Toát Mồ Hôi Khi Ngủ | Nguyên Nhân, Cách Trị & Kiến Thức Phải Biết!
Có thể bạn quan tâm
Toát mồ hôi khi ngủ có thể xảy ra cả nam lẫn nữ. Tình trạng đổ mồ hôi đầu khi ngủ hay tay, chân sẽ khiến cho giấc ngủ không được trọn vẹn. Điều này khiến cho tâm trạng sau mỗi buổi sáng thức giấc không được thoải mái và sinh hoạt hàng ngày cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Vậy hiện tượng toát mồ hôi khi ngủ có phải là trạng thái bình thường của cơ thể? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng toát mồ hôi khi ngủ và cách để khắc phục đổ mồ hôi đầu, tay chân? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề trên.
Nội dung bài viết 2
- 1. Nguyên nhân bị toát mồ hôi khi ngủ
- Tăng tiết mồ hôi
- Mãn kinh
- Phong thấp
- Bị hạ đường huyết
- Chịu ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc
- Bị ung thư
- Một số bệnh nhiễm trùng
- Các bệnh về thần kinh
- Bị rối loạn nội tiết tố
- Nhiễm khuẩn hoặc nấm
- Nguyên nhân khác
- 2. Biểu hiện khi bị đổ mồ hôi lúc ngủ
- 2.1. Đổ mồ hôi đầu khi ngủ
- 2.2. Đổ mồ hôi chân tay
- 2.3. Đổ mồ hôi ở cổ
- 2.4. Đổ mồ hôi lưng
- 3. Cách khắc phục toát mồ hôi khi ngủ
- Xây dựng chế độ ăn uống và luyện tập lành mạnh
- Tạo không gian phòng ngủ thoáng mát
- Chọn nệm thoáng mát, thấm hút
- Chọn trang phục ngủ mát mẻ, thoải mái
- Giữ tinh thần thoải mái
- Gặp bác sĩ nếu bị toát mồ hôi quá nhiều khi ngủ
- 4. Giải đáp thắc mắc bị toát mồ hôi khi ngủ
- Trẻ em toát nhiều mồ hôi khi ngủ có sao không?
- Ra mồ hôi trộm khi ngủ là bị gì?
- Toát mồ hôi khi ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?
- Bị ra mồ hôi trộm ban đêm nên ăn gì?
1. Nguyên nhân bị toát mồ hôi khi ngủ
Hiện tượng toát mồ hôi khi ngủ là tình trạng cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi vào ban đêm trong khi bạn đang ngủ, không hề hoạt động mạnh, nặng để gây đổ mồ hôi đầu, tay và chân.
- Nếu bạn nhận thấy mình bị toát mồ hôi khi ngủ trong lúc thời tiết đang oi bức, nóng nực là điều hết sức bình thường.
- Nếu vào những ngày thời tiết dễ chịu hoặc những ngày mùa đông lạnh bạn vẫn bị ra nhiều mồ hôi khi ngủ thì điều này thực sự bất thường và cần được chú ý.
>>> Tham khảo lợi ích và hướng dẫn: Uống mật ong trước khi đi ngủ <<< |
Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi khi ngủ bạn có thể tham khảo và tìm ra cách khắc phục.
-
Tăng tiết mồ hôi
Nguyên nhân có thể là do bị rối loạn thần kinh thực vật. Rối loạn thần kinh thực vật xảy ra khi thần kinh thực vật bị hư hại. Rối loạn thần kinh thực vật có thể gây ra tình trạng tăng tiết mồ hôi thất thường và có thể khắc phục được qua điều trị.
-
Mãn kinh
Tình trạng này xảy ra ở hầu hết nữ giới trong độ tuổi trung niên khi đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh do sự tụt giảm nội tiết tố estrogen của nữ.
-
Phong thấp
Theo đông y tình trạng phong thấp gây đổ mồ hôi tay chân. Nguyên nhân là do những đường dẫn khí ra hệ thống thần kinh ở phần tay và chân bị rối loạn hoặc tắc nghẽn dẫn đến mồ hôi liên tục toát ra ngoài. Tình trạng này diễn ra cả ngày lẫn đêm không chỉ khi ngủ mới gặp phải. Trong một số trường hợp thì toát mồ hôi khi bị phong thấp cũng gây tê tay và chân khi ngủ.
