Nguyên Nhân Mất Ngủ Thường Xuyên Và Mối Nguy Hại Không Thể ...
Có thể bạn quan tâm
1. Thế nào là mất ngủ thường xuyên
Mất ngủ thường xuyên (mất ngủ mạn tính) là hiện tượng rối loạn giấc ngủ, khiến người bệnh luôn cảm thấy khó ngủ, giấc ngủ không ngon giấc, hay bị tỉnh giấc. Những hiện tượng này sẽ lặp đi lặp lại trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động ở ban ngày.
2. Nguyên nhân gây mất ngủ thường xuyên là gì
2.1. Quá căng thẳng
Khi phải trải qua trạng thái căng thẳng trong thời gian dài con người rất dễ rơi vào trạng thái giận dữ, kích động hoặc thu mình lại, mất khả năng tập trung. Cứ như vậy vô tình tạo áp lực lên hệ thần kinh và kết quả chính là hiện tượng mất ngủ thường xuyên.
Căng thẳng trong thời gian dài có thể là nguyên nhân gây mất ngủ thường xuyên
2.2. Sử dụng quá nhiều caffeine
Để tiêu thụ hết một lượng caffeine nhất định, hệ tiêu hoá cần một khoảng thời gian 45 phút - 1 giờ sau đó nó sẽ mất khoảng vài giờ để đào thải ra khỏi cơ thể. Đây chính là lý do khiến cho một người khi uống cà phê vào sẽ thấy tỉnh táo và hưng phấn hơn trong vài tiếng liền. Tuy nhiên, nếu thường xuyên dùng chất này thì rất dễ khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái kích thích và mất ngủ.
2.3. Có vấn đề về sức khỏe tâm thần
Giấc ngủ có mối liên quan mật thiết với sức khỏe tâm thần nên khi sức khỏe tâm thần có vấn đề sẽ xảy ra tình trạng thường xuyên mất ngủ. Điển hình cho rối loạn sức khỏe tâm thần có thể kể đến như: stress, lo âu, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm,...
2.4. Một số nguyên nhân khác
Trong một số trường hợp, tình trạng mất ngủ thường xuyên sẽ không quá đáng lo ngại khi nó xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Tuổi tác: tuổi tác càng lớn thì thời gian ngủ càng ít, giấc ngủ không sâu nên hay bị mất ngủ.
Tuổi tác càng cao thì càng dễ bị mất ngủ
- Tác dụng phụ của thuốc Tây: một số loại thuốc Tây được dùng để điều trị bệnh có thể gây ra tác dụng phụ là rối loạn giấc ngủ. Điển hình trong đó phải kể đến: thuốc dị ứng, thuốc giảm đau,...
- Mắc các bệnh lý mạn tính: điển hình là bệnh viêm khớp, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày,... khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu vào ban đêm nên giấc ngủ khó đến và không ngon giấc.
3. Thường xuyên mất ngủ nguy hại ra sao?
Giấc ngủ tốt sẽ giúp cho não bộ và cơ thể được nghỉ ngơi, loại bỏ được căng thẳng và stress, tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung,... Vì thế, khi mất ngủ thường xuyên, chúng ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều hệ lụy:
Người bị mất ngủ thường xuyên cần khám bác sĩ chuyên khoa để tìm nguyên nhân, điều trị để ngăn ngừa hệ lụy xấu cho sức khỏe
- Mất tập trung trong công việc, học tập
Thường xuyên mất ngủ suốt một thời gian dài có nghĩa là giấc ngủ không chất lượng, ngủ ngắn. Điều đó sẽ khiến cho chúng ta cảm giác làm gì cũng chậm chạp và khó khăn hơn, khả năng ghi nhớ kém hơn.
- Dễ tăng cân
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người muốn giảm cân lại lựa chọn phương pháp thức khuya. Lý do khiến họ làm như vậy là để cho cơ thể thật mệt mỏi từ đó cân nặng bị giảm sút. Tuy nhiên, đây là một việc làm sai lầm, dễ gây hậu quả ngược. Khi mất ngủ thường xuyên, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng và mệt mỏi, các cơ quan không đảm nhiệm tốt chức năng vốn có nên calo không được tiêu hao từ đó tăng tích tụ mỡ thừa.
