Nguyên Nhân Khiến Da Bị Sạm Và Cách Chữa Trị

Nguyên nhân khiến da bị sạm và cách chữa trị

Chào bác sĩ, tôi tên là Thùy. Thời gian gần đây da tôi bị sạm đi nhiều mặc dù tôi đã tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều. Bác sĩ có thể cho tôi lời khuyên được không ạ. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn Thùy, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sẽ thật khó để chúng tôi có thể xác định được nguyên nhân vì sao bạn bị sạm da bởi những thông tin bạn cung cấp là chưa đủ để chúng tôi đưa ra kết luận. Tuy nhiên, một số thông tin dưới đây sẽ hữu ích cho bạn.

1. Da sạm màu là gì?

2. Nguyên nhân khiến da bị sạm màu

  • Phân loại da sạm màu
  • Các yếu tố gây sạm màu da

3. Biện pháp tự chăm sóc

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor

Gọi Bác sĩ

Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Da sạm màu là gì?

Sự tăng sắc tố da (Da sạm - tên tiếng Anh là Hyperpigmentation) là một tình trạng phổ biến, trong đó các mảng da trở nên đậm hơn so với vùng da xung quanh bình thường. Sự đậm lên này xảy ra khi có sự tích tụ melanin, chất tạo ra sắc tố màu cho da, tạo thành các lớp trầm tích trong da. Sự tăng sắc tố có thể ảnh hưởng đến màu da của người thuộc bất kỳ chủng tộc nào.

Da có tất cả các màu sắc, từ ngà đến màu nâu sạm. Tuy nhiên, vấn đề về da có thể xảy ra ở mọi chủng tộc và trong tất cả các loại da. Nhiều phương pháp điều trị được sử dụng cho các tình trạng da thông thường đôi khi có thể dẫn đến nhiều vấn đề hơn khi sử dụng cho người da màu. Trước khi bạn có thể học cách bảo vệ khuôn mặt và cơ thể, điều quan trọng hết là phải biết về cơ chế sinh học của da sạm.

Sự hiểu biết về làn da sạm

Màu da xuất phát từ các tế bào được gọi là tế bào hắc tố, chúng sản xuất melanosomes - là các gói có chứa các hắc tố hóa học tự nhiên.

Các nghiên cứu cho thấy tất cả mọi người có cùng số lượng tế bào hắc tố trong mô da. Các melanosome càng nhiều, da càng trở nên sạm màu.

Vì vai trò của melanin trong da là hấp thụ và phân tán năng lượng từ ánh sáng cực tím (tia UV), làn da sạm làm giảm nguy cơ tổn thương do ánh nắng mặt trời, đặc biệt khi nó liên quan đến lão hóa da và sự hình thành ung thư da.

Đồng thời, da sạm có nhiều khả năng phát triển các vấn đề về sắc tố. Ngay cả những vết thương ở da nhỏ, chẳng hạn như vết cắn côn trùng, có thể gây ra sự thay đổi sắc tố da, làm xuất hiện các đốm đen được gọi là tăng sắc tố.

Khi không được điều trị đúng cách, bất kỳ phương pháp điều trị bằng mỹ phẩm nào làm tổn thương da như phẫu thuật laser, chải da (loại bỏ các tế bào da chết), tiêm chích vết nhăn như Restylane, hoặc tiêm Botox đều có tiềm năng gây ra vấn đề sắc tố.

2. Nguyên nhân khiến da bị sạm màu

Phân loại da sạm màu

Vết sắc tố lão hóa hay “liver spots” là một dạng phổ biến của tăng sắc tố da. Chúng xảy ra do ánh nắng mặt trời và được các bác sĩ gọi là tàn nhang do cháy nắng. Những mảng nhỏ, đậm màu này thường được tìm thấy trên tay và trên mặt hoặc các khu vực khác thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Tàn nhang do bị cháy nắng

Tàn nhang do bị cháy nắng

Nám da cũng xuất hiện tương tự như vết sắc tố lão hóa nhưng làm da sẫm màu nhiều hơn, xuất hiện thường xuyên nhất là kết quả của sự thay đổi hormone. Ví dụ như phụ nữ có thai có thể kích hoạt sản xuất quá mức melanin gây ra "mặt nạ thai nghén" trên mặt, da sẫm màu trên bụng và các vùng khác. Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai cũng có thể phát triển tăng sắc tố vì cơ thể của họ trải qua những thay đổi tương tự như thay đổi hormone xảy ra trong thời kỳ mang thai. Nếu một người thực sự bị ảnh hưởng nhiều bởi tăng sắc tố, nên dừng sử dụng thuốc tránh thai.

Trường hợp nám da

Trường hợp nám da

Những yếu tố gây sạm màu da

Sự thay đổi sắc tố ở da sạm

Trong tăng sắc tố, da hoặc tạo ra quá nhiều sắc tố hoặc sắc tố được lắng đọng sâu trong da, dẫn đến hình thành các đốm đen. Khi màu sắc bị mất, nó được gọi là sự mất màu, kết quả là hình thành các mảng màu sáng. Tất cả những người có da sạm đều có nguy cơ mắc các bệnh về da.

