Nguyên Nhân Bị Rong Kinh Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

(Ảnh minh họa)

Rong kinh là gì?

Có một thực tế là không phải chị em nào kỳ kinh cũng giống nhau. Một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn sẽ dao động từ 26 – 31 ngày, kéo dài khoảng 3-5 ngày và lượng máu kinh mất đi tầm 40-60ml. Nếu số ngày kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày và lượng máu kinh mất đi quá nhiều hoặc ít nhưng kéo dài thì được gọi là rong kinh.

Rong kinh có nguy hiểm không?

Rong kinh hay rong huyết thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản, tuổi dậy thì và cả giai đoạn tiền, mãn kinh. Rong kinh kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt và sức khỏe nữ giới như đau đớn, khó chịu, cơ thể xanh xao yếu ớt do mất máu quá nhiều. Rong kinh thường xuất hiện sau sinh, sau khi phá thai hoặc dùng nhiều loại thuốc tránh thai. Nguy hiểm hơn, nguyên nhân gây rong kinh có thể xuất phát từ các bệnh phụ khoa như viêm tắc vòi trứng, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, ung thư cổ tử cung,…

Khó thụ thai vì rong kinh

Không ít chị em bị rong kinh do rối loạn nội tiết tố, kinh nguyệt không đều, máu kinh ra ít nhưng kéo dài nhiều ngày khiến chị em lo lắng bị rong kinh có thai được không? Rong kinh làm ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng, khó xác định được thời gian trứng rụng nên thường gây khó thụ thai hơn những người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Bên cạnh đó, rong huyết cũng gây khó khăn cho việc làm tổ của trứng đã được thụ tinh do khi bị rong kinh, niêm mạc tử cung vẫn bong ra nhiều, tử cung vẫn co bóp, cổ tử cung vẫn mở để đẩy máu kinh ra ngoài

Biện pháp khắc phục tình trạng rong kinh an toàn hiệu quả

Khi bị rong huyết trong thời gian dài, chị em nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để tìm ra nguyên nhân và xử lý sớm tránh ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và sức khỏe.

Nếu chị em bước sang tuổi 30, nội tiết tố bắt đầu có dấu hiệu suy giảm khiến rối loạn kinh nguyệt, dễ bị rong kinh. Trường hợp này, nữ giới nên bổ sung estrogen thảo dược giúp cân bằng nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. Giữ sức khỏe bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất và chế độ sinh hoạt hợp lý. Phụ nữ bị rong kinh nên ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm, sắt, magie, nhóm vitamin B1, B6 và vitamin E, uống nhiều nước, ăn chế độ ít thịt, chất béo, hạn chế chất kích thích như rượu bia, cà phê, gia vị cay nóng. Tập thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng mệt mỏi kéo dài, ngủ đủ giấc, quan hệ tình dục điều độ, đặc biệt giữ vệ sinh cá nhân và “vùng kín” sạch sẽ.

Nếu rong kinh kéo dài sẽ bị mất máu nhiều gây nên bệnh thiếu máu và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản do vi khuẩn dễ dàng xâm nhập từ âm đạo gây viêm nhiễm. Trường hợp rong huyết do bệnh phụ khoa, bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Bị rong kinh nên uống thuốc gì để nhanh khỏi? Các loại thuốc có tác dụng kháng viêm, thuốc tránh thai hằng ngày, các loại thuốc có tác dụng cầm máu như thuốc sắt, viên uống chứa sắt, sắt hữu cơ kết hợp bổ sung các dưỡng chất tạo máu như acid folic, vitamin B12, kẽm nano giúp bù đắp lượng máu bị mất, bổ sung khí huyết, an thần và đảm bảo sức khỏe sinh sản.

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

image002

Số GPQC: 02359/2016/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Từ khóa » Cách Nhận Biết Bị Rong Kinh