Mặt khác, những người hay bị mất ngủ còn khiến cho não bộ phải hoạt động nhiều ở khu vực liên quan đến ăn uống. Đây chính là lý do khiến cho nhiều người thèm ăn đêm, nhất là các món giàu mỡ và calo. Kết quả là họ nhanh chóng bị tăng cân không kiểm soát.
- Có vấn đề ở hệ tim mạch
Thường xuyên mất ngủ khiến cho hệ thần kinh giao cảm phải hoạt động nhiều hơn, mạch máu bị co lại, tăng huyết áp. Tất cả những điều này tạo áp lực cho hệ tim mạch và dần dần ảnh hưởng đến chức năng của tim. Ngoài ra, mất ngủ nhiều còn làm cho cơ thể bị mất cân bằng và tăng tiết insulin để ổn định đường huyết nên tim mạch cũng bị ảnh hưởng.
- Tác động xấu đến da
Những người mất ngủ thường xuyên cơ thể sẽ không thể sản sinh ra hormon sinh trưởng mà thay vào đó sẽ tạo ra hormone căng thẳng là cortisol dễ làm phá vỡ collagen trong cơ thể. Chính loại hormone này làm cho da dễ bị mụn, viêm nhiễm, xuất hiện nếp nhăn.
Mặt khác, mất ngủ trong thời gian dài còn tác động đến chức năng bảo vệ tự nhiên của da nên da trở nên khô và tăng độ nhạy cảm. Kết quả của tình trạng này là lớp biểu bì yếu hơn, khả năng tự bảo vệ kém đi.
- Tâm lý bị rối loạn
Não dễ bị phản ứng tiêu cực nếu bạn thường xuyên mất ngủ. Từ đó nó sinh ra mệt mỏi, dễ lo âu, cáu gắt,... Không những thế, sức khỏe tâm thần cũng sẽ bị ảnh hưởng nên sinh ra tự kỷ, trầm cảm,...
- Tăng nguy cơ đối với bệnh ung thư
Trong một nghiên cứu ở Anh chỉ ra rằng những phụ nữ có giấc ngủ đêm ít hơn 6 giờ sẽ có nguy cơ phát triển ung thư vú. Không những thế, nghiên cứu của Trường Y Harvard (Mỹ) còn cho biết những người ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm còn có nguy cơ phát triển ung thư ruột kết. Nguyên nhân của tình trạng này chính là do sự hạn chế sản xuất của hormone melatonin trong khi ngủ giúp chống lại sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
Qua những chia sẻ trên đây chúng tôi mong rằng bạn đọc đã tìm ra được nguyên nhân khiến mình bị mất ngủ thường xuyên và thấy được mối nguy hại của tình trạng này để chủ động tìm gặp bác sĩ, sớm có biện pháp đạt được giấc ngủ chất lượng.
Mọi vấn đề cần hỗ trợ y tế có liên quan đến bệnh lý gây mất ngủ, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được đội ngũ bác sĩ và chuyên gia Y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp cặn kẽ và hữu ích.
Từ khóa » Nó Sẽ Bị Mất
-
Cách Tìm điện Thoại IPhone Và Android Bị Mất đơn Giản Và Nhanh ...
-
Cách định Vị điện Thoại Android Bị Mất Không Cần Phần Mềm Hỗ Trợ
-
Tin Nhắn Messenger Bị Mất - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Cực ...
-
Thông Tin Trong Thiết Bị Nào Sẽ Bị Mất đi Khi Tắt Máy: - HOC247
-
Làm Sao Cho Thân Nhân Và Bè Bạn Vay Tiền Mà 'không Mất Tình Nghĩa'?
-
Tương Lai Của Trái Đất – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cơ Thể Ra Sao Khi Mất Nước Hoặc Thừa Nước? | Vinmec
-
Tắt, đưa PC Về Chế độ Ngủ Hoặc Ngủ đông - Microsoft Support
-
Ổ Cứng Bị Mất định Dạng Làm Sao để Cứu Dữ Liệu? - IRecovery
-
Apple Sẽ Từ Chối Sửa Chữa IPhone Bị Mất Cắp Hoặc Thất Lạc | VTV.VN
-
SẼ BỊ MẤT In English Translation - Tr-ex
-
Chứng Mất Khứu Giác, Vị Giác ở Bệnh Nhân COVID-19 - Bộ Y Tế