Răng Bị Vỡ (bể) ? 2 Cách Khắc Phục Răng Vỡ? Có Nên Nhổ Bỏ Không?
Có thể bạn quan tâm
Răng sâu bị vỡ lớn là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng bệnh lý đã tiến triển nặng, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng. Việc điều trị răng sâu trong trường hợp vỡ mảng to cần dựa trên tình trạng thực tế cũng mỗi người.
Răng sâu bị vỡ lớn là tình trạng nhiều người gặp phải, có khả năng lây lan sang các răng kế cận và dẫn đến mất răng. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng răng sâu bị vỡ. Cùng Nha khoa Paris tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.
- 1. Cấu tạo đặc biệt của răng hàm
- 2. Răng hàm bị vỡ lớn nên làm gì?
- 3. Biểu hiện của răng sâu bị vỡ lớn
- 4. Vỡ, bể răng là 1 biểu hiện khi sâu nặng
- 5. Tác động của răng sâu bị vỡ lớn
- 5.1. Gây đau và không thoải mái khi ăn uống
- 5.2. Tăng nguy cơ nhiễm trùng
- 5.3. Mất răng vĩnh viễn
- 6. Các cách khắc phục răng bị bể do sâu
- 6.1. Hàn trám đối với răng sâu bị bể nhỏ
- 6.2. Dán sứ Veneers với răng cửa cần thẩm mỹ cao
- 6.3. Bọc sứ đối với răng sâu bị bể to hoặc gãy cả thân răng
- 7. Phục hình răng bị vỡ ở đâu?
- 8. Cần nhổ răng sâu bị vỡ lớn trong trường hợp nào?
- 9. Cách phòng tránh và hạn chế răng bị vỡ
- 10. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về răng sâu bị vỡ
- 10.1. Răng sâu bị vỡ có trám được không?
- 10.2. Răng sâu vỡ lớn có nguy hiểm không
- 10.3. Răng sâu bị vỡ có dẫn đến mất răng vĩnh viễn không?
- 10.4. Răng sâu bị vỡ có nên nhổ không?
- 10.5. Sâu bị vỡ chỉ còn chân răng phải làm gì?
1. Cấu tạo đặc biệt của răng hàm
Răng hàm có vai trò duy trì sức khỏe miệng, đảm bảo khả năng ăn nhai và tạo nên khuôn mặt cân đối, hài hòa thẩm mỹ. Chúng nằm sâu trong cung hàm và có kích thước to hơn các vị trí khác, với mặt nhai có các múi răng. Răng tiền hàm có 2 múi, trong khi răng hàm to có 4 múi hoặc nhiều hơn (1).
Cấu tạo của răng hàm bao gồm men răng, thân răng và chân răng. Men răng là lớp vỏ bên ngoài của răng, bao phủ và bảo vệ cho cả vùng thân. Thân răng là phần chính của răng, bao gồm mô ngà, mô xương và lõi tủy. Còn phần chân là phần kết nối giữa thân và xương hàm.
Trong đó, các răng hàm số 6, 7 và 8 sẽ mọc duy nhất một lần trong đời và không thay giống như các vị trí khác.
Còn răng hàm số 4 và 5 thì vẫn sẽ thay một lần, theo đó ban đầu sẽ là răng sữa, sau đó rụng đi nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên.
2. Răng hàm bị vỡ lớn nên làm gì?
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, với trường hợp răng bị bể lớn nhưng vẫn còn lại phần mô răng thật thì bác sĩ sẽ chỉ định bảo tồn bằng việc nạo vết sâu rồi trám lại hoặc dán sứ Veneers.
Còn trường hợp răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng, răng mẻ, răng vỡ đôi,… với điều kiện còn chân răng thì có thể bọc răng sứ để đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai tốt nhất.
