Nguyên Nhân Đắp Mặt Nạ Xong Bị Ngứa Và Cách Khắc Phục
Có thể bạn quan tâm
Đắp Mặt Nạ Xong Bị Ngứa Phải Làm Thế Nào
Mặt nạ dưỡng da từ thiên nhiên được xem là an toàn lành tính với làn da. Tuy nhiên vẫn có trường hợp sau khi đắp mặt nạ xong bị ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ và kết quả không như mong muốn. Vậy chúng ta phải làm gì nếu gặp phải tình huống này? Cùng tham khảo hướng xử lý của Miss Tram Academy bạn nhé!
1. Tại sao đắp mặt nạ xong bị ngứa ngáy hoặc nóng mặt, bị rát da?
Trên thực tế, mặc dù là sản phẩm được sử dụng để chăm sóc và làm đẹp da nhưng không phải lúc nào bạn cũng có cảm giác thoải mái sau khi đắp mặt nạ dưỡng da. Các dấu hiệu nóng mặt, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, rát da là khá phổ biến và thường gặp nhất.
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chủ yếu gồm có:
-
Da mặt chưa sạch sẽ
Do tác động từ môi trường bên ngoài, da mặt thường có nhiều bụi bẩn và vi khuẩn bám vào. Nếu trước khi đắp mặt nạ bạn không vệ sinh da mặt hoặc vệ sinh không kỹ, bạn sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây hại cho làn da. Vì vậy, trước khi đắp mặt nạ, bản thân bạn hoặc nên hướng dẫn người đắp rửa mặt với nước sạch để loại bỏ các chất bẩn còn tồn đọng trên da mặt.
Rửa mặt sạch sẽ là nguyên tắc bắt buộc trước khi đắp mặt nạ
Thêm vào đó, sau khi đắp mặt nạ nhiều bạn nghĩ rằng không cần thiết rửa lại mặt vì như vậy các dưỡng chất có trong mặt nạ thấm sâu vào bên trong, rửa mặt thì chúng sẽ trôi đi hết. Đây là cách nghĩ sai lệch vì tùy từng loại mặt nạ mà chúng ta phải rửa mặt sạch sau khi đắp mặt nạ để lỗ chân lông thông thoáng.
5 Lưu Ý Quan Trọng Khi Đắp Mặt Nạ Cho Da
-
Đắp mặt nạ quá nhiều lần liên tục
Chăm sóc da thường xuyên là một thói quen tốt. Tuy nhiên, sử dụng mặt nạ để dưỡng da quá nhiều lần liên tục thì lại không tốt chút nào.
Trên thực tế, làn da của bất kỳ ai cũng rất mong manh, nếu thường xuyên đắp mặt nạ sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ trên bề mặt da, khiến da không còn khả năng chống lại những tác động môi trường, dễ bị tổn thương. Đối với làn nhạy cảm còn có thể dẫn đến mẩn đỏ và các triệu chứng khác.
Đối với mặt nạ dưỡng ẩm, đắp 2 – 3 lần/tuần, mặt nạ thuốc thì 1 – 2 lần/tuần là tốt nhất. Nó sẽ đảm bảo sức khỏe cho làn da mà không làm mất đi lớp bảo vệ da tự nhiên.
-
Sử dụng mặt nạ không phù hợp với da mặt
Một số loại mặt nạ phù hợp với mọi làn da, nhưng vẫn có những loại mặt nạ chỉ phù hợp với những làn da nhất định. Chính vì vậy, nếu bạn không sử dụng đúng loại mặt nạ phù hợp với làn da của người đắp hì sau khi đắp mặt nạ có thể gặp phải tình trạng ửng đỏ, nhói trên da như bị kim đâm, có trường hợp còn bị ngứa ngáy nhẹ.
Khi xuất hiện các dấu hiệu này, bạn nên chuyển sang sử dụng loại mặt nạ khác phù hợp hơn. Và trong quá trình sử dụng các loại mặt nạ khác nhau, bạn nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm có chức năng làm dịu, thư giãn cho làn da.
Thêm vào đó, bạn nên tránh sử dụng các loại mặt nạ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Chúng có thể khiến làn da bị kích ứng, dị ứng, nóng rát mặt, thậm chí là ngứa da, bong tróc da, khiến cho bề mặt da của bạn bị tổn thương nghiêm trọng.
