Rong Kinh: Hoảng Hồn Kinh Nguyệt Kéo Dài Không Dừng - DoctorTuan
Có thể bạn quan tâm
Rong kinh là hiện tượng gì? Rong kinh kéo dài bao lâu? Đây là những thắc mắc mà nhiều chị em phụ nữ đang lo lắng quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số thông tin như nguyên nhân rong kinh kéo dài, rong kinh có nguy hiểm không, dấu hiệu của rong kinh là gì,... Cùng tìm hiểu về rong kinh thông qua các chia sẻ, phân tích của các bác sĩ tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh nhé.
Chào bác sĩ! Tôi năm nay 22 tuổi và mắc phải hiện tượng rong kinh gần 1 năm nay. Ban đầu, chu kỳ kinh nguyệt của tôi rất đều đặn, mỗi tháng sẽ có 4 ngày kinh. Nhưng không hiểu sao gần 1 năm nay, kỳ kinh của tôi diễn ra rất thất thường. Số ngày kinh tăng dần lên từ 5 đến 7 ngày, thậm chí là 10 ngày. Nhất là 2 tháng gần đây, chu kỳ kinh của tôi kéo dài không dừng tận 13 ngày khiến tôi vô cùng lo lắng. Vậy hiện tượng rong kinh kéo dài là bệnh gì thưa bác sĩ! (Ngọc Lan- Hải Phòng)
Rong kinh là gì?
Hiện tượng rong kinh là tình trạng xuất huyết quá nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường (thường là trên 7 ngày). Thông thường, trong một chu kỳ kinh nguyệt, thời gian hành kinh trung bình là 3 – 5 ngày, lượng máu mất khoảng 50 – 80ml. Chị em bị rong kinh, thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày và lượng máu sẽ lớn hơn 80ml. Rong kinh kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và vấn đề sinh hoạt hàng ngày của chị em phụ nữ.
- Chi phí đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung
- Phân biệt máu báo có thai với máu kinh
- Bệnh sùi mào gà ở nữ có dấu hiệu gì?
Chị em đã có gia đình có tỉ lệ bị rong kinh cao hơn chị em vẫn còn độc thân. Hiện tượng rong kinh nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây mất máu quá nhiều dẫn đến chóng mặt, hoa mắt, cơ thể mệt mỏi,... Nếu hiện tượng này diễn ra trong thời gian dài, chị em rất dễ mắc thêm các bệnh phụ khoa.
Biểu hiện của rong kinh
Chị em có thể nhận biết biểu hiện của bệnh rong kinh thông qua một số dấu hiệu dưới đây:
- Có số ngày kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh vượt quá 80ml/chu kỳ kinh nguyệt
- Xuất huyết âm đạo bất thường trong hai kỳ kinh nguyệt liên tiếp
- Kinh nguyệt ra nhiều và vẫn phải thay băng liên tục ngay cả là ban đêm
- Trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em phải thay băng nhiều, thậm chí mỗi giờ một lần do xuất huyết kéo dài trong nhiều giờ.
- Máu kinh đóng thành cục lớn và hay bị đau bụng dưới
- Mệt mỏi, thở dốc, có những triệu chứng của thiếu máu nếu rong kinh kèm theo triệu chứng chảy máu kinh với số lượng nhiều trong thời gian dài.
Nguyên nhân gây rong kinh
Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây rong kinh nhưng nguyên nhân chính vẫn là do nồng độ hormone thay đổi. Nguyên nhân gây ra rong kinh được chia làm 2 loại là rong kinh cơ năng và rong kinh do nguyên nhân thực thể.
- Rong kinh cơ năng: nguyên nhân chủ yếu là do tuổi tác và rối loạn nội tiết tố. Tình trạng này thường xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì và phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Trong độ tuổi sinh sản, thường xuất hiện nhất là sau khi sinh, chị em dùng thuốc phá thai và dùng các loại thuốc tránh thai. Đặc biệt, rong kinh tập trung cao ở những phụ nữ bị béo phì, sinh con nhiều lần, tăng cân, hút thuốc lá, đái tháo đường, suy giáp, rối loạn đông máu, các bệnh tim, thận,...