-
Bị hạ đường huyết
Hạ đường huyết hay còn gọi là đường huyết thấp là khi lượng đường trong máu của cơ thể giảm xuống thấp dưới mức bình thường cũng có thể gây đổ mồ hôi. Tuy nhiên, đổ mồ hôi chỉ là biểu hiện bên ngoài của triệu chứng này, trong trường hợp nặng người bị hạ đường huyết sẽ run rẩy, tay chân lóng ngóng, mất ý thức, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
-
Chịu ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc
Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, hạ sốt, giảm đau, kháng sinh,… thì nên xem lại tác dụng phụ mà nó mang đến. Thường các loại thuốc này sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn là tăng tiết mồ hôi trong quá trình sử dụng.
-
Bị ung thư
Vấn đề này được xem là khá nghiêm trọng. Bệnh ung thư máu thể lymphoma – một dạng ung thư bạch cầu ác tính. Dạng ung thư này khó chữa với các triệu chứng điển hình là sưng hạch, sốt, sụt cân và đổ mồ hôi đêm. Nguyên nhân này cần phải được thăm khám và chẩn đoán từ bác sĩ thì mới có thể biết chắc được tình hình.
-
Một số bệnh nhiễm trùng
HIV/AIDS, viêm phổi, viêm tủy xương,… cũng là nguyên nhân gây đổ mồ hôi về đêm.
-
Các bệnh về thần kinh
Khi bạn đã trải qua chấn thương, đột quỵ hay các bệnh như rỗng tủy thì đổ mồ hôi đầu khi về đêm là vấn đề bạn có thể gặp phải.
-
Bị rối loạn nội tiết tố
Rối loạn một số hormone, bao gồm ung thư tuyến thượng thận, hội chứng carcinoid – một loại khối u của tuyến nội tiết thần kinh và cường giáp sẽ dẫn đến trạng thái đổ mồ hôi bất thường của cơ thể. Hoặc khi khi nồng độ estrogen có trong hormone của nữ và progesterone có ở nam giảm khiến cho khu vực điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tiết nhiều mồ hôi để làm mát.
-
Nhiễm khuẩn hoặc nấm
Nhiễm trùng cấp tính và mãn tính sẽ khiến cơ thể sốt, lúc này cơ thể sẽ tự động tăng tiết mồ hôi để đưa thân nhiệt trở về mức bình thường.
-
Nguyên nhân khác
Bên cạnh các bệnh lý gây toát mồ hôi khi ngủ thì còn một vài nguyên nhân khác như không gian ngủ không được thông thoáng, thoải mái, nệm nằm bị bí hơi, mặc nhiều đồ hoặc đắp nhiều chăn khi ngủ,… cũng sẽ gây đổ nhiều mồ hôi.
>>> Tham khảo bộ sưu tập tại LMG World: Nệm memory foam cao cấp <<< |
2. Biểu hiện khi bị đổ mồ hôi lúc ngủ
Đổ mồ hôi khi ngủ có rất nhiều dạng và mỗi dạng có những biểu hiện khác nhau. Sau đây là một vài dạng toát mồ hôi khi ngủ và các biểu hiện thường gặp bạn cần biết để có được cách khắc phục đúng và hợp lý giúp ổn định sức khỏe.
2.1. Đổ mồ hôi đầu khi ngủ
Đổ mồ hôi đầu khi ngủ có ở cả người lớn lẫn trẻ em.
