Nguyên Nhân Khiến Da Sạm Màu Và Cách Làm Trắng Da Mặt Cấp Tốc
Có thể bạn quan tâm
1. Nguyên nhân nào khiến bạn không có làn da trắng sáng?
Hiểu được nguyên nhân khiến da sạm màu, không đều màu sẽ giúp bạn giảm yếu tố nguy cơ và dưỡng trắng da đạt hiệu quả hơn. Cụ thể, những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng màu da không mong muốn này gồm:
1.1. Yếu tố di truyền
Thực tế người Việt Nam mang “máu đỏ, da vàng” nên làn da chúng ta cũng khó có thể trắng hồng theo tone màu của người Châu Âu. Ngoài ra, nhiều bạn có làn da sậm màu hơn bình thường do yếu tố di truyền. Nhiều người cho rằng nguyên nhân này không thể khắc phục, song nếu dưỡng da, làm trắng và bảo vệ da tốt thì da vẫn có thể cải thiện.
Có nhiều nguyên nhân khiến da bị tối màu
1.2. Yếu tố dinh dưỡng
Thực đơn dinh dưỡng hàng ngày không hợp lý, bổ sung không đầy đủ dưỡng chất cần thiết cũng là một nguyên nhân khiến da sạm màu. Nguyên nhân do cơ thể thiếu chất, làn da không được nuôi dưỡng tốt, làm tăng nguy cơ nhiễm melamine, khô và đổi màu.
1.3. Yếu tố bệnh lý
Các bệnh lý như: suy giảm chức năng gan, suy thận, rối loạn nội tiết tố, tích tụ sắt,… cũng có thể khiến màu da của bạn tối đi. Kết hợp điều trị bệnh với các phương pháp làm trắng da sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng này.
Ánh sáng từ màn hình máy tính có thể khiến da sậm màu hơn
1.4. Tiếp xúc nhiều với ánh sáng máy tính hoặc thường xuyên ngủ muộn
Hai yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe làn da. Khi làm việc nhiều với máy tính, ánh sáng chiếu trực tiếp vào da, làm tăng sản sinh melanin, gây xuất hiện tình trạng quầng thâm mắt và sạm da. Thường xuyên đi ngủ muộn cũng khiến làn da mệt mỏi, tối màu và gặp nhiều vấn đề hơn. Vì thế, hãy sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng máy tính không quá muộn, đảm bảo ngủ sâu giấc từ 23 - 3 giờ sáng mỗi đêm.
1.5. Rối loạn nội tiết tố
Hoạt động của các hormone như progesterone và estrogen trong cơ thể cũng tác động đến sự sản sinh sắc tố da melanin. Nhất là thời kỳ mang thai, mãn kinh, tiền mãn kinh, nội tiết tố cơ thể dễ bị rối loạn, melanin hoạt động nhiều hơn khiến da bị sạm đen.
1.6. Tác động của tia UV
Đây là tác nhân gây đậm màu da có rất nhiều trong ánh nắng mặt trời. Nếu làn da không được bảo vệ với kem chống nắng và che chắn, tia UV sẽ tác động kích thích sản sinh melanin, đồng thời làm tổn thương da. Tình trạng nhẹ khiến da tối màu, không đều màu, nặng hơn có thể gây cháy da với cảm giác bỏng rát, lột da.
Tia UV kích thích sản sinh melanin làm đen da
1.7. Làn da không đủ ẩm
Nguyên nhân có thể do uống nước không đủ, da tiết thiếu dầu nhờn hoặc dưỡng ẩm không tốt khiến da bị khô và dễ bị kích thích bởi các yếu tố môi trường hơn. Nguyên nhân này thường khiến da bị sạm, nám, nhăn nheo rất khó phục hồi. Vì thế dưỡng ẩm da là bước không thể thiếu trong chăm sóc da nói chung và cách làm trắng da nói riêng.
1.8. Tổn thương da do dùng mỹ phẩm làm trắng
Các loại mỹ phẩm làm trắng cấp tốc thường chứa các chất tẩy rửa mạnh, gây bào mòn lớp da phía ngoài. Vì thế ngay sau khi sử dụng, da có thể trắng sáng và mịn màng lên trông thấy, nhưng sau một thời gian da sẽ bị đen sạm, xấu xí hơn nhiều.
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố tác động khác ảnh hưởng đến sản sinh melanin và lưu thông máu dưới da, gây ra màu da đậm hơn. Để làm trắng da hiệu quả, bạn cần hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ này kết hợp với áp dụng biện pháp dưỡng trắng thường xuyên.
2. Những cách làm trắng da mặt cực hiệu quả
Có nhiều cách làm trắng da mặt, nhưng gồm 3 nhóm chính sau đây:
2.1. Làm trắng da bằng chăm sóc hàng ngày
Từ nguyên nhân khiến da bị sậm màu, bạn có thể thực hiện các bước chăm sóc hàng ngày sau để tăng cường sức khỏe làn da, dưỡng trắng hiệu quả:
Bước 1: Làm sạch da
Muốn làn da khỏe mạnh, trắng sáng, việc làm sạch da rất quan trọng. Làn da sạch sẽ sẽ hấp thụ các dưỡng chất chăm sóc tốt hơn.
