Nguyên Nhân Nào Khiến Trẻ Nheo Mắt, Chớp Mắt Khi Xem Tivi?

1. Hiện tượng trẻ nheo mắt, chớp mắt khi xem tivi thường đi kèm với những dấu hiệu gì?

Một số trẻ có hiện tượng nheo mắt chớp mắt nhiều khi xem tivi, khi đọc sách, khi đọc chữ ở trên bảng,… Đây là biểu hiện cho thấy đôi mắt của trẻ đang điều tiết để có thể nhìn rõ những vật ở quá xa hoặc quá gần hoặc cũng có thể nói rằng, đây là cách giúp trẻ có thể cải thiện thị lực tạm thời. Nếu thấy con có biểu hiện bất thường, cha mẹ nên quan tâm, quan sát con nhiều hơn và đồng thời nên nhờ đến sự trợ giúp của thầy cô để rõ hơn về một số triệu chứng của trẻ khi học tập tại trường.

trẻ nheo mắt, chớp mắt khi xem tivi

Một số trẻ có hiện tượng nheo mắt chớp mắt khi xem tivi, khi đọc sách hay khi đọc chữ ở trên bảng

Hiện tượng nheo mắt, chớp mắt của trẻ thường đi kèm với một số biểu hiện dưới đây:

  • Trẻ thường dụi mắt: Có thể do mắt bị khô hoặc do bệnh viêm kết mạc, hay cũng có thể là do căng tức mắt.
  • Trẻ có biểu hiện nhìn sát màn hình, để đồ vật gần sát với mình để có thể quan sát kỹ hơn, rõ hơn. Chẳng hạn như trẻ ngồi sát tivi, ngồi sát máy tính, sát màn hình điện thoại,…
  • Hai mắt của trẻ không nhìn thẳng, hoặc có thể nhìn về các hướng khác nhau. Đây có thể là biểu hiện của tình trạng mắt lác, những trẻ mắc tật khúc xạ, bị nhược thị một mắt, đẻ non hoặc bị biến chứng bệnh bại não,… có nguy cơ cao bị mắt lác.

2. Nguyên nhân khiến trẻ nheo mắt, chớp mắt khi xem tivi

Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ nheo mắt, chớp mắt khi xem tivi:

Một số trường hợp trẻ có thể nháy mắt, nheo mắt theo thói quen, không có chú ý. Bên cạnh đó, một số trẻ nheo mắt, chớp mắt khi tâm lý căng thẳng, lo lắng, hoảng sợ hoặc mệt mỏi. Hiện tượng này là hiện tượng sinh lý bình thường và bố mẹ không cần quá lo lắng vì nó sẽ tự biến mất khi trẻ lớn lên.

Trẻ nheo mắt, chớp mắt do mắc phải các tật khúc xạ mà không được điều trị

Trẻ nheo mắt, chớp mắt do mắc phải các tật khúc xạ mà không được điều trị

Trẻ gặp phải những vấn đề về giác mạc, chẳng hạn nhu khô mắt, trẻ bị quặm mi, hoặc tình trạng lông mi đa hang, trẻ gặp phải dị vật trên bề mặt nhãn cầu, hoặc có dị vật ở dưới mi mắt, trẻ bị xước giác mạc, viêm kết mạc thông thường hoặc viêm kết mạc dị ứng.

Trẻ nheo mắt, chớp mắt do mắc phải các tật khúc xạ mà không được điều trị: Một số trường hợp trẻ mắc phải một số tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị,… thì cần phải điều trị sớm và cắt kính, điều chỉnh kính thường xuyên. Nhưng nếu cha mẹ không để ý đến con dẫn đến tình trạng con mắc bệnh mà không được thăm khám sớm cũng khiến thị lực của con bị ảnh hưởng rất nhiều và đặc biệt là thói quen nheo mắt, chớp mắt khi đọc sách, xem tivi, điện thoại.

Tình trạng nheo mắt, chớp mắt khi quan sát cũng có thể là do bé bị lác mắt.

