Tăng Cường Công Tác Truyền Thông Phòng Chống Bệnh Sởi
Có thể bạn quan tâm
Trong năm 2018 và đầu năm 2019, tình hình dịch bệnh Sởi diễn biến ngày càng phức tạp, người dân cần chủ động cập nhật kiến thức và cách phòng tránh bệnh sởi.
Tại Hà Tĩnh, từ đầu năm 2019 đến nay đã điều tra, giám sát 26 trường hợp, trong đó có 8 trường hợp dương tính. Các ca bệnh năm trên địa bàn huyện Can Lộc (5 ca), Lộc Hà (2 ca), Thạch Hà (1 ca). Số ca mắc sởi đều ghi nhận cả người lớn và trẻ em. Hầu hết các trường hợp mắc sởi đều chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa đông - xuân, với tốc độ lây nhiễm rất cao từ người sang người, chủ yếu qua đường hô hấp.
Bệnh Sởi có biểu hiện là sốt, phát ban và viêm long đường hô hấp, xuất hiện các hạt nhỏ màu trắng ở niêm mạc miệng. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như: viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh quản, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng, khô, loét giác mạc, thậm chí có thể viêm não tủy và dẫn đến tử vong. Bệnh đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ đang mắc các bệnh cấp tính và mãn tính khác. Đối với phụ nữ bị mắc sởi khi mang thai có thể gây ra sảy thai, đẻ non.
Bệnh Sởi không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất. Vắc xin Sởi có tính an toàn cao. Hiện có 2 loại vắc xin: Vắc xin dạng đơn phòng bệnh Sởi hoặc dạng phối hợp (Sởi - Quai bị - Rubella hoặc Sởi - Rubella). Vắc xin Sởi dạng đơn: mũi 1 lúc trẻ 9 tháng tuổi và mũi 2 lúc trẻ 18 tháng tuổi. Vắc xin dạng phối hợp: mũi 1 lúc trẻ 12 tháng tuổi trở lên và mũi 2 nhắc lại sau 4 năm.
Để chủ động phòng bệnh sởi, người dân cần thực hiện các khuyến cáo sau của Bộ Y tế:
+ Chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.
+ Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.
+ Trường hợp mắc sởi nhẹ được cho cách ly tại nhà, trẻ cần phải nghỉ học, không tham gia các hoạt động tập thể ít nhất 7 ngày kể từ ngày phát ban sởi để tránh lây lan ra trường học và những người xung quanh. Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi.
+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
+ Người lớn chưa tiêm vắc xin sởi cần chủ động đi tiêm vắc xin sởi tại các cơ sở y tế để tránh bị mắc sởi.
Trương Huyền
Chia sẻHình ảnh hoạt động nổi bật
Video Bệnh viện
Trang thiết bị hiện đại
Hệ thống SPECT hai đầu thu
Siêu âm Doppler xuyên sọ
Máy siêu âm tim
Máy xét nghiệm hóa sinh dxc 700Au
Kỹ thuật chụp mạch máu não bằng hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA)
Máy xét nghiệm huyết học XT 1800i
Máy xét nghiệm miễn dịch tự động
Máy định danh và làm kháng sinh đồ Vitek 2 Compact
Các dịch vụ kỹ thuật cao
Phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo Thay máu sơ sinh do bất đồng nhóm máu Tán sỏi niệu quản ngược dòng Laser Phẫu thuật Cột sốngDịch vụ khám, điều trị theo yêu cầu
Khám bệnh nhân sau phẫu thuật
Khoa yêu cầu, điều trị tất cả các chuyên khoa
Khám Ngoại khoa
Khám chuyên khoa Mắt
Đội ngũ hướng dẫn chuyên nghiệp, tận tình
Khám Nội khoa
Khám Nhi khoa
Khám Nội soi Tai Mũi Họng
Khám, chữa các bệnh Răng Hàm Mặt
Liên hệ / Gửi câu hỏi
Thư viện điện tử
Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí Hồi sức tích cực
Tài liệu Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng-miễn dịch lâm sàng
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Chuyên khoa Phẫu thuật Tiết niệu
Tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Da liễu
Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Nhi khoa
Liên kết website
Thống kê truy cập
Online: 69
Tổng lượt truy cập: 24035714
Hôm nay: 7181
Từ khóa » Cách Phòng Tránh Bệnh Sởi Rubella
-
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI, RUBELLA
-
Bệnh Sởi – Rubella, Các Biện Pháp Phòng Tránh
-
Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa Bệnh Sởi - Rubella
-
BỆNH RUBELLA VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
-
Các Cách Phòng Bệnh Rubella Bẩm Sinh Hiệu Quả Cha Mẹ Cần Ghi Nhớ
-
Tìm Hiểu Các Biện Pháp Phòng Ngừa Bệnh Rubella Bẩm Sinh
-
Bệnh Sởi - Rubella, Biểu Hiện Bệnh Và Cách Phòng Chống
-
Hướng Dẫn Dự Phòng Và Chăm Sóc Trẻ Em Mắc Bệnh Sởi
-
Bệnh Rubella: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Biến Chứng Và Cách đề ...
-
Rubella (sởi Đức): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
-
Cách Tránh Mắc Bệnh Sởi, Rubella Trong Mùa đông Xuân
-
Phòng Bệnh Sởi, Rubella - Trung Tâm Y Tế Huyện Phú Xuyên
-
Cách Chăm Sóc Và Phòng Ngừa Bệnh Sởi - Hapacol
-
Thông Tin Về Bệnh Sởi, Quai Bị, Rubella Và Cách Phòng Ngừa - VNVC