Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa Bệnh Sởi - Rubella
Có thể bạn quan tâm
MEDINET
Cổng liên kết
Xem trên giao diện máy tính
Chuyên mục
Khối chức năng
- HỎI ĐÁP
- TRA CỨU
- THƯ VIỆN ẢNH
- BẢN ĐỒ VỊ TRÍ
Tin tức sự kiệnBản tin truyền thông
Cập nhật: 15:51, 25/1/2019 Lượt đọc: 3507
NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH SỞI - RUBELLA Hiện nay, bệnh Sởi đang bùng phát ở nhiều Tỉnh/ Thành trong cả nước. Trong năm 2018 số bệnh nhân Sởi nhập viện tại TPHCM là 1.080 người; quận Gò Vấp có 28 ca Sởi nhập viện và 13 ca điều trị ngoại trú. 95% trường hợp mắc sởi là do chưa được tiêm vắc xin hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin. Bệnh Sởi và Rubella là gì? Là bệnh truyền nhiễm, do vi rút gây nên. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên bệnh đã có vắc xin phòng ngừa. Do đó việc tiêm vắc xin Sởi – Rubella đóng vai trò quan trọng để phòng bệnh. Ai có thể mắc bệnh? Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh Sởi - Rubella, Bệnh Sởi và Rubella lây lan như thế nào? Bệnh lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành do hít phải các chất tiết mũi họng văng ra khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện... Do tiếp xúc với các vật dụng, các bề mặt (sàn nhà, bàn ghế, đồ chơi…) có dính các chất dịch tiết mũi họng của người bệnh. Điều kiện thuận lợi để bệnh Sởi - Rubella lan rộng: sống chung đông người chật chội, thiếu ánh sáng, thiếu điều kiện vệ sinh ( nhà trọ, ký túc xá v.v…) Biến chứng của bệnh: Bệnh sởi thường gây biến chứng cho trẻ em như: Viêm phổi, viêm thanh quản, viêm não, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng, viêm tai giữa, loét giác mạc do thiếu vitamin A. Bệnh Rubella thường gây biến chứng cho người lớn hơn là trẻ em. Gồm: Viêm khớp, viêm não … Phụ nữ mang thai bị Rubella, đặc biệt trong ba tháng đầu của thai kỳ có các nguy cơ sau: thai chết lưu, sẩy thai, sanh non, trẻ nhẹ cân, trẻ mang dị tật bẩm sinh. Phòng bệnh: Tiêm chủng vắcxin: Là biện pháp phòng ngừa chủ động và hiệu quả nhất. Rửa tay thường xuyên với nước sạch và xà phòng: trước và sau khi chăm sóc, tiếp xúc với người bệnh; trước khi bế ẵm trẻ; sau khi che miệng khi ho, hắt hơi; trước khi cho trẻ ăn; khi chế biến thức ăn; sau khi đi vệ sinh. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn giấy để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó bỏ khăn giấy vào thúng rác. Thông thoáng nơi ở, nơi vui chơi của trẻ, nơi làm việc; lau chùi bề mặt sàn nhà, bàn/ghế, dụng cụ học tập; rửa sạch các vật dụng, đồ chơi của trẻ hàng ngày bằng nước sạch, xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Hạn chế: đi vào chỗ đông người, vào khu vực có dịch. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: khi cần tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay bằng xà phòng. Ăn đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe. Ăn chín, uống chín. Đối với người bệnh, cần phải làm gì ? Người bệnh cần nghỉ học, nghỉ làm và không đến nơi đông người cho đến ngày thứ 5 - 7 sau khi phát ban. Hạn chế tiếp xúc với phụ nữ có thai và những người chưa tiêm ngừa, người có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người xung quanh. Những ai cần được tiêm chủng? - Trẻ em dưới 2 tuổi: phải được tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi: Mũi 1: Khi trẻ 9 tháng tuổi Mũi 2: Khi trẻ từ 15 - 18 tháng tuổi - Phụ nữ ở tuổi sinh sản: những phụ nữ chưa từng bị bệnh Sởi - Rubella hoặc chưa được tiêm phòng lúc nhỏ, nên tiêm vắc xin Sởi – Rubella (MR) hoặc Sởi – Quai bị - Rubella (MMR) để phòng bệnh lâu dài. Những đối tượng sau đây không nên tiêm phòng vắc xin phòng Sởi - Rubella: - Những phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ có thai - Những người dị ứng với thuốc Neomycine, dị ứng với trứng - Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, hoặc đang sử dụng những thuốc ức chế miễn dịch. - Bệnh nhân bị bệnh ác tính về máu, đang xạ trị, hóa trị. - Bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính hoặc mạn tính. (ví dụ như bệnh Lao chưa được điều trị). Từ ngày 28/11 đến 28/ 12 / 2018 Quận Gò Vấp đã thực hiện Chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi – Rubella (MR) cho trẻ từ 1 – 5 tuổi tại các trường Mầm non và nhóm trẻ, nhằm tăng miễn dịch trong cộng đồng, phòng ngừa bệnh sởi bùng phát. Chiến dịch tiếp tục được thực hiện nhằm rà soát, vận động phụ huynh có con từ 1 – 5 tuổi bị hoãn tiêm hoặc chưa tham gia tiêm MR trong đợt tiêm vừa rồi, đưa trẻ đến Trạm y tế phường để được tiêm ngừa. P. TT-GDSKTIN KHÁC
- 1Luật số 03/2007/QH12 về phòng, chống bệnh truyền nhiễm 27/12/2024
- 29 loại vắc xin phụ nữ mang thai tuyệt đối không được tiêm 23/10/2024
- 33 loại vắc xin quan trọng cho phụ nữ mang thai 22/10/2024
- 4Hỏi đáp về bệnh không lây nhiễm (phần 2) 7/10/2024
- 5Hỏi đáp về bệnh không lây nhiễm (phần 1) 4/10/2024
- 6[BĂNG RÔN] Chương trình khám sức khỏe cho người cao tuổi năm 2024 2/10/2024
- 7[Infographic] Những điều cần biết về bệnh do não mô cầu 26/9/2024
- 8Quy trình xử lý ca mắc/nghi mắc bệnh sởi tại trường học 10/9/2024
- 9Hỏi – Đáp về bệnh Sởi 29/8/2024
- 10Tờ rơi “Khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi” 28/8/2024
- 11Thư ngỏ về việc khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi 12/8/2024
- 12Hỏi đáp về bệnh bạch hầu 13/7/2024
- 13Quy chuẩn phòng vắt, trữ sữa mẹ cơ bản tại nơi làm việc 10/7/2024
- 14LỢI ÍCH KHI THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ 1/7/2024
- 15Vệ sinh tay cho trẻ: Hành động nhỏ - hiệu quả lớn 17/6/2024
Số điện thoại: 028 3930 9912 - Email: syt@tphcm.gov.vn
Từ khóa » Cách Phòng Tránh Bệnh Sởi Rubella
-
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI, RUBELLA
-
Bệnh Sởi – Rubella, Các Biện Pháp Phòng Tránh
-
BỆNH RUBELLA VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
-
Các Cách Phòng Bệnh Rubella Bẩm Sinh Hiệu Quả Cha Mẹ Cần Ghi Nhớ
-
Tìm Hiểu Các Biện Pháp Phòng Ngừa Bệnh Rubella Bẩm Sinh
-
Bệnh Sởi - Rubella, Biểu Hiện Bệnh Và Cách Phòng Chống
-
Hướng Dẫn Dự Phòng Và Chăm Sóc Trẻ Em Mắc Bệnh Sởi
-
Bệnh Rubella: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Biến Chứng Và Cách đề ...
-
Rubella (sởi Đức): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
-
Cách Tránh Mắc Bệnh Sởi, Rubella Trong Mùa đông Xuân
-
Phòng Bệnh Sởi, Rubella - Trung Tâm Y Tế Huyện Phú Xuyên
-
Cách Chăm Sóc Và Phòng Ngừa Bệnh Sởi - Hapacol
-
Thông Tin Về Bệnh Sởi, Quai Bị, Rubella Và Cách Phòng Ngừa - VNVC
-
Tăng Cường Công Tác Truyền Thông Phòng Chống Bệnh Sởi