3. Biểu hiện của răng sâu bị vỡ lớn
Răng sâu vỡ lớn có những biểu hiện kèm theo như sau:
– Đau nhức răng dữ dội, nhất là khi ăn uống hoặc tiếp xúc với kích thích nóng, lạnh
– Sưng tấy nướu, có thể kèm theo chảy máu hoặc mủ
– Hôi miệng do vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng
– Răng bị vỡ mẻ, nứt, lộ ngà răng
– Răng có thể chuyển màu thành màu vàng, nâu hoặc đen do ngà răng bị lộ
– Có mùi hôi khó chịu
– Khó khăn trong việc ăn nhai
4. Vỡ, bể răng là 1 biểu hiện khi sâu nặng
Nếu răng bị sâu, các vết màu vàng nhạt hoặc nâu trên mặt nhai của răng có thể là dấu hiệu đầu tiên. Đây là giai đoạn vi khuẩn đã tấn công vào cấu trúc vào vùng men bên ngoài và tạo ra các lỗ sâu. Nếu không được chữa trị kịp thời, có thể gây đau nhức khi ăn nhai và khiến răng của bạn dễ vỡ hoặc gây ra những vấn đề nghiêm trọng với xương hàm.
Do đó, bể răng cũng được biết đến là một trong những biển hiện rất dễ nhận thấy của tình trạng đã sâu nặng.
Khi bị sâu, có thể dẫn đến suy yếu của cấu trúc và làm cho răng dễ bể. Nếu không được điều trị kịp thời, sâu có thể tiếp tục phát triển và lan rộng sang các vùng khác của răng, gây ra những tổn thương nghiêm trọng.
5. Tác động của răng sâu bị vỡ lớn
Nếu tình trạng sâu răng chuyển biến nặng, làm vỡ răng lớn có thể dẫn đến hệ quả nghiêm trọng như: đau đớn và không thoải mái khi ăn uống, tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm nhiễm và mất răng vĩnh viễn (2).
5.1. Gây đau và không thoải mái khi ăn uống
Khi một phần tổ chức cứng của răng bị mất đi, tủy răng không còn lớp bảo vệ sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn tấn công vào các dây thần kinh bên trong. Từ đó gây ra cơn đau nhức dai dẳng, kéo dài, thậm chí cơn đau còn lan ra cả đầu. Người bệnh sẽ không cảm thấy thoải mái khi ăn uống, giảm chức năng ăn nhai.
5.2. Tăng nguy cơ nhiễm trùng
Các ổ sâu răng phát triển mạnh không xử lý dứt điểm sẽ lây lan nhanh chóng sang các răng khỏe mạnh kế cận. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh về răng miệng khác như viêm nha chu, viêm tủy răng, áp xe răng,… Thậm chí phần nướu răng cũng bị ảnh hưởng, viêm nhiễm gây tụt lợi.
5.3. Mất răng vĩnh viễn
Sâu răng quá nặng khiến răng mất đi cấu trúc. Nếu không khắc phục kịp thời thì chiếc răng sâu bị vỡ buộc phải loại bỏ để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của răng xung quanh.
6. Các cách khắc phục răng bị bể do sâu
Để khắc phục tình trạng răng bể do sâu hiện đang có 3 cách phổ biến nhất là hàn trám, dán sứ và bọc sứ đối với các trường hợp bảo tồn được răng gốc.
6.1. Hàn trám đối với răng sâu bị bể nhỏ
Với những vết sâu nhỏ, hàn trám răng sẽ là giải pháp hiệu quả. Bác sĩ sẽ tiến làm nạo bỏ tổ chức sâu răng, viêm nhiễm và làm sạch bên trong. Sau đó, dùng vật liệu Composite hoặc Amalgam đắp vào vị trí thiếu khuyết mô răng. Cuối cùng là chỉnh sửa sao cho tự nhiên, chiếu đèn để miếng trám bám chặt vào răng (3).
Thời gian thực hiện trám răng sâu vỡ nhanh chóng chỉ mất khoảng 20 – 30 phút/ răng.