- Đối với trẻ nhỏ, đổ mồ hôi đầu khi ngủ rất phổ biến do hệ thần kinh chưa hoàn thiện sau khi chào đời và tình trạng này sẽ dần biến mất theo quá trình lớn lên của trẻ. Vì thế, phụ huynh không cần quá lo lắng nếu trẻ nhỏ ở nhà có tình trạng này. Nhưng nếu đổ mồ hôi đầu khi ngủ cứ kéo dài và trong lúc ngủ lượng mồ hôi toát ra trên đầu nhiều hơn mức bình thường hoặc những khi trời lạnh vẫn bị đổ mồ hôi thì không nên chủ quan. Cần kiểm tra phòng ốc, giường chiếu xem có thông thoáng, thoải mái chưa. Sau đó, cần kiểm tra sức khỏe để có thể tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Đối với người lớn có dấu hiệu đổ mồ hôi đầu khi ngủ, nhất là khi trời lạnh vẫn ra rất nhiều mồ hôi thì bạn cần lập tức tìm gặp bác sĩ để thăm khám và biết rõ nguyên nhân. Bởi vì, đổ mồ hôi đầu ở người lớn có thể là do biểu hiện của một loại bệnh lý nguy hiểm nào đó chứ không đơn giản chỉ là biểu hiện thông thường.
2.2. Đổ mồ hôi chân tay
Nói đến đổ mồ hôi chân tay thì chúng ta sẽ nghĩ ngay đến căn bệnh phong thấp. Tuy nhiên nếu lúc ngủ đặc biệt là khi ngủ say, chân tay bị đổ mồ hôi nhưng lại cảm thấy lạnh thay vì nóng thì đó không phải là đổ mồ hôi bình thường ở những người bị phong thấp. Bạn nên tìm ra nguyên do cụ thể và tìm cách để chấm dứt nó. Trong một vài trường hợp thì việc đổ mồ hôi chân tay lúc ngủ là do bạn ngủ mơ hoặc căng thẳng thì mồ hôi càng ra nhiều hơn.
2.3. Đổ mồ hôi ở cổ
Tuyến mồ hôi ở cổ không nhiều nên tình trạng bị đổ mồ hôi ở cổ khi ngủ là rất ít xảy ra. Vì vậy, nếu phát hiện bị toát mồ hôi khi ngủ ở cổ thì có thể cơ thể đang bị rối loạn nội tiết tố. Cần đến bệnh viện để khám tổng quát nội tiết toàn diện và điều trị kịp thời.
2.4. Đổ mồ hôi lưng
Ở lưng cũng có rất ít tuyến mồ hôi nên nếu bạn ra nhiều mồ hôi lưng khi ngủ thì khả năng cao cơ thể đang bị suy nhược, mệt mỏi. Nên đảm bảo ăn uống đầy đủ và ngủ đủ giấc giúp nhuận âm bổ dương để giảm thiểu triệu chứng này.
Toát mồ hôi khi ngủ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Nó làm cho chăn, màn, gối, ga nệm và nệm của bạn luôn trong trạng thái ẩm ướt, có mùi và phải vệ sinh thường xuyên. Thậm chí, về lâu dài, những vật dụng này sẽ có vết kim gây mất thẩm mỹ. Không chỉ vậy, đổ mồ hôi đầu khi ngủ cũng như các vị trí khác còn là biểu hiện của bệnh lý, ảnh hưởng cho sức khỏe của bạn. Vậy nên, bạn cần có hướng điều trị kịp thời khi phát hiện bị toát mồ hôi khi ngủ.
>>> Tìm hiểu thêm tình trạng: Ngủ dậy bị đau đầu <<< |
3. Cách khắc phục toát mồ hôi khi ngủ
Đổ mồ hôi khi ngủ có thể được khắc phục và chấm dứt hoàn toàn nếu bạn biết được các nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời, hợp lý. Có một vài cách để khắc phục đổ mồ hôi khi ngủ bạn có thể tự thực hiện tại nhà:
-
Xây dựng chế độ ăn uống và luyện tập lành mạnh
Ăn uống khoa học, kết hợp việc thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp tình trạng đổ mồ hôi của bạn được cải thiện rõ rệt. Nên hạn chế các món ăn có mùi và nóng như hành, tỏi, ớt,… để hạn chế mồ hôi và mùi mồ hôi đổ ra. Bạn nên dùng nhiều các thực phẩm thanh mát, tránh nóng trong, hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… để tránh toát mồ hôi về đêm.
>>> Tìm hiểu thêm: Uống trà gì dễ ngủ?
-
Tạo không gian phòng ngủ thoáng mát
Bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh phòng ốc sạch sẽ, tạo không gian ngủ thoải mái, thoáng mát. Đặc biệt, bạn nên chọn loại nệm tốt, thoải mái, không bị hầm hơi, bí hơi khi nằm. Phòng ngủ thông thoáng, giường nệm thoáng khí sẽ giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng toát mồ hôi khi ngủ hiệu quả nhất.
