Nguyên Nhân đổ Mồ Hôi đêm ở Nam Giới? 3 Cách Cải Thiện
Có thể bạn quan tâm
Khi nghĩ đến đổ mồ hôi đêm, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh luôn là đối tượng được nhắc đến đầu tiên. Tuy nhiên trên thực tế nam giới cũng có thể gặp phải tình trạng này. Có rất nhiều nguyên nhân gây vã mồ hôi ban đêm, từ các bệnh lý không quá nghiêm trọng cho tới những tình trạng yêu cầu phải chăm sóc y tế ngay lập tức. Nếu bạn thấy mình ướt đẫm mồ hôi khi thức dậy vào ban đêm nhưng không phải do các yếu tố môi trường (thời tiết quá nóng nực), hãy tới bệnh viện để thăm khám, tìm ra nguyên nhân chính xác và có cách điều trị phù hợp.
Menu xem nhanh:
- 1. Đổ mồ hôi đêm là hiện tượng gì?
- 2. Nguyên nhân đổ mồ hôi đêm ở nam giới
- 2.1 Hội chứng tăng tiết mồ hôi
- 2.2 Nồng độ testosterone thấp – Nguyên nhân chủ yếu gây đổ mồ hôi đêm ở nam giới
- 2.3 Ung thư hạch bạch huyết
- 2.4 Nhiễm trùng đường hô hấp – Nguyên nhân nguy hiểm của đổ mồ hôi đêm ở nam giới
- 3. Cải thiện mồ hôi đêm ở nam giới như thế nào
- 3.1 Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống
- 3.2 Thay đổi môi trường ngủ
- 3.3 Thăm khám trực tiếp với bác sĩ
1. Đổ mồ hôi đêm là hiện tượng gì?
Đổ mồ hôi đêm là tình trạng bạn sẽ thấy quần áo, chăn gối bị ướt sau khi ngủ dậy. Nó có thể do nhiệt độ tronng phòng hay ga giường quá nóng, do bạn mặc nhiều quần áo hay đắp chăn dày khi ngủ,…Nếu vậy, hiện tượng này hết sức bình thường. Tuy nhiên, kể cả khi trời mát mẻ và không có thói quen mặc quần áo dày mà bạn vẫn đổ mồ hôi đêm thì nó có thể là vấn đề bệnh lý.
Khi thấy hiện tượng này, bạn hãy cẩn thận bởi sự cảnh báo về nguy cơ mắc các bệnh cường giáp, hạ đường huyết, khối u ác tính,….
2. Nguyên nhân đổ mồ hôi đêm ở nam giới
2.1 Hội chứng tăng tiết mồ hôi
Tăng tiết mồ hôi là tình trạng mồ hôi trên cơ thể tiết ra trên mức cần thiết sinh lý. Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng nhưng có nhiều ý kiến cho rằng do rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh thực vật (cường giao cảm). Thông thường, cả ban ngày lẫn ban đêm đều xảy ra tình trạng đổ mồ hôi nhiều.
2.2 Nồng độ testosterone thấp – Nguyên nhân chủ yếu gây đổ mồ hôi đêm ở nam giới
Theo Mayo Clinic, nam giới có nồng độ testosterone thấp có thể gặp phải tình trạng đổ mồ hôi đêm. Sau 40 tuổi các phủ tạng dần bị suy thoái, cơ thể nam giới không sản sinh đủ lượng testosterone cần thiết, quá trình mãn dục nam bắt đầu diễn ra. Đổ mồ hôi đêm chỉ là một trong nhiều triệu chứng xuất hiện trong thời kỳ này. Đổ mồ hôi cũng khá phổ biến ở những trường hợp suy giảm lượng testosterone do sử dụng liệu pháp hormone để điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
2.3 Ung thư hạch bạch huyết
Đây là loại ung thư có liên quan đến tế bào của hệ miễn dịch gọi là tế bào lympho. Bởi vì ung thư tác động vào hệ miễn dịch nên người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như đổ mồ hôi ban đêm, ngứa da, mệt mỏi và ớn lạnh không kiểm soát được.
