Nguyên Nhân Gây Bệnh á Sừng Bạn Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Sống khỏe » Bệnh da liễu
Nguyên nhân gây bệnh á sừng bạn cần biết 08/07/2018 - 08:53 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTham vấn bác sĩ Bác sĩ CKINguyễn Thị Huyền
Bác sĩ Da Liễu1900 55 88 92Đặt lịch khámBệnh á sừng là triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa dị ứng, bao gồm các triệu chứng khô – nứt nẻ da, bong da tay, bong da chân, các đầu ngón tay, ngón chân,… Bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ, sinh hoạt,… cho người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh á sừng chưa được xác định cụ thể, các nhà khoa học cho rằng có thể là do di truyền, cơ địa dị ứng hoặc do chế độ ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng từ bé,…
Yếu tố di truyền
Theo các nhà khoa học, yếu tố di truyền có thể chiếm 25% nguyên nhân gây bệnh. Bệnh có thể di truyền từ ông bà, bố mẹ,… những người có thành viên trong gia đình mắc bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh này hơn những người bình thường.
Do thiếu dinh dưỡng cân đối từ bé
Thực tế cho thấy, đa số người mắc bệnh thường là những người ăn ít rau quả và thiếu hụt vitamin nhất là A, C, D, E,… ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.
Do thuốc
Lạm dụng một số loại thuốc làm rối loạn việc hình thành tái tạo tế bào dưới da từ đó dẫn đến bệnh vẩy nến á sừng. Vì vậy khi dùng bất kì loại thuốc nào cũng cần phải theo chỉ định của bác sĩ.
Dị ứng từ môi trường
Với những người có cơ địa mẫn cảm, khi tiếp xúc với một số yếu tố môi trường như: nguồn nước bẩn, thời tiết, môi trường bụi bẩn, …. sẽ gây ra hiện tượng bội nhiễm làm vi khuẩn gây bệnh phát triển, dẫn đến bệnh á sừng.
Do tiếp xúc hóa chất độc hại
Một số người do tính chất công việc thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường hóa học như: chất tẩy rửa, xăng, dầu nhớt, chất bẩn môi trường…. khiến da dễ dàng bị tổn thương, làm tăng nguy cơ mắc nhiễm bệnh á sừng. Người thường xuyên tiếp xúc nhiều với dầu mỡ, hóa chất, xà phòng… mà không dùng găng bảo vệ cũng dễ mắc bệnh.
Do cơ địa loại da
Những người có làn da khô thì nguy cơ mắc bệnh á sừng cao hơn những người da có độ ẩm cao. Vì vậy những người đang sở hữu làn da khô nên cảnh giác để phòng tránh sớm.
Yếu tố nghề nghiệp
Từ yếu tố tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hóa chất…có thể xác định một số đối tượng thường bị bệnh như nữ công nhân giặt, công nhân nhà máy, thợ làm tóc, nhân viên y tế, lao công, công nhân công trình xây dựng…Các yếu tố thuận lợi khác như cọ xát, sang chấn, độ ẩm thấp đều nằm ở nhóm đối tượng này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ: Từ khóa: Bệnh á sừngbệnh ngoài daBài viết liên quanChữa bệnh ngoài da ở đâu uy tín tại Hà Nội?
Hiện nay, tình trạng mắc phải các bệnh ngoài da ngày càng có dấu hiệu gia tăng một...
Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người là bệnh gì?
Mẹ thường không biết trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người là bệnh gì? Liệu có phải bé...
Vì sao viêm da cơ địa dễ tái phát khi trời lạnh?
Bệnh viêm da cơ địa là loại bệnh ngoài da phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa...
Cách chữa bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh
Lang ben ở trẻ sơ sinh là một bệnh ngoài da do nấm Malassezia gây ra. Khi bị...
Những lưu ý trong điều trị bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến là một trong những bệnh lý về da khó chữa khỏi hoàn toàn nếu người...
Viêm nang lông có chữa được không?
Viêm nang lông không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ. Nhiều người cho rằng đây...
Nhồi máu cơ tim cần xử trí thế nào?
Làm sao để phân biệt bệnh viêm xoang với cảm lạnh?
Biến chứng viêm mũi xoang gồm những gì?
Thường xuyên ợ nóng là biểu hiệu của bệnh gì?
Nguyên nhân viêm khớp cổ chân là gì?
Bệnh Lichen phẳng ở miệng và cách chăm sóc
Bệnh Lichen phẳng ở miệng xuất hiện ở khoang miệng và gây ra nhiều rắc rối trong cuộc…[CẢNH BÁO] Hơn 100 bệnh nhân đến khám mỗi ngày vì viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang đốt
Theo thống kê của Bệnh viện Da liễu Trung ương, trong 2 tuần đầu tháng 10 trung bình…Nắng nóng cẩn thận bệnh viêm da thần kinh tái phát
Viêm da thần kinh là bệnh ngoài da phổ biến, với những khó khăn trong điều trị vì…Viêm lỗ chân lông ở mặt xử lý thế nào tại nhà
Rất nhiều người bị viêm lỗ chân lông ở mặt. Để chăm sóc làn da và hỗ trợ…Trẻ có cơ địa dị ứng mẹ cần lưu ý những điều sau
Trẻ có cơ địa dị ứng mẹ cần chú ý tác nhân nào gây dị ứng cho con…Trẻ bị muỗi cắn, bố mẹ cần lưu ý những điều gì?
Trẻ bị muỗi cắn những nốt mẩn đỏ trên da có thể là cơ hội tốt cho các…
- 0936 388 288
- 0936 388 288
- Đặt lịch khám
Từ khóa » Sừng Da Bàn Chân
-
Các Thuốc Trị Dày Sừng Bàn Chân - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Điều Trị Dày Sừng Lòng Bàn Tay Bàn Chân Bằng Acitretin
-
Bệnh Á Sừng Ở Chân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa
-
Dày Sừng Lòng Bàn Tay, Bàn Chân Và Cách Trị
-
Dày Sừng Lòng Bàn Tay - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Da Bàn Tay Và Bàn Chân - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cách điều Trị Hội Chứng Viêm Da Dày Sừng Bàn Tay Bàn Chân
-
CÁC BỆNH DA DI TRUYỀN DÀY SỪNG LÒNG BÀN TAY, BÀN ...
-
Bệnh Á Sừng Ở Chân: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Hiệu Quả 2022
-
Bệnh Viêm Da Dày Sừng Bàn Tay Chân Xuất Hiện Trở Lại Tại Quảng Ngãi
-
Nhiễm Nấm Da Chân: Đừng Chủ Quan | Vinmec
-
Hạt Cơm Lòng Bàn Chân – Mắt Cá Chân – Chai Chân: Nên Hiểu Và Xử ...
-
Bệnh Viện Da Liễu Trung ương - ĐIỀU TRỊ DÀY SỪNG LÒNG BÀN ...
-
Á Sừng ở Chân - Hiểu Rõ để điều Trị đúng
-
Đối Phó Với Bệnh á Sừng
-
Chẩn đoán Và điều Trị Hội Chứng Viêm Da Dày Sừng Bàn Tay, Bàn Chân
-
Bệnh á Sừng: Các Lưu ý Trong điều Trị Và Ngăn Ngừa Tái Phát
-
Quảng Ngãi: Bệnh Viêm Da Dày Sừng Tay Chân Xuất Hiện Trở Lại
-
Nấm Da Bàn Chân