Tại Sao Da Mẩn đỏ Sau Khi đắp Mặt Nạ Trái Cây? - VnExpress Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Xu hướng làm đẹp trong nhiều năm trở lại đây là quay về với dược phẩm thiên nhiên: dùng các loại hoa quả, thực phẩm có sẵn trong tự nhiên để chăm sóc và nuôi dưỡng làn da. Đây là một phương pháp làm đẹp an toàn, hiệu quả và rẻ tiền. Thay vì mua một hộp kem mất vài trăm nghìn đồng, bạn có thể tận dụng ngay những thực phẩm trong bếp hoặc cây trái trong vườn nhà.
Theo bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng, Trưởng khoa Lâm sàng 2, Bệnh viện Da liễu TP HCM, trên da chúng ta có một lớp sừng chết (hay còn gọi là tế bào chết) tích tụ. Loại mặt nạ có các axít trái cây như axít salicylic và axít glycolic (AHA) sẽ làm bong lớp sừng chết trên mặt, để lộ lớp da non ở dưới sáng đẹp hơn. Tuy nhiên, chỉ một tuần sau thì lớp da này sẽ chết đi để nảy sinh lớp da mới và trên da lại phủ một lớp tế bào chết.
Có nên đắp mặt nạ hằng ngày? Theo bác sĩ Hoàng, chỉ cần đắp khoảng 4-5 ngày/lần đối với các loại mặt nạ trái cây chứa axít có tính sát khuẩn nhẹ (trái cây có vị chua, như cà chua, chanh, dâu tây...). Nếu đắp hằng ngày các loại trái cây này, da sẽ có cảm giác rát, khó chịu. Với dưa leo thì có thể dùng để chăm sóc da hằng ngày. Dưa leo tươi mát, có tác dụng làm mềm và dưỡng da.
Các loại da khác nhau cũng cần những loại mặt nạ phù hợp mới cho tác dụng đúng. Có loại thảo dược chỉ dùng cho da nhờn, có loại chuyên trị da khô và có loại dành cho da thường.
Trước khi đắp mặt nạ, bạn nên ửa sạch mặt và tay. Nguyên liệu chế biến mặt nạ phải được rửa sạch, trái cây phải tươi, không bị sâu. Khi nghiền nát nguyên liệu, nhất là các loại trái cây, nên sử dụng ngay. Nếu để sau nhiều giờ ở nhiệt độ thường mới dùng thì các chất trong trái cây đó bị phân hóa, mất tác dụng, thậm chí còn phản tác dụng.
Da mẩn đỏ, ngứa, rát sau khi đắp mặt nạ thiên nhiên có thể do các nguyên nhân sau:
- Bạn đắp mặt nạ quá thường xuyên.
- Chất axít trong trái cây hơi nhiều, tác động lên chỗ viêm đỏ trên da, gây ra sưng tấy.
- Làn da bạn quá mẫn cảm (bạn là người có cơ địa da dễ bị dị ứng), không phù hợp với các loại mỹ phẩm, thậm chí ngay cả với mặt nạ thảo dược.
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại mặt nạ nguồn gốc thiên nhiên được đóng gói sẵn. Đây là các sản phẩm tiện ích, giúp bạn không mất nhiều thời gian "chế biến"; tuy nhiên bạn cần tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ trước khi mua, nếu không tin cậy thì không nên dùng. Lưu ý ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên bao bì. Các loại mặt nạ làm sẵn này vẫn có hóa chất chứ không thể 100% từ thiên nhiên. Vì vậy, bạn nên thử ở một vùng nhỏ trên da trước khi đem "áp dụng" lên mặt, đề phòng dị ứng.
Các loại mặt nạ thông dụng:
Làm săn da và thu hẹp lỗ chân lông: Dùng cánh của 2 bông hồng, nghiền nát, cho vào khoảng 10 giọt nước sôi, để nguội rồi đắp lên mặt, sau 30 phút thì rửa sạch mặt. Khoảng 3-5 ngày thực hiện một lần. Tinh dầu hoa hồng có tác dụng làm săn da và thu nhỏ lỗ chân lông ở người có da mặt nhiều lỗ chân lông to.
Mặt nạ dưỡng da dành cho người da khô: Lòng đỏ trứng đánh đều, đắp lên mặt, để yên trong vòng 30 phút rồi rửa mặt sạch bằng nước lạnh. Mỗi tuần làm một lần. Có thể cho thêm vài giọt chanh.
Mặt nạ dưỡng da dành cho người da nhờn: Lòng trắng trứng hòa với vài giọt mật ong, đánh đều rồi thoa lên mặt, sau 30 phút, bóc lớp mặt nạ ra, rửa mặt bằng nước ấm. Mỗi tuần làm mặt nạ một lần.
Mặt nạ làm da tươi mát: Dùng dưa leo xắt khoanh mỏng hoặc giã nhuyễn đắp lên mặt, sau 30 phút thì rửa mặt bằng nước lạnh. Khoảng 2 ngày nên làm một lần. Dưa leo bổ sung nước cho da, làm da mềm, mịn.
Mặt nạ sát khuẩn và làm mềm da: Có thể dùng cà chua hoặc dâu tây trộn với sữa tươi hoặc sữa chua đắp lên mặt khoảng 30 phút rồi rửa mặt sạch. Mỗi tuần đắp mặt nạ một lần giúp da sáng, mịn và mềm mại.
(Theo Thanh Niên)
Từ khóa » Da Bị ửng đỏ Sau Khi đắp Mặt Nạ
-
Đắp Mặt Nạ Bị Rát Và Nóng Da - Nguyên Nhân Do đâu?
-
Tại Sao đắp Mặt Nạ Dưỡng Da Xong Bị Nóng Mặt, Bị Rát Da?
-
Sai Lầm Khi đắp Mặt Nạ Có Thể Làm Hỏng Da
-
Tại Sao đắp Mặt Nạ Bị Rát? Cách Xử Lý An Toàn Cần Biết
-
Tại Sao đắp Mặt Nạ Bị Nóng Mặt, Rát Da? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
-
Nguyên Nhân Đắp Mặt Nạ Xong Bị Ngứa Và Cách Khắc Phục
-
Tránh đắp Mặt Nạ Dưỡng Da Nếu Dị ứng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Tại Sao đắp Mặt Nạ Xong Bị Nóng Mặt, Bị Rát Da?
-
8 Cách Trị Da Mặt Bị đỏ Giúp Bạn Hết Tự Ti - Hello Bacsi
-
Các Biểu Hiện Của Dị ứng Da Mặt - The Face Shop
-
Đắp Mặt Nạ Bị Rát Da : Nguyên Nhân Do đâu Và Cách Xử Lý
-
Dị ứng Da Mặt: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị
-
Làm Gì Khi Da Ngứa, ửng đỏ Do đắp Mặt Dưa Leo?
-
Đắp Mặt Nạ Hàng Ngày Da Dễ Mẩn đỏ, Ngứa Rát - Tiền Phong