Dưỡng ẩm hàng ngày rất quan trọng để da khỏe mạnh và trắng sáng
Bước 2: Dùng toner chứa tinh chất làm trắng vitamin C.
Bước này giúp săn chắc làn da, thu nhỏ lỗ chân lông. Bạn nên ưu tiên chọn lựa các loại mỹ phẩm từ thiên nhiên hoặc các thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn.
Bước 3: Đắt mặt nạ chứa các thành phần vitamin dưỡng trắng như A, E, C.
Đắp mặt nạ mang lại rất nhiều công dụng như làm sạch da, cung cấp thêm độ ẩm và các dưỡng chất cho da. Bạn nên kiên trì thực hiện đắp mặt nạ tuần khoảng 3 lần, chắc chắn làn da của bạn sẽ cải thiện đó.
Bước 4: Bôi serum có thành phần tinh chất làm trắng và dưỡng ẩm.
Dưỡng ẩm được khuyến cáo nên thực hiện với mọi loại da, đặc biệt là da khô và da bị tổn thương. Nên chọn loại kem dưỡng ẩm phù hợp với từng loại da, không gây kích ứng, bít tắc lỗ chân lông. Dưỡng ẩm da tốt và đều đặn sẽ giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của các những vùng tối màu như hai bên má cùng các vết nám sạm, đồi mồi.
Bước 5. Khóa ẩm.
Bước này giúp da không bị mất nước từ bên trong.
Bước 6: Bôi kem chống nắng hàng ngày.
Kem chống nắng cần sử dụng hàng ngày, kể cả trời nắng hay không để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Kem chống nắng cần phù hợp với làn da, chỉ số SPF từ 15 trở lên, có khả năng chống tia UV hiệu quả và không gây kích ứng. Ngoài kem chống nắng, cần kết hợp bảo vệ da với mũ nón, khẩu trang, áo chống nắng mỗi khi ra ngoài.
2.2. Dùng dưỡng chất làm trắng
Có nhiều loại dưỡng chất giúp làm trắng da tự nhiên trong các loại mỹ phẩm dưỡng da như:
Vitamin C: Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, trung hòa gốc tự do, làm trắng da hiệu quả. Tuy nhiên dùng Vitamin C khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng, cần có biện pháp bảo vệ da tốt hơn.
Acid salicylic: Dưỡng chất này có tác dụng tẩy tế bào chết, hỗ trợ điều trị da mụn và loại bỏ các vết sẹo thâm, da xỉn màu, trả lại làn da trắng sáng tự nhiên.
Niacin: dưỡng chất này có cơ chế tác động lên da tương tự như vitamin C, giúp trung hòa gốc tự do, giảm vết nhăn, làm da sáng khỏe hơn.
Vitamin C là chất dưỡng trắng da hiệu quả
2.3. Điều trị giúp trắng da
Các phương pháp làm trắng da tác động nhanh hơn cần thực hiện theo sự chỉ dẫn của chuyên gia da liễu bao gồm:
Điều trị bằng laser: Tia laser với cường độ phù hợp có tác dụng cải thiện tone da, làm trắng da, mờ thâm sẹo,…
Hydroquinone: Sử dụng với hàm lượng phù hợp loại bỏ hiệu quả các vùng da sậm màu, nám sạm trên da mặt.
Thay da sinh học: Sử dụng các chất hóa học có khả năng tẩy da chết và lớp da tổn thương ngoài, trả lại làn da mới sáng khỏe.
Với những cách làm trắng da mặt đặc trị này, nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu. Nếu tự ý thực hiện hoặc thực hiện không đúng, da có thể bị tổn thương và sạm màu hơn.
Từ khóa » Những Vết Sạm Da
-
Tăng Sắc Tố Da: Nguyên Nhân, Cách điều Trị | Vinmec
-
Tăng Sắc Tố: Điều Gì Khiến Da Bị Sạm? | Vinmec
-
Da Bị Sạm Màu | Tổng Quan Về Chức Tăng Sắc Tố Da
-
Các Bệnh Sạm Da Khu Trú
-
Nguyên Nhân Nào Gây Ra Các Mảng đổi Màu | BvNTP
-
Sạm Da Và Cách điều Trị - Tuổi Trẻ Online
-
Nguyên Nhân Gây Sạm Da Và Giải Pháp Khắc Phục
-
Sạm Da Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
TOP 10+ Cách Trị Sạm Da Tại Nhà Đơn Giản Và Hiệu Quả Nhất ...
-
Nguyên Nhân Khiến Da Bị Sạm Và Cách Chữa Trị
-
Sạm Da, Rám Má Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Sạm Da: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
-
Đồi Mồi: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Hiện ...
-
Tăng Sắc Tố - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia