy nắng.
Các thuốc mạnh điều trị vảy nến
Vảy nến da đầu có thể cứng đầu và khó điều trị. Nếu đã theo sát kế hoạch điều trị mà hiệu quả không nhiều, bác sĩ da liễu có thể sẽ kê toa những loại thuốc mạnh hơn. Phương pháp này tác động vào hệ thống miễn dịch là nơi khởi đầu bệnh vảy nến.
Trước khi điều trị vảy nến da đầu bằng thuốc sinh học
Bệnh nhân này bị vảy nến da đầu gây ngứa khủng khiếp và thất bại với thuốc bôi.
Nếu phải sử dụng một loại thuốc mạnh hơn, các sĩ da liễu có thể kê đơn một trong những loại thuốc sau:
- Apremilast
- Retinoid uống
- Methotrexate
- Cyclosporine
- Thuốc sinh học
Sau khi điều trị bằng thuốc sinh học *
Một loại thuốc sinh học có thể là lựa chọn cho vài bệnh nhân
*Kết quả có thể thay đổi trên các bệnh nhân khác nhau.
Kết quả
Khi đã đến khám và điều trị cùng bác sĩ da liễu thì bệnh vảy nến da đầu sẽ được điều trị và kiểm soát tốt khi bệnh nhân phải tuân thủ theo đúng kế hoạch điều trị.
-- BS Phan Vũ Lam Phương --
Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.
Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Thông tin liên hệ
-
Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
-
Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.
-
Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709
-
Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương
Từ khóa » Da đầu Bị Bong Vẩy
-
Bệnh á Sừng Da đầu: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Phòng Ngừa
-
Bệnh Vảy Nến Da đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Dầu Gội Phù Hợp
-
Da đầu Bị Tróc Vảy Trắng Là Bệnh Gì? Cách Nhận Biết Và điều Trị
-
Nguyên Nhân Bị Ngứa Da đầu, Da đầu Bong Tróc Vảy Và Các Biện ...
-
Bong Vảy Ở Da Đầu Là Bệnh Gì? Khắc Phục Bằng Cách Nào?
-
Da đầu Có Nhiều Vảy Trắng: Cách Phân Biệt Với Các Bệnh Lý Khác
-
Top 10 Giải Pháp Trị Da đầu Bị Khô Và Ngứa Triệt để - Hello Bacsi
-
Những Nhầm Lẫn “kinh điển” Giữa Khô Da đầu Và Da đầu Bị Gàu
-
Bong Vẩy Da đầu - Tuổi Trẻ Online
-
5+ Cách Trị Da đầu Bị Tróc Vảy Trắng Bằng Bồ Kết Và đông Y Kết Hợp
-
Bệnh Viêm Da Tiết Bã - Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
Cách Chữa Vảy Nến Da đầu Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh, Dễ Thực Hiện
-
Da đầu Thường Tróc Vảy, Mẩn đỏ - Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Da đầu Bị Bong Vảy