Những Lưu Ý Khi Đắp Mặt Nạ Trái Cây Cho Da
2. Những cách chữa dị ứng do đắp mặt nạ
-
Sử dụng sữa chua chữa dị ứng
Thành phần của sữa chua có chứa nhiều men vi sinh có lợi cho cơ thể, giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh một cách hiệu quả. Đồng thời, sữa chua cũng cung cấp các vitamin, khoáng chất và nước giúp giữ ẩm, làm dịu làn da bị dị ứng.
Sữa chua không đường điều trị dị ứng do đắp mặt nạ rất tốt
Điều bạn cần làm chỉ là dùng sữa chua bôi trực tiếp lên vùng da mặt và để khô. Sau đó thoa tiếp tục, làm như vậy khoảng 15 phút cho da được thẩm thấu các dưỡng chất và giúp da mát hơn.
Để tăng công dụng hồi phục làn da bị dị ứng nhanh hơn, bạn có thể sử dụng sữa chua kết hợp cùng bột gạo đắp lên da. Loại hỗn hợp điều trị này nếu đắp 2 lần ngày, áp dụng liên tục trong một tuần các dấu hiệu dị ứng sẽ thuyên giảm nhanh.
Những Lưu Ý Sau Khi Đắp Mặt Nạ Đất Sét
-
Rửa mặt bằng nước muối
Sử dụng nước muối pha loãng để rửa mặt sẽ giúp da nhanh chóng phục hồi một cách tốt nhất. Bạn có thể hướng dẫn người bị kích ứng dùng bông tẩy trang thấm nước muối đã pha loãng rồi lau nhẹ lên vùng da bị ngứa, dị ứng. Sau 5 phút thì rửa sạch lại với nước.
Nước muối pha loãng sẽ giúp sát khuẩn ngăn ngừa mụn hình thành. Đồng thời nó còn giúp vệ sinh da và tẩy tế bào da chết giúp da thông thoáng hơn.
Nếu đắp mặt nạ xong da gặp phải các trường hợp ngứa ngái, kích ứng thì hãy áp dụng một số cách xử lý đơn giản trên đây bạn nhé! Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm kiến thức chăm sóc da hữu ích cho bạn!
Xem Thêm Về Tin Tức – Chia Sẻ Khác Của Miss Tram Academy:
Hướng Dẫn Làm Mặt Nạ Từ Bột Trà Xanh Chuẩn
Top 05 Lưu Ý Cách Đắp Mặt Nạ Cho Da Chuẩn Nhất
Cách Làm Kem Dưỡng Da Ban Đêm Từ Thiên Nhiên Đơn Giản Nhất
4/5 - (3 bình chọn)Từ khóa » Da Bị ửng đỏ Sau Khi đắp Mặt Nạ
-
Đắp Mặt Nạ Bị Rát Và Nóng Da - Nguyên Nhân Do đâu?
-
Tại Sao đắp Mặt Nạ Dưỡng Da Xong Bị Nóng Mặt, Bị Rát Da?
-
Sai Lầm Khi đắp Mặt Nạ Có Thể Làm Hỏng Da
-
Tại Sao đắp Mặt Nạ Bị Rát? Cách Xử Lý An Toàn Cần Biết
-
Tại Sao Da Mẩn đỏ Sau Khi đắp Mặt Nạ Trái Cây? - VnExpress Sức Khỏe
-
Tại Sao đắp Mặt Nạ Bị Nóng Mặt, Rát Da? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
-
Tránh đắp Mặt Nạ Dưỡng Da Nếu Dị ứng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Tại Sao đắp Mặt Nạ Xong Bị Nóng Mặt, Bị Rát Da?
-
8 Cách Trị Da Mặt Bị đỏ Giúp Bạn Hết Tự Ti - Hello Bacsi
-
Các Biểu Hiện Của Dị ứng Da Mặt - The Face Shop
-
Đắp Mặt Nạ Bị Rát Da : Nguyên Nhân Do đâu Và Cách Xử Lý
-
Dị ứng Da Mặt: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị
-
Làm Gì Khi Da Ngứa, ửng đỏ Do đắp Mặt Dưa Leo?
-
Đắp Mặt Nạ Hàng Ngày Da Dễ Mẩn đỏ, Ngứa Rát - Tiền Phong