Nguyên Nhân Hình Thành Chủ Nghĩa Tư Bản độc Quyền
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Bản chất chủ nghĩa tư bản độc quyền
- Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền
- Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền
Chủ nghĩa tư bản độc quyền là một trong các hình thức cực đoan của chủ nghĩa tư bản nhà nước trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế. Vậy Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền do đâu? Hãy cùng chúng tôi giải đáp qua nội dung bài viết sau.
Bản chất chủ nghĩa tư bản độc quyền
Xét về bản chất, chủ nghĩa tư bản độc quyền là một nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản độc quyền là chủ nghĩa tư bản trong đó ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế tồn tại các tổ chức tư bản độc quyền và chúng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền vẫn không làm thay đổi được bản chất của chủ nghĩa tư bản. Bản thân quy luật lợi nhuận độc quyền cũng chỉ là một hình thái biến tướng của quy luật giá trị thặng dư.
Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền
Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền chủ yếu do:
– Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn.
– Vào 30 năm cuối của thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện như lò luyện kim mới Betsơme, Máctanh, Tômát… đã tạo ra sản lượng lớn gang thép với chất lượng cao; phát hiện ra hoá chất mới như axít sunphuaric (H2SO4), thuốc nhuộm…; máy móc mới ra đời: động cơ điêzen, máy phát điện, máy tiện, máy phay…; phát triển những phương tiện vận tải mới: xe hơi, tàu thuỷ, xe điện, máy bay… và đặc biệt là đường sắt. Những thành tựu khoa học kỹ thuật này, một mặt làm xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mô lớn; mặt khác, nó dẫn đến tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy tư bản, thúc đẩy phát triển sản xuất lớn.
– Trong điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật, sự tác động của các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy … ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn.
– Cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích lũy để thắng thế trong cạnh tranh. Đồng thời, cạnh tranh gay gắt làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản, còn các nhà tư bản lớn phát tài, làm giàu với số tư bản tập trung và quy mô xí nghiệp ngày càng to lớn. 128/281
– Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích tụ và tập trung tư bản.
– Sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.
Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền
Vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác vào điều kiện lịch sử mới của thế giới, V.I. Lênin đã chứng minh rằng chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền, đồng thời Người nêu ra năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền. 5 đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền
– Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền:
+ Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc.
+ Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao.
+ Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hoá, các liên minh độc quyền hình thành theo liên kết ngang, nghĩa là mới chỉ liên kết những doanh nghiệp trong cùng một ngành, nhưng về sau theo mối liên hệ dây chuyền, các tổ chức độc quyền đã phát triển theo liên kết dọc, mở rộng ra nhiều ngành khác nhau. Những hình thức độc quyền cơ bản là: cácten, xanhđica, tờrớt, côngxoócxiom, cônggơlômêrát
– Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
+ Cùng với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, trong công nghiệp cũng diễn ra quá trình tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng, dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng. Quy luật tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng cũng giống như trong công nghiệp, do quá trình cạnh tranh các ngân hàng vừa và nhỏ bị thôn tính, dẫn đến hình thành những ngân hàng lớn. Khi sản xuất trong ngành công nghiệp tích tụ ở mức độ cao, thì các ngân hàng nhỏ không đủ tiềm lực và uy tín phục vụ cho công việc kinh doanh của các xí nghiệp công nghiệp lớn.
Các tổ chức độc quyền này tìm đến các ngân hàng lớn hơn thích hợp với các điều kiện tài chính và tín dụng của mình. Trong điều kiện đó, các ngân hàng nhỏ phải tự sáp nhập vào các ngân hàng mạnh hơn hoặc phải chấm dứt sự tồn tại của mình trước quy luật khốc liệt của cạnh tranh. Quá trình này đã thúc đẩy các tổ chức độc quyền ngân hàng ra đời.
+ Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội tư bản gọi là bọn đầu sỏ tài chính.
– Xuất khẩu tư bản
+ Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản.
+ Thực hiện các hình thức xuất khẩu tư bản trên, xét về chủ sở hữu tư bản, có thể phân tích thành xuất khẩu tư bản tư nhân và xuất khẩu tư bản nhà nước.
– Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền: Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên cả về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế.
– Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc: Sự phân chia lãnh thổ và phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh đòi chia lại thế giới đã chia xong. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914-1918 và lần thứ hai 1939-1945.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.
Từ khóa » Nguyên Nhân Hình Thành Lợi Nhuận độc Quyền Là Gì
-
Nguyên Nhân Hình Thành Lợi Nhuận độc Quyền Là: - Trắc Nghiệm Online
-
Nguyên Nhân Hình Thành Lợi Nhuận độc Quyền Là: - Trắc Nghiệm Online
-
Nguyên Nhân Hình Thành Lợi Nhuận độc Quyền Là:
-
[CHUẨN NHẤT] Lợi Nhuận độc Quyền Là Gì? - TopLoigiai
-
Nguyên Nhân Hình Thành Lợi Nhuận độc Quyền Là: | 7scv
-
Nguyên Nhân Hình Thành Lợi Nhuận độc Quyền Là: - .vn
-
Độc Quyền Là Gì? Nguyên Nhân Và Biện Pháp Chống độc Quyền?
-
Chủ Nghĩa Tư Bản độc Quyền: Nguyên Nhân, Bản Chất, đặc điểm
-
Lợi Nhuận độc Quyền Là Gì? Thế Nào Là Lợi Nhuận độc Quyền Cao?
-
Độc Quyền Là Gì ? Độc Quyền Trong Luật Cạnh Tranh, Sở Hữu Trí Tuệ
-
Độc Quyền Là Gì? Tiêu Chí đánh Giá Sự độc Quyền Trên Thị Trường
-
[PDF] Các Công Cụ Chủ Yếu Của Nhà Nước để điều Tiết Kinh Tế Và Thực Hiện
-
New - Part 9 Flashcards | Quizlet
-
Độc Quyền Là Gì? Nguyên Nhân Hình Thành Và Những đặc điểm Của ...