6.2. Dán sứ Veneers với răng cửa cần thẩm mỹ cao
Đối với răng cửa cần tính thẩm mỹ cao thì khi bị sâu vỡ nếu không quá nặng, khách hàng nên ưu tiên tới phương pháp dán sứ Veneers. Bác sĩ sẽ vệ sinh sạch sẽ mô sâu và mài mỏng lớp men răng để tạo không gian cho lớp miếng dán cố định. Sau đó, bác sĩ lấy dấu răng để chế tạo miếng dán sứ và bôi chất kết dính lên bề mặt của răng thật. Khi đã đặt đúng vị trí, thiết bị đèn chiếu đặc biệt sẽ được sử dụng để làm cứng chất liệu.
6.3. Bọc sứ đối với răng sâu bị bể to hoặc gãy cả thân răng
Bọc sứ là phương pháp phục hình bằng cách chụp mão sứ bên ngoài bề mặt răng để che phủ các vết sâu, vết nứt hoặc phục hình răng hư hỏng. Bọc sứ thường được sử dụng cho cả trường hợp sâu chưa quá nặng đến sâu bể mảng to hoặc gãy cả phần thân.
Để bọc sứ, bác sĩ sẽ loại bỏ các mảng sâu và phần hư hỏng của răng bể, sau đó đánh bóng và chuẩn bị cùi cho quá trình bọc sứ. Mão sứ sẽ được chế tác có màu sắc, kiểu dáng cũng như kích cỡ tương đương răng gốc. Sau đó, chúng sẽ được gắn vào bằng keo nha khoa.
Bọc sứ có nhiều ưu điểm như tính thẩm mỹ cao, khả năng chống ố vàng, bền vững và dễ chăm sóc. So với trám răng, phương pháp bọc sứ luôn được đánh giá cao hơn về hiệu quả với độ bền lâu dài. Tuổi thọ sử dụng của răng sứ từ 5 – 10 năm và thậm chí là 15 – 20 năm tùy loại.
7. Phục hình răng bị vỡ ở đâu?
Nếu khách hàng đang tìm kiếm địa chỉ phục hình răng vỡ uy tín, dịch vụ chất lượng thì Nha Khoa Paris sẽ là ưu tiên hàng đầu.
Là hệ thống nha khoa theo tiêu chuẩn Pháp hàng đầu tại Việt Nam, Nha Khoa Paris luôn tự tin mang tới những dịch vụ đạt chuẩn chất lượng 5 sao cùng kết quả phục hình răng vỡ hài lòng nhất cho mọi khách hàng nhờ những ưu thế vượt trội dưới đây:
– Đội ngũ bác sĩ phục hình răng vỡ đều tốt nghiệp tại các trường đại học y khoa trong và ngoài nước nổi tiếng. Với chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm dày dặn, các bác sĩ sẽ mang tới những kết quả điều trị, thẩm mỹ răng thành công nhất
– Các nguyên, vật liệu được sử dụng trong quá trình điều trị, thẩm mỹ răng đều được nhập khẩu chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng
– Hệ thống máy móc, trang thiết bị nha khoa được nhập khẩu từ nước ngoài về, đồng thời đơn vị còn thường xuyên cập nhật các công nghệ mới nhất, tối ưu nhất
– Khách hàng khi đến Nha Khoa Paris đều được tư vấn, hỗ trợ tận tình cũng như nhận được mức giá phải chăng
– Các ca phục hình răng sâu bị vỡ đều được triển khai đúng quy trình
8. Cần nhổ răng sâu bị vỡ lớn trong trường hợp nào?
Nhổ răng sâu bị vỡ miếng to nên thực hiện nếu răng đã hư hỏng quá nặng và không thể bảo tồn bằng phương pháp thông thường như trám răng hoặc bọc sứ.
Nếu không xử lý kịp thời, răng sâu có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như viêm tủy, nhiễm trùng, viêm nướu, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.