Một trong những loại phổ biến nhất của vấn đề sắc tố trong da sạm là tăng sắc tố đậm viêm. Điều này xảy ra do tổn thương da, chẳng hạn như cắt, cạo, hoặc bỏng. Nó cũng có thể xảy ra cùng với chàm hoặc mụn trứng cá.

Vùng da sạm có thể mất từ vài tháng đến nhiều năm để mờ đi, mặc dù điều trị y khoa có thể giúp đỡ phần nào. Các phương pháp điều trị bao gồm loại bỏ lớp da thông qua phương pháp tẩy hóa học và các phương pháp tẩy thuốc theo toa. Những phương pháp điều trị này sẽ không hiệu quả với các sắc tố sâu hơn trong da. Việc sử dụng kem chống nắng hàng ngày cũng sẽ giúp giữ cho vùng da sạm không trở nên tối hơn.

Những người có da nhạy cảm có nguy cơ lớn nhất đối với các vấn đề về sắc tố da. Trên thực tế, bất kỳ thành phần chăm sóc da nào kích thích hoặc làm khô da sẽ làm tăng nguy cơ.

Ở những người có làn da sáng hơn, kích ứng liên quan đến sản phẩm thường giảm xuống khi ngừng sử dụng. Nhưng ở người da màu, những kích ứng thường khởi đầu cho quá trình tăng đậm sau viêm. Việc này có thể phát triển trong vòng một đến hai tuần sau khi ngừng sản phẩm và có thể kéo dài trong vài tháng hoặc lâu hơn.

Chàm ở da sạm

Còn được gọi là viêm da, tình trạng da này được đặc trưng bởi một phát ban đỏ ngứa, nó phát triển và kéo dài một thời gian. Nó có thể được kích hoạt bởi căng thẳng, thay đổi về nhiệt độ, da khô, dị ứng thực vật, hoặc kích ứng gây ra bởi việc chăm sóc da hoặc các thành phần mỹ phẩm.

Nguyên nhân gây sạm da

Chàm gây sạm da

Khi chàm xuất hiện như là kết quả của một di truyền, nó được gọi là viêm da dị ứng.

Bệnh chàm được cho là có nguy cơ xảy ra gấp hai lần ở trẻ em có làn da tối. Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh Trung Quốc và Việt Nam cao hơn so với trẻ sơ sinh da trắng.

Khi chàm xảy ra ở những người có da sạm, nó biểu hiện vấn đề sau:

  • Bệnh thường bị chẩn đoán sai, dẫn đến một thời gian dài không điều trị hoặc điều trị sai.
  • Khi không được điều trị sớm, nó có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề sắc tố.

Điều trị chàm bao gồm tránh các sản phẩm gây kích ứng da, sử dụng chất làm ẩm có thể giúp ích rất nhiều, cùng với kem bôi. Đôi khi, liệu pháp tia cực tím có thể đem lại hiệu quả tích cực.

Trong một số trường hợp, bạn cần phải tìm sự giúp đỡ càng sớm càng tốt cho bất kỳ phát ban ngứa đỏ nào. Làm như vậy sẽ giúp tránh được vấn đề sắc tố.

Mụn trứng cá ở da sẫm màu

Mụn có thể xảy ra ở bất kỳ loại da nào. Nhưng do liên kết với tăng sắc tố, nó là mối quan tâm lớn nhất cho những người có làn da sạm. Mụn phát triển khi có quá nhiều dầu trên da. Đó là dầu trộn với vi khuẩn trong các lỗ chân lông và ngăn chặn chúng mở ra. Điều này gây viêm ngay dưới da, dẫn đến các tổn thương - bất cứ thứ gì từ những vết sẹo nhỏ, kín đáo đến những nang lớn.

Không chỉ tổn thương này dẫn đến các vấn đề sắc tố trong da sạm, nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị mụn trứng cá cũng có thể gây ra. Điều này cũng đúng với kháng sinh đường miệng. Ở một số người, nó có thể tạo ra làn da sẫm màu, có thể mất vài tháng để phai mờ.

Nếu bạn có làn da sẫm màu và phát triển mụn trứng cá, hãy gặp bác sĩ da liễu để điều trị da càng sớm càng tốt. Bạn càng sớm điều trị, bạn càng ít bị sẹo vĩnh viễn.

Lông mọc vào trong và da sạm

Tình trạng da này được đặc trưng bởi vết thâm dưới bề mặt da, và thường bị nhầm lẫn với mụn trứng cá. Nhưng vấn đề thực sự bắt nguồn từ các sợi lông mọc lên. Nó thường xảy ra ở người da đen và người Tây Ban Nha, do hình dạng khác biệt của nang lông.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng loại bỏ lông bằng laser là một cách điều trị hiệu quả. Vì tình trạng này thường bị nhầm lẫn với mụn trứng cá nên điều quan trọng là phải được chẩn đoán xác định từ bác sĩ da liễu

Sẹo lồi và da sạm

Bất cứ lúc nào da sạm bị tổn thương ở một số vùng nhất định, sẽ có nguy cơ bị sẹo lồi. Nguyên nhân phổ biến nhất của sẹo lồi là các vết cắt hoặc bỏng. Các vị trí phổ biến nhất là trái tai, ngực, lưng, và cánh tay. Mặc dù chúng có thể phát triển ngay sau khi bị thương, chúng cũng có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm để phát triển - và chúng có thể tiếp tục phát triển trong một khoảng thời gian.