-
Chọn nệm thoáng mát, thấm hút
Bạn nên chọn loại nệm thoáng mát, thấm hút và đặc biệt là phù hợp với tình trạng cơ thể để có được giấc ngủ tốt nhất. Các dòng nệm cao su, nệm bông ép, nệm lò xo rất thích hợp với tình trạng của bạn. Bạn nên cân nhắc chọn lựa.
>>> Tìm hiểu cách chọn: Nệm cao cấp thoáng mát
-
Chọn trang phục ngủ mát mẻ, thoải mái
Khi ngủ, bạn nên chọn mặc các loại trang phục mỏng, nhẹ, thoáng khí, càng thoải mái càng tốt. Bạn có thể chọn những loại vải có chất liệu cotton mềm, nhẹ để mặc ngủ. Hoặc bạn cũng có thể mặc đồ được may bằng vải lanh, vải sợi thưa để khí nóng thoát ra ngoài tốt hơn. Khi mặc như vậy, các lỗ chân lông sẽ được thông thoáng, không gây bít tắc. Nếu mồ hôi có đổ sẽ không bị tích lại trên quần áo gây ẩm ướt khó chịu và ảnh hưởng đến da dẻ của chúng ta.
-
Giữ tinh thần thoải mái
Hạn chế tối đa việc có thể gây căng thẳng, vì càng căng thẳng bạn càng dễ đổ mồ hôi nhiều hơn. Bạn có thể tập một vài bài yoga nhẹ hoặc ngồi thiền khoảng 30 phút đến 1 tiếng trước khi ngủ cũng là một trong những cách khắc phục toát mồ hôi khi ngủ.
>>> Xem hướng dẫn chi tiết: Tập Yoga trước khi đi ngủ
-
Gặp bác sĩ nếu bị toát mồ hôi quá nhiều khi ngủ
Nếu tình trạng nặng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn về tình trạng hiện tại. Các bác sĩ sẽ cho biết mức độ nặng nhẹ về tình trạng toát mồ hôi của bạn và đưa ra cách điều trị kịp thời.
>>> Tìm hiểu tình trạng và giải pháp: Sáng ngủ dậy bị đau lưng <<< |
4. Giải đáp thắc mắc bị toát mồ hôi khi ngủ
Trẻ em toát nhiều mồ hôi khi ngủ có sao không?
Ở trẻ em, khả năng điều chỉnh thân nhiệt của trẻ vẫn còn non nớt. Trẻ hay ra mồ hôi trộm để tự cân bằng nhiệt độ cơ thể. Trẻ em hay toát mồ hôi khi ngủ là hiện tượng sinh lý bình thường, tuy nhiên nếu bị toát mồ hôi quá nhiều một cách bất thường có thể là biểu hiện của các căn bệnh như chưng tăng tiết mồ hôi, còi xương, lao sơ nhiễm,…
Ra mồ hôi trộm khi ngủ là bị gì?
Ra mồ hôi trộm là tình trạng cơ thể bị tiết ra mồ hôi trong trạng thái hoàn toàn tĩnh và thời tiết lạnh, khi vào mùa đông. Đây là biểu hiện sinh lý bình thường, cơ thể tự hạ nhiệt độ khi bạn bị nóng do đắp chăn quá dày hoặc mặc quá nhiều quần áo khi ngủ. Tuy nhiên, nếu sau khi tỉnh dậy vẫn còn tình trạng toát hôi nhiều thì có do bạn bị sốt, nhiễm trùng, bị nhồi máu cơ tim hoặc rối loạn nội tiết tố…
Toát mồ hôi khi ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?
Hiện tượng toát mồ hôi khi ngủ xuất hiện nhiều lần chứng tỏ cơ thể đang mệt mỏi, có vấn đề về sức khỏe và có nguy cơ mắc các căn bệnh như hội chứng tăng tiết mồ hôi, bị hạ đường huyết, tiền mãn kinh, cường giáp, khối u ác tính, …
Bị ra mồ hôi trộm ban đêm nên ăn gì?