- Rong kinh do nguyên nhân thực thể: do tổn thương ở tử cung hoặc buồng trứng như buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ... phụ nữ mắc một số bệnh lý toàn thân như rối loạn đông máu, bướu giáp,... Ngoài ra còn có một số loại thuốc tránh thai gây rong kinh nhất là các loại thuốc tránh thai khẩn cấp
Ngoài ra rong kinh còn do một số nguyên nhân gây ra như:
- Chị em mắc bệnh lý đông cầm máu
- Chị em dùng các loại thuốc như thuốc kháng viêm, thuốc nội tiết, thuốc chống đông máu khi điều trị các bệnh lý tim mạch.
- Mắc các bệnh lý khác như bệnh xơ gan, suy gan, suy chức năng thận có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Rong kinh có nguy hiểm không?
Rong kinh kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của người phụ nữ như:
+ Gây thiếu máu: Khi bị rong kinh, lượng máu mất đi vượt quá mức bình thường, điều này sẽ làm cơ thể nữ giới rơi vào tình trạng thiếu sắt, thiếu máu. Chị em rất dễ bị mệt mỏi, kiệt sức, hoa mắt chóng mặt. Kinh nguyệt và rong kinh kéo dài càng khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Thậm chí người bệnh có thể gặp phải các hiện tượng như khó thở, thở gấp, nhức đầu,...
+ Chu kỳ kinh bị rối loạn sẽ ảnh hưởng đến quá trình trứng rụng, gây khó khăn trong việc thụ tinh. Lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc khiến trứng khó đi vào làm tổ trong tử cung. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị có thể gây vô sinh ở phụ nữ.
+ Chị em có thể mắc phải hội chứng sốc độc tố khi bị rong kinh: đây là một trong những hội chứng nhiễm trùng cấp tính rất nguy hiểm. Hội chứng này thường xảy ra ở những người để tampon quá lâu trong âm đạo quá 8 tiếng. Tuy nhiên, những chị em bị rong kinh có thể gặp phải hội chứng này do sự rối loạn kinh nguyệt. Sốc độc tố thường đi kèm với những biểu hiện như đau họng, sốt cao, tiêu chảy, hạ huyết áp,...
+ Nếu bị thiếu máu do rong kinh kéo dài vùng dưới đồi của chị em sẽ bị tổn thương khó hồi phục lại, rong kinh liên tục tái phát nhiều lần có thể dẫn đến phóng noãn kém hoặc không thể phóng noãn.
+ Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh nếu không được điều trị sớm có thể biến chứng thành ung thư nội mạc tử cung.
+ Chị em có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa do vùng kín luôn ẩm ướt vì vậy vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Một số bệnh phụ khoa thường gặp như viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung,...
Cách chữa rong kinh hiệu quả
Rong kinh kéo dài là căn bệnh phụ khoa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Tùy vào sức khỏe và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị bệnh hợp lý. Dưới đây là những phương pháp điều trị có thể được áp dụng trong chữa rong kinh mang lại hiệu quả cao:
💊 Dùng thuốc: Qua quá trình thăm khám, các bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân dùng các loại thuốc làm giảm lượng máu kinh và giúp giảm đau bụng kinh, đồng thời sử dụng thuốc có tác dụng cầm máu, giúp giảm lượng máu mất và chỉ cần dùng trong lúc đang chảy máu. Bên cạnh đó, thuốc viên tránh thai dạng vỉ có thể giúp điều hòa kinh nguyệt và giảm lượng máu kinh cũng như giảm số ngày hành kinh.
👩⚕️ Phẫu thuật: Bệnh nhân có thể cần điều trị bằng phẫu thuật nếu điều trị bằng thuốc không hiệu quả. Một số phương pháp được các bác sĩ sử dụng trong điều trị rong kinh như:
- ✔ Nong và nạo buồng tử cung: Bác sĩ sẽ nong cổ tử cung bằng dụng cụ chuyên dụng, sau đó nạo hay hút lớp tế bào nội mạc tử cung. Triệu chứng chảy máu sẽ giảm ngay lập tức sau khi lớp tế bào này được nạo đi.