2.4 Nhiễm trùng đường hô hấp – Nguyên nhân nguy hiểm của đổ mồ hôi đêm ở nam giới
Một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây đổ mồ hôi ban đêm ở cả nam giới và phụ nữ. Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, nhiễm trùng đường hô hấp thường bị bỏ qua khi chẩn đoán nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm. Viêm phổi gây sốt và ớn lạnh, có thể dẫn tới đổ mồ hôi đêm. Virus Epstein-Barr, một loại virus lây lan qua nước bọt gây nhiễm trùng cấp vùng họng miệng, cũng có khả năng gây vã mồ hôi vào ban đêm. Đặc biệt triệu chứng này thường gặp hơn ở giai đoạn cấp tính của bệnh.
3. Cải thiện mồ hôi đêm ở nam giới như thế nào
3.1 Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống
Việc thay đổi thói quen nhỏ trong sinh hoạt, ăn uống cũng ảnh hưởng phần nào đến quá trình cải thiện chứng mồ hôi đêm. Những điều cần làm đó là:
– Tránh xa các yếu tố dễ dẫn tới đổ mồ hôi như thức ăn cay, cà phê, hút thuốc lá hoặc uống rượu bia.
– Nên mặc quần áo mỏng nhẹ khi đi ngủ và ngủ trong phòng có điều hòa hoặc quạt.
– Giữ cho tinh thần thoải mái vì căng thẳng dồn nén cũng sẽ dẫn tới đổ mồ hôi đêm.
– Uống ít nhất 6 ly nước/ngày để điều chỉnh nhiệt độ ngay bên trong cơ thể
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp đầy đủ với rau quả. Nói không với đồ nhiều dầu mỡ, có khả năng sinh nhiều năng lượng
3.2 Thay đổi môi trường ngủ
Hãy chắc chắn phòng ngủ đảm bảo thoáng mát và rộng rãi. Vào mùa hè, nên điều chỉnh nhiệt độ điều hòa ở mức 23-24 độ C để làm mát phòng trước khi đi ngủ. Vào mùa đông, thay vì đắp nhiều chăn dày cùng một lúc, bạn nên lựa chọn một loại chăn dày vừa, đủ ấm và có độ thoáng khí nhất định. Cơ thể vẫn cần được “thở” trong cả khi ngủ bạn nhé
3.3 Thăm khám trực tiếp với bác sĩ
Tình trạng kéo dài, kèm theo nhiều dấu hiệu nặng hơn thì bạn nên đến bác sĩ để được trực tiếp thăm khám. Qua kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về thể trạng cũng như các vấn đề kèm theo (nếu có). Từ đó, có hướng xử trí kịp thời và tư vấn kĩ lưỡng hơn trong việc chăm sóc, thay đổi lối sống khoa học hơn.
Có thể thấy, đổ mồ hôi đêm ở nam giới là một tình trạng phiền toái vô hại. Tuy nhiên, có một số trường hợp lại là sự cảnh báo của một căn bệnh tiềm ẩn nào đó. Nếu nhận thấy mình có những dấu hiệu đổ mồ hôi đêm không rõ nguyên nhân, bạn nên đi khám sớm để nhận được tư vấn và hướng điều trị phù hợp.
Từ khóa » Hay đổ Mồ Hôi Khi Ngủ
-
8 Nguyên Nhân Gây Tiết Mồ Hôi Ban đêm | Vinmec
-
Đổ Mồ Hôi đêm: Nguyên Nhân Và Phương Pháp điều Trị | Vinmec
-
Toát Mồ Hôi Khi Ngủ | Nguyên Nhân, Cách Trị & Kiến Thức Phải Biết!
-
Đổ Mồ Hôi đêm Do Bệnh Lý - Hello Bacsi
-
Đổ Mồ Hôi Trộm Cảnh Báo Nhiều Bệnh Nguy Hiểm
-
Đổ Mồ Hôi Khi Ngủ, Dấu Hiệu Cảnh Báo 4 Bệnh Nguy Hiểm - Vietnamnet
-
Đồ Mồ Hôi Ban đêm: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | Medlatec
-
Đổ Mồ Hôi Vào Ban đêm Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Báo Lao Động
-
Đổ Mồ Hôi Ban đêm: Báo động đỏ Về Sức Khỏe! - Dr.Binh
-
Trẻ 3 Tuổi Ra Nhiều Mồ Hôi Khi Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Hạn Chế
-
Đổ Mồ Hôi đêm Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì, Nguyên Nhân Và Cách Chữa
-
8 Nguyên Nhân Gây đổ Mồ Hôi đêm
-
Đổ Mồ Hôi Trộm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán & Điều Trị
-
Bé 3 Tuổi Ra Mồ Hôi Nhiều Khi Ngủ - Huggies