Vì vậy, nếu đang gặp phải tình trạng trên, hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ nha khoa để nhổ răng sâu an toàn và hiệu quả.
9. Cách phòng tránh và hạn chế răng bị vỡ
Để phòng tránh và hạn chế tình trạng răng bị vỡ, cần lưu ý những điều sau (4):
– Chăm sóc răng miệng đúng cách: đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng sau khi ăn uống
– Tránh ăn uống đồ cứng: tránh ăn uống đồ cứng như xương, đá viên, thức ăn đóng đá và mía. Những thực phẩm đó có thể làm răng nứt hoặc vỡ
– Tránh vận động quá mức: tránh hoạt động vận động quá mức, nhất là trong các môn thể thao có nguy cơ bị va chạm như bóng đá, bóng rổ, võ thuật,… Vì dễ gặp phải va chạm mạnh gây nứt, vỡ răng
– Đeo hàm bảo vệ răng: nếu thường xuyên tham gia các môn thể thao có nguy cơ va chạm mạnh hoặc có thói quen nghiến răng khi ngủ thì hãy đeo hàm bảo vệ răng
– Sử dụng dụng cụ đánh răng: sử dụng các sản phẩm vệ sinh răng đúng cách, không dùng lực quá mạnh khi đánh răng. Nếu sử dụng bàn chải răng điện, hãy đọc hướng dẫn sử dụng để tránh làm hỏng răng
– Thăm khám nha khoa: thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần hoặc đi kiểm tra ngay khi có các dấu hiệu bất thường để kiểm soát sức khỏe răng miệng tốt nhất
10. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về răng sâu bị vỡ
Răng sâu vỡ lớn gây ra nhiều lo lắng và thắc mắc cho người bệnh. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và các giải đáp chi tiết về vấn đề này:
10.1. Răng sâu bị vỡ có trám được không?
Trường hợp răng sâu vỡ ít hoặc mới chớm sâu chưa gây viêm tủy, có thể thực hiện trám răng để bảo tồn răng thật. Miếng trám giúp hồi lại hình dạng và chức năng của răng, bảo vệ răng khỏi sâu bệnh và trả lại nụ cười thẩm mỹ.
Trường hợp răng vỡ lớn hoặc gãy ngang thân răng thì nên dùng phương pháp bọc sứ. Còn khi răng bị vỡ nặng, tủy răng bị tổn thương nghiêm trọng hoặc không đảm bảo điều kiện để phục hồi, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ.
10.2. Răng sâu vỡ lớn có nguy hiểm không
Răng sâu bị vỡ lớn có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Nếu không được xử lý kịp thời, răng vỡ lớn sẽ dẫn đến:
– Nhiễm trùng: vi khuẩn có thể xâm nhập vào tủy răng qua răng vỡ, dẫn đến viêm tủy răng hoặc áp xe răng. Nhiễm trùng gây ra các triệu chứng như đau nhức dữ dội, sưng tấy, sốt và nhạy cảm với kích thích nóng, lạnh
– Mất răng: nếu răng bị vỡ nặng hoặc không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mất răng
– Tổn thương dây thần kinh: vết vỡ ảnh hưởng đến dây thần kinh ở gần răng, người bệnh có thể bị tê, ngứa hoặc đau nhức môi, nướu hoặc má
– Khó khăn khi ăn nhai: răng khi bị vỡ sẽ cản trở việc nhai thức ăn, dẫn đến không ăn uống được, sụt cân
10.3. Răng sâu bị vỡ có dẫn đến mất răng vĩnh viễn không?
Răng sâu bị vỡ có nguy cơ rất cao dẫn đến vỡ toàn bộ thân răng và gây mất răng vĩnh viễn.