Ở một số người, sẹo lồi có thể ngứa, gây đau và đốt, và dịu nhẹ. Mặc dù không ai giải thích cụ thể tại sao sẹo lồi phát triển được, nhưng chúng được cho là liên quan đến một khiếm khuyết trong sản xuất collagen. Sẹo lồi có tỉ lệ tái phát từ 45% đến 100%.

U ác tính và da đen

Mặc dù người da sậm có một sự bảo vệ tự nhiên chống lại ung thư da, điều đó không có nghĩa là ung thư không thể xảy ra. Nó thường xảy ra ở da có độ sáng cao nhất, chẳng hạn như lòng bàn tay, lòng bàn chân, và xung quanh móng. Điều này đúng nhất cho người châu Á, người Mỹ bản địa, và người gốc Phi. Ở người Tây Ban Nha, u ác tính xuất hiện thường xuyên nhất ở chân.

Tàn nhang là những đốm nâu nhỏ có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất ở mặt và cánh tay. Tàn nhang là một đặc điểm di truyền.

Tàn nhang, vết sắc tố lão hóa, và các mảng da sẫm màu khác có thể trở nên đậm hơn hoặc rõ ràng hơn khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Điều này xảy ra vì melanin hấp thụ năng lượng của các tia cực tím có hại của mặt trời để bảo vệ da khỏi sự tiếp xúc quá mức. Kết quả bình thường của quá trình này là thay da, có xu hướng làm đậm hơn các vùng đã bị tăng sắc tố.

Sử dụng kem chống nắng là việc cần thiết. Kem chống nắng sử dụng phải có phổ rộng (nghĩa là chống được cả tia UVA và UVB). Một ngày da bị phơi nắng quá mức có thể làm vô ích hàng tháng trị liệu.

3. Biện pháp tự chăm sóc khi bị sạm màu da

Hầu hết các loại kem theo toa được sử dụng để làm sáng da có chứa hydroquinone. Làm trắng sáng và làm mờ đi những vết đậm màu trên da bởi việc làm chậm quá trình sản xuất melanin nên những chấm đen này dần dần biến mất trả lại màu da bình thường. Thuốc tẩy theo toa có chứa hai lần lượng hydroquinone, thành phần hoạt tính, như chất tẩy trắng bán tự do. Trong trường hợp nặng hơn, có thể sử dụng kem bôi theo toa có chứa tretinoin và cortisone. Những chất này có thể gây khó chịu cho da nhạy cảm và sẽ mất từ 3 – 6 tháng để cải thiện.

Hiện nay đã có một số liệu pháp laser có hiệu quả cao. Chất ruby Q – switched và các tia laser tổn thương sắc tố khác thường loại bỏ các sắc tố mà không để lại sẹo. Một điểm kiểm tra ở một nơi không dễ thấy trên da sẽ cần phải được thực hiện vì đôi khi phương pháp này có thể làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn thay vì tốt hơn.

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên cho người bị sạm màu da như sau:

Kinh nghiệm của bác sĩ da liễu được chứng nhận bởi một hội đồng có giá trị là rất quan trọng trong việc điều trị bệnh nhân bị tăng sắc tố da, vì có chuyên môn lâm sàng trong lĩnh vực này rất quan trọng để có thể mang lại kết quả thành công. Mặc dù các chất hóa học và tia laser có thể sử dụng an toàn trên các tông màu da sẫm màu, liệu pháp kết hợp trị liệu vẫn có thể gây ra nguy cơ cao về các tác dụng phụ. Vì lý do này, cần thận trọng vì bất kỳ chấn thương nào trên da đều có thể gây viêm sau đó.

Các xét nghiệm cận lâm sàng được bác sĩ sử dụng:

  • Soi da
  • Xét nghiệm nội tiết tố
  • Xét nghiệm phát hiện các bệnh liên quan: an thân, tiêu hóa

Trong khi điều trị các vấn đề về sắc tố có thể là một thách thức thì vẫn có rất nhiều phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả với những người khác theo những quan điểm mới . Bất cứ ai đang trải qua những thay đổi trong màu sắc nên gặp bác sĩ da liễu có chuyên môn cao để chẩn đoán đúng và bắt đầu một phác đồ điều trị phù hợp.

Bạn Thùy có thể áp dụng một số biện pháp tự chăm sóc mà chúng tôi đã đưa ra. Nếu những biện pháp tự chăm sóc không hiệu quả và da bạn vẫn tiếp tục bị sạm, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị. Hãy liên hệ đặt khám ngay với bác sĩ Phạm Ngọc Trâm Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 nếu bạn cần được hỗ trợ và giúp đỡ.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.

Từ khóa » Những Vết Sạm Da