Người bị toát mồ hôi khi ngủ nên ăn những món ăn thanh mát, giải độc, bổ thận như cháo thục địa, cháo hẹ, cháo cá quả, nước đậu đen, canh rau ngót,…
Toát mồ hôi khi ngủ là quá trình bài tiết bình thường của cơ thể và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu lượng mồ hôi trong cơ thể tiết ra nhiều hơn mức bình thường, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như đời sống tinh thần thì đó lại là biểu hiện của bệnh lý cần được chữa trị.
Nếu bạn thường xuyên bị toát mồ hôi khi ngủ như đổ mồ hôi đầu hoặc tay chân thì bạn nên lựa chọn các loại chăn, ga, gối, nệm phù hợp với tình trạng của mình. Đặc biệt, cần lưu ý phải thường xuyên làm sạch chăn, ga, gối để đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe. Điều này cũng sẽ giúp cho bạn có một không gian ngủ thoải mái và dễ chịu hơn giúp bạn cân bằng lại những khó khăn khi bị toát nhiều mồ hôi lúc ngủ.
LMG World rất hiểu vấn đề toát mồ hôi khi ngủ gây cản trở và khó khăn cho bạn thế nào. Vì thế, LMG đã không ngừng nghiên cứu và cho ra đời những dòng nệm mới, phù hợp với tình trạng và nhu cầu của người sử dụng.
Bạn có thể ghé thăm showroom của LMG để được tư vấn và trải nghiệm dùng thử các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của bản thân. Tại đây, LMG sẽ lắng nghe những vấn đề của bạn và đề xuất những sản phẩm không chỉ nệm mà còn cả gối, chăn phù hợp với bạn nhất. Vì sự thoải mái trong giấc ngủ của bạn chính là niềm vui của LMG.
>>> Tìm hiểu tình trạng và giải pháp: Bệnh tê tay khi ngủ <<< |
Xem thêm các mẫu giường tại đây. Hoặc liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline 0902 886 907 để biết thông tin chi tiết và được tư vấn thêm về Combo Giường – Nệm xứng hợp nhu cầu sử dụng và phong cách sống, trải nghiệm “Giấc ngủ nghệ thuật” mang dấu ấn của độc bản LMG
LMG (Luxury Mattress Gallery) – Showroom nệm sang trọng đẳng cấp hàng đầu Hotline: 0902 886 907 Email: sala@lmgworld.com Địa chỉ showroom: Sala City, 95 Nguyễn Cơ Thạch, TP. Thủ Đức, TP.HCM
Tham khảo thêm các thông tin liên quan:
|
Từ khóa » Hay đổ Mồ Hôi Khi Ngủ
-
8 Nguyên Nhân Gây Tiết Mồ Hôi Ban đêm | Vinmec
-
Đổ Mồ Hôi đêm: Nguyên Nhân Và Phương Pháp điều Trị | Vinmec
-
Đổ Mồ Hôi đêm Do Bệnh Lý - Hello Bacsi
-
Đổ Mồ Hôi Trộm Cảnh Báo Nhiều Bệnh Nguy Hiểm
-
Đổ Mồ Hôi Khi Ngủ, Dấu Hiệu Cảnh Báo 4 Bệnh Nguy Hiểm - Vietnamnet
-
Đồ Mồ Hôi Ban đêm: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | Medlatec
-
Đổ Mồ Hôi Vào Ban đêm Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Báo Lao Động
-
Đổ Mồ Hôi Ban đêm: Báo động đỏ Về Sức Khỏe! - Dr.Binh
-
Trẻ 3 Tuổi Ra Nhiều Mồ Hôi Khi Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Hạn Chế
-
Đổ Mồ Hôi đêm Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì, Nguyên Nhân Và Cách Chữa
-
8 Nguyên Nhân Gây đổ Mồ Hôi đêm
-
Nguyên Nhân đổ Mồ Hôi đêm ở Nam Giới? 3 Cách Cải Thiện
-
Đổ Mồ Hôi Trộm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán & Điều Trị
-
Bé 3 Tuổi Ra Mồ Hôi Nhiều Khi Ngủ - Huggies