- ✔ Phá hủy nội mạc tử cung: Phương pháp này sử dụng laser, nhiệt hoặc sóng cao tần để phá hủy lớp tế bào nội mạc tử cung.
- ✔ Thuyên tắc động mạch tử cung: đây là phương pháp bơm thuốc làm tắc động mạch tử cung, cắt nguồn cung cấp máu cho tử cung. Phương pháp này được xem là tương đương với phẫu thuật tử cung.
- ✔ Phẫu thuật cắt tử cung: đây là phương pháp điều trị triệt để rong kinh kéo dài. Phương pháp này thường được chỉ định khi có phương pháp khác không hiệu quả và người phụ nữ không còn muốn sinh con.
Ngoài ra để điều trị tình trạng rong kinh kéo dài, chị em nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống như sau để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất:
- Kiêng quan hệ càng ít càng tốt trong thời gian bị rong kinh: chị em không nên quan hệ để tránh máu kinh bị đẩy ngược vào trong
- Nghỉ ngơi điều độ: Với chị em phụ nữ vừa sinh con xong mà bị rong kinh, chị em cần ngủ đủ giấc, đúng giờ giúp giảm thiểu tình trạng rong kinh sau sinh.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: Khi bị rong kinh, chị em cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, ngũ cốc, gan động vật,... Ngoài ra, hoa quả, rau xanh chứa vitamin và các khoáng chất cũng là thực phẩm cần có trong thực đơn ăn uống hàng ngày của người bị rong kinh.
- Chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày: trong chu kỳ kinh nguyệt và trong khi đang bị rong kinh, chị em nên thay băng vệ sinh ít nhất 4 lần/ngày, mặc đồ lót thoáng mát, không quá chật. Kể cả khi máu kinh ra ít cũng phải thay băng thường xuyên để tránh vi khuẩn sinh sôi phát triển, xâm nhập vào bên trong âm đạo.
- Chị em nên nằm nghỉ nếu bị ra máu quá nhiều, giữ sức khỏe, tránh stress và căng thẳng quá nhiều.
- Sử dụng ngải cứu trong chế độ ăn hàng ngày giúp điều hòa kinh nguyệt, giúp giảm đau bụng kinh, giảm lượng máu xấu trong chu kỳ kinh nguyệt.
💥THAM KHẢO:💥
- Thời gian nào đễ mang thai nhất?
- Xét nghiệm bệnh lậu như thế nào?
Rong kinh nếu không được chữa trị kịp thời, sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe tổng quát của chị em phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, chị em nên đến những cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viện uy tín để kiểm tra và có phương pháp điều trị phù hợp.
Vừa rồi là các thông tin giải đáp thắc mắc của bạn Ngọc Lan xung quanh vấn đề rong kinh kéo dài. Nếu vẫn còn thắc mắc nào khác, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 📞0386.977.199 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí. Hoặc bạn có thể tới trực tiếp phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tại số 380 - Xã Đàn - Hà Nội, để được thăm khám và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.
Từ khóa » Cách Nhận Biết Bị Rong Kinh
-
Rong Kinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Thế Nào được Gọi Là Rong Kinh? Rong Kinh Có Cảnh Báo Bệnh Gì ...
-
Rong Kinh Là Gì? Nguyên Nhân Và ảnh Hưởng Của Bệnh Tới Sức Khỏe
-
Dấu Hiệu Rong Kinh Là Gì Và Bị Rong Kinh Phải Làm Sao?
-
Rong Kinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Cách Phòng Ngừa
-
Rong Kinh Tiền Mãn Kinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Rong Kinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Rong Kinh Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Bị Rong Kinh Phải Làm Sao?
-
Dấu Hiệu Của Bệnh Rong Kinh | Sở Y Tế Nam Định
-
Rong Kinh Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Khi Bị Rong Kinh Cần Làm Gì
-
Nguyên Nhân Bị Rong Kinh Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Top 8 Cách Chữa Rong Kinh Kéo Dài An Toàn, Hiệu Quả Tại Nhà
-
Rong Kinh (kinh Nguyệt Kéo Dài) Phải Làm Sao? Đừng Bỏ Lỡ!