Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa Răng Bị Mẻ - My Auris
Có thể bạn quan tâm
Răng là bộ phận cứng trong cơ thể nhưng cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu gặp tác động quá mạnh từ bên ngoài. Khi gặp các tác động này, răng sẽ bị mẻ và biến dạng, dẫn đến tình trạng răng đau nhức, ê buốt, nhất là khi ăn uống. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng vô cùng nguy hiểm như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng… Nguyên nhân răng mẻ do đâu? Cách xử lý và phòng ngừa như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Mục Lục
- 1 1. Nguyên nhân gây ra tình trạng mẻ răng?
- 1.1 2. Những nguy cơ khi bị mẻ răng
- 1.2 3. Cách xử lý khi bị mẻ răng
- 1.3 4. Cách phòng ngừa khi bị mẻ răng
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng mẻ răng?
Răng tuy cứng và chắc khỏe, song vẫn có thể bị mẻ, gãy, vỡ vì nhiều lý do khác nhau:
- Khi gặp chấn thương, răng bị va chạm mạnh vào một vật cứng hoặc có lực từ bên ngoài tác động vào sẽ gây nứt hoặc mẻ răng.
- Thói quen nghiến răng khi ngủ thường xuyên cũng khiến răng bị mài mòn, yếu đi và dễ bị nứt, mẻ.
- Nếu bạn cố tình nhai hoặc cắn đồ ăn quá cứng hoặc dùng răng để cắn, mở nắp chai cũng có thể gây ra tình trạng nứt, mẻ răng.
- Dùng những thực phẩm có tính axit như dưa chua, cam, chanh, cà phê, rượu… cũng khiến răng bị mài mòn tự nhiên, yếu và nhạy cảm hơn.
- Nếu ăn uống không điều độ, thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng thiếu hụt Canxi ở răng cũng khiến răng dễ bị gãy, vỡ khi ăn nhai.
Nếu răng đang bị sâu, viêm nha chu, viêm tuỷ,… sẽ trở nên nhạy cảm hơn bình thường, dễ gây sứt mẻ khi ăn nhai.
Để giúp khách hàng có được đầy đủ kiến thức và đỡ tốn thời gian tìm kiếm, chúng tôi đã tổng hợp 1 bài viết chi tiết về MẺ RĂNG, bạn xem nhé!!!
2. Những nguy cơ khi bị mẻ răng
Răng bị mẻ sẽ rất nhạy cảm, yếu hơn so với các răng bên cạnh, gây khó khăn trong quá trình ăn nhai, nhất là với những răng có chức năng quan trọng như răng cấm, răng nanh. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thức ăn không được nghiền nhỏ, dạ dày và ruột sẽ phải hoạt động nhiều hơn, lâu ngày sẽ có nguy cơ gây ra một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Nếu không may trong lúc ăn nhai, 1 mảnh răng vỡ ra và trôi theo thức ăn xuống các cơ quan tiêu hoá cũng rất nguy hiểm.
Nếu răng bị mẻ là răng nanh hoặc răng cửa thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ của cả hàm răng, gây cản trở khi phát âm, nhất là những âm cần bật hơi như “th”, “ph”…
Răng bị mẻ còn dễ làm lộ ngà răng, khiến răng nhạy cảm hơn, gây đau nhức do kích thích từ bên ngoài đi vào các ống dẫn nhỏ trên ngà răng. Nếu để lộ 1 phần của răng cũng làm răng dễ bị vi khuẩn xâm nhập và hình thành bệnh lý như sâu răng, viêm tuỷ, viêm nha chu, áp xe, … gây hậu quả mất răng hoàn toàn hoặc ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
3. Cách xử lý khi bị mẻ răng
Nếu thấy đau nhức hoặc cảm thấy răng vừa mới bị mẻ, bạn có thể xử lý như sau:
- Nếu đang ăn mà bạn cảm giác răng bị mẻ, vỡ hoặc gãy thì phải nhổ ngay mảnh răng vỡ ra ngoài hoặc nhổ cả miếng thức ăn đang nhai có lẫn mảnh vỡ. Không nên nhai tiếp nữa vì có thể khiến các mảnh vỡ làm tổn thương nướu. Bạn cũng không được nuốt miếng thức ăn đang nhai vì lúc này vẫn còn mảnh vỡ lẫn vào, sẽ gây nguy hiểm nếu mảnh vỡ sắc nhọn trôi theo thức ăn xuống cơ quan tiêu hoá.