Răng sâu bị vỡ xảy ra với các trường hợp như:
– Vỡ mảnh nhỏ: tình trạng vỡ răng nhẹ, chỉ một phần nhỏ của răng bị mất. Khi đó răng có thể được phục hình dễ dàng bằng trám răng hoặc bọc sứ
– Vỡ hơn nửa thân răng: khi hơn một nửa thân răng bị vỡ, việc phục hình sẽ phức tạp hơn. Bác sĩ có thể cần phải thực hiện các biện pháp phục hình phức tạp hơn như bọc răng sứ hoặc làm cầu răng
– Gãy toàn bộ răng: răng sâu bị vỡ và chân răng bị nhiễm trùng gây hoại tử, có nguy cơ rụng chân răng cần phải nhổ bỏ răng vĩnh viễn để ngăn chặn nhiễm trùng lây lan, gây ảnh hưởng đến sức khỏe
10.4. Răng sâu bị vỡ có nên nhổ không?
Răng sâu bị vỡ có nên nhổ bỏ khi vết vỡ lớn, gây nhiễm trùng và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Trong một số trường hợp, răng sâu bị vỡ có thể được điều trị và phục hồi mà không cần phải nhổ bỏ. Các yếu tố cần xem xét:
– Mức độ tổn thương: nếu răng bị vỡ nhẹ và phần lớn cấu trúc răng còn lại vẫn khỏe mạnh, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp phục hồi như trám răng hoặc bọc răng sứ
– Nhiễm trùng: răng bị nhiễm trùng nặng hoặc viêm tủy không thể phục hồi, cần điều trị tủy răng để loại bỏ nhiễm trùng và bảo tồn răng
– Tình trạng của răng: nếu răng quá yếu và không thể phục hồi, nhổ răng sẽ là giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa vấn đề sức khỏe răng miệng nghiêm trọng hơn
10.5. Sâu bị vỡ chỉ còn chân răng phải làm gì?
Đối với răng sâu bị vỡ nhưng chân răng vẫn còn tốt, bác sĩ sẽ vệ sinh khu vực quanh chân răng, nạo sạch ổ sâu răng và trám bít ống tủy. Sau đó sẽ thực hiện trám răng hoặc bọc răng sứ để khôi phục hình dáng và chức năng của răng.
Với răng bị sâu và vỡ, chân răng phá hủy hoàn toàn, giải pháp ưu tiên là nhổ răng. Sau đó, người bệnh cần phục hình răng để đảm bảo tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai, cũng như tránh biến chứng về sau.
Tình trạng răng sâu bị vỡ lớn cần được các bác sĩ thăm khám trực tiếp, sau đó mới xác định được hướng điều trị phù hợp và hiệu quả. Nếu đang gặp tình trạng tương tự, hãy đến Nha Khoa Paris để được tư vấn cũng như điều trị kịp thời.
Từ khóa » Nguyên Nhân Răng Dễ Vỡ
-
Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Răng Bị Mẻ Tại Nhà
-
Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa Răng Bị Mẻ - My Auris
-
Bị Vỡ Chân Răng Do Nguyên Nhân Nào? Cách Khắc Phục Ra Sao?
-
Sứt Mẻ Răng, Khắc Phục Thế Nào? | Vinmec
-
Nguyên Nhân Khiến Răng Bị Vỡ - Nha Khoa Tâm Sài Gòn
-
Răng Bị Vỡ Do Đâu Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất
-
Răng Tự Nhiên Bị Mẻ Là Bị Bệnh Gì? - PLO
-
Tình Trạng Răng Bị Bể Và Cách Khắc Phục - Nha Khoa Platinum
-
Hỏi đáp: Răng Vỡ Một Bên Thì Khắc Phục Như Thế Nào? Nha Khoa ...
-
Nguyên Nhân Gây Sâu Răng Và Cách Phòng Ngừa
-
Bị Mẻ Răng Có Sao Không? Khắc Phục Bằng Cách Nào?
-
Răng Số 8 Bị Sâu Vỡ: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Khắc Phục
-
Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Răng Bị Mẻ - Nha Khoa Westcoast