Bên cạnh đó, một vài trường hợp, tình trạng nheo mắt, chớp mắt nhiều hơn bình thường của trẻ lại không thể tìm được nguyên nhân chính xác.

3. Phương pháp chẩn đoán bệnh

Khi con mắc phải tình trạng nheo mắt, chớp mắt khi xem tivi hay khi đọc sách,… mẹ cần đưa con đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt. Tại đây, bé sẽ được các bác sĩ kiểm tra mắt bằng những phương pháp sau:

  • Khám bề mặt nhãn cầu để kiểm tra xem phần giác mạc và phần trước nhãn cầu của trẻ có gặp phải bất cứ tổn thương nào hay không.
  • Kiểm tra xem trẻ có bị lác hay không. Rất nhiều trường hợp trẻ bị lác với độ rất nhỏ, lúc lác lúc không, vì thế, bác sĩ sẽ phải áp dụng những phương pháp đặc biệt, khám vận nhãn để có thể phát hiện ra những khiếm khuyết ở mắt trẻ.
  • Khám thị lực cho trẻ bao gồm khám thị lực có kính và không có kính.

4. Phương pháp giúp trẻ hạn chế những vấn đề sức khỏe ở mắt

Dưới đây là phương pháp giúp trẻ có đôi mắt khỏe đẹp, hạn chế tối đa những vấn đề ở mắt:

Chú ý đặc biệt đến vấn đề ánh sáng trong không gian vui chơi và học tập của trẻ: Cụ thể phòng học, lớp học của trẻ cần được đảm bảo có đủ lượng ánh sáng cần thiết. Lưu ý, lượng ánh sáng này phải được phân bố đều, không cần thiết quá chói sáng khiến trẻ dễ bị lóa mắt.

Không nên để trẻ học bài liên tục trong nhiều giờ đồng hồ

Không nên để trẻ học bài liên tục trong nhiều giờ đồng hồ

Lựa chọn những loại sách chất lượng cho trẻ, chẳng hạn chữ trên sách phải được in rõ ràng, không bị bóng chữ. Nếu trẻ thường xuyên đọc những loại sách có chữ bị bóng hay quá mờ, các con sẽ dễ dàng gặp phải những vấn đề về mắt.

Nếu trẻ bị cận thị, các thầy cô nên ưu tiên để các em ngồi ở vị trí gần bảng nhất.

Cha mẹ và thầy cô nên hướng dẫn các con cách học tập và vui chơi khoa học. Chẳng hạn không để cho trẻ học, đọc sách trong nhiều giờ liên tục. Sau mỗi giờ học tập nên thư giãn mắt bằng cách nhắm mắt hay nhìn xa khoảng 5 đến 10 phút để đôi mắt được nghỉ ngơi.

Không cho trẻ dùng điện thoại và xem tivi hoặc ngồi trước màn hình máy tính quá nhiều.

Không để trẻ đọc sách trong điều kiện không đủ ánh sáng.

Khoảng cách từ sách đến mắt nên là 30 - 40 cm.

Mẹ nên cho con thường xuyên tham gia vào các hoạt động ngoài trời vào các ngày nghỉ, dịp lễ, để đôi mắt trẻ được thư giãn, nghỉ ngơi.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung dinh dưỡng cho con đầy đủ, đặc biệt là những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, B, C giúp đôi mắt của trẻ sáng khỏe hơn.

Nên đưa bé đến thăm khám nếu có biểu hiện bất thường

Nên đưa bé đến thăm khám nếu có biểu hiện bất thường

Nếu trẻ nheo mắt, chớp mắt khi xem tivi hoặc có bất cứ những biểu hiện bất thường nào khác, mẹ không nên chủ quan mà nên đưa bé đến thăm khám tại khoa Mắt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây, các chuyên gia hàng đầu về nhãn khoa sẽ giúp con chẩn đoán và điều trị bệnh để nhanh chóng cải thiện thị lực và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

Hãy nhấc máy và gọi đến số đường dây nóng 1900 56 56 56 của MEDLATEC, để biết thêm thông tin chi tiết.

Từ khóa » Hay Nheo Mắt Là Bệnh Gì