- Không tự ý kiểm tra gờ răng bị mẻ bằng lưỡi hoặc tay vì lúc này gờ răng sắc, sẽ làm đứt tay hoặc tổn thương lưỡi, nướu bên trong miệng. Bạn nên súc miệng sạch và đặt 1 cục bông gòn vào phần răng bị vỡ rồi cắn chặt lại, tránh phần còn lại của răng mẻ tiếp xúc với mô mềm xung quanh cũng như tránh vi khuẩn và thức ăn ngấm vào gây nhiễm trùng.
- Bạn nên gom và giữ lại các mảnh vỡ, bảo quản chúng trong hộp, không được tự ý gắn lại các mảnh vỡ vào răng, vì nếu không có thiết bị nha khoa chuyên dụng, có thể sẽ khiến nướu của bạn bị tổn thương.
- Khi răng bị mẻ, vỡ phần còn lại của răng sẽ bị lộ ra ngoài, có thể đó là ngà răng, tuỷ răng hoặc nướu bên trong răng. Nếu bị vi khuẩn xâm nhập vào các bộ phận này rất sẽ dễ gây tổn thương và nhiễm trùng. Do đó, sau khi lấy hết các mảnh vỡ ra ngoài, bạn cần súc miệng lại thật sạch bằng nước muối loãng rồi cắn lại 1 cục bông gòn mới.
- Sau khi phát hiện răng bị mẻ bạn cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kịp thời xử lý những gờ răng sắc nhọn để hạn chế khả năng các mô răng hở bị vi khuẩn xâm nhập, gây ra các bệnh lý nguy hiểm về răng miệng.
4. Cách phòng ngừa khi bị mẻ răng
Răng bị mẻ sẽ dẫn đến tình trạng răng đau nhức, ê buốt. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng vô cùng nguy hiểm như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng, … tốt nhất bạn nên phòng ngừa mẻ răng bằng một số biện pháp đơn giản sau:
- Đối với những người có thói quen cắn chặt răng khi căng thẳng hoặc nghiến răng khi ngủ thì nên sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm (Dụng cụ bảo vệ hàm là một dụng cụ được làm từ nhựa dẻo sử dụng cho người chơi thể thao như bóng rổ, đấu vật, bóng đá, võ thuật, …) để bảo vệ răng, tránh hậu quả do chấn thương. Đối với trẻ em và người già, cần cố gắng hạn chế té ngã để tránh gây hại cho răng.
- Nên sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm khi chơi thể thao, tránh nhai những vật cứng như bút chì, bút mực, móng tay, đá…
Nếu không may bị mẻ răng, bạn nên đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn và xử lý kịp thời, tránh hậu quả xấu về sau.
Tìm hiểu thêm về răng mẻ và một số phương pháp cải thiện răng mẻ Mẻ răng hàm là gì? Nguyên nhân? Tác hại?
Từ khóa » Nguyên Nhân Răng Dễ Vỡ
-
Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Răng Bị Mẻ Tại Nhà
-
Bị Vỡ Chân Răng Do Nguyên Nhân Nào? Cách Khắc Phục Ra Sao?
-
Sứt Mẻ Răng, Khắc Phục Thế Nào? | Vinmec
-
Nguyên Nhân Khiến Răng Bị Vỡ - Nha Khoa Tâm Sài Gòn
-
Răng Bị Vỡ (bể) ? 2 Cách Khắc Phục Răng Vỡ? Có Nên Nhổ Bỏ Không?
-
Răng Bị Vỡ Do Đâu Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất
-
Răng Tự Nhiên Bị Mẻ Là Bị Bệnh Gì? - PLO
-
Tình Trạng Răng Bị Bể Và Cách Khắc Phục - Nha Khoa Platinum
-
Hỏi đáp: Răng Vỡ Một Bên Thì Khắc Phục Như Thế Nào? Nha Khoa ...
-
Nguyên Nhân Gây Sâu Răng Và Cách Phòng Ngừa
-
Bị Mẻ Răng Có Sao Không? Khắc Phục Bằng Cách Nào?
-
Răng Số 8 Bị Sâu Vỡ: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Khắc Phục
-
Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Răng Bị Mẻ - Nha Khoa Westcoast