Nguyên Nhân Nền Nhà Bị Lún & Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Theo các chuyên gia trong ngành xây dựng, nền nhà bị lún là một trong những những sự cố khó khắc phục nhất. Để xử lý được sự cố này, cần có chuyên môn cao cũng như kỹ thuật thi công phức tạp. Nếu xử lý không đúng cách, thay vì mất 10 – 30% chi phí xây nhà để xử lý móng (tùy quy mô và địa chất nền đất), bạn sẽ mất rất nhiều tiền cho việc xây lại một ngôi nhà hoàn toàn mới.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến nền nhà bị lún và cách khắc phục như thế nào cho đúng? Hãy cùng kiến trúc An Hưng tìm hiểu những vấn đề này để biết cách xử lý khi nền nhà bị lún.

Các dấu hiệu nhà đang bị sụt lún

TÓM TẮT

  • 1 Các dấu hiệu nhà đang bị sụt lún
  • 2 Nguyên nhân khiến nhà bị lún
    • 2.1 Nền nhà lún do kết cấu sai

Lún là hiện tượng một bề mặt di chuyển xuống làm cho mặt đất phía dưới nền móng nhà không ổn định. Nếu xuất hiện dấu hiệu nứt sau thì có thể ngôi nhà của bạn đang bị sụt lún:

  • Tường nhà bị nứt dọc
  • Các vết nứt xuất hiện trên tường, trần nhà, tiền sảnh, gần cửa ra vào và cửa sổ
  • Vết nứt xuất hiện sau khi thời tiết khô kéo dài
  • Vết nứt rộng hơn 3mm, xuất hiện ở cả trong và ngoài nhà
  • Vết nứt theo kiểu đường chéo và nhỏ dần về phía đuôi

Tuy nhiên, vết nứt chỉ là một trong những dấu hiệu cho thấy ngôi nhà bị sụt lún. Để biết rõ hơn bạn có thể nhờ các chuyên gia trong ngành đến xem xét, kiểm tra. Điều quan trọng là phải biết nguyên nhân gây sụt lún là gì và có biện pháp khắc phục ngay khi thấy dấu hiệu. Bởi nếu xác định được hiện tượng sụt lún và chuẩn đoán càng sớm thì càng dễ khắc phục và tiết kiệm được chi phí.

Vết nứt trên tường lớn hơn 3mm và đang lan rộng ra là một trong những dấu hiệu cho thấy ngôi nhà bị lún
Vết nứt trên tường lớn hơn 3mm và đang lan rộng ra là một trong những dấu hiệu cho thấy ngôi nhà bị lún

Nguyên nhân khiến nhà bị lún

Những ngôi nhà bị lún thường do kết cấu sai, cấu tạo sai hoặc quá trình thi công ngôi nhà có vấn đề. Cụ thể như sau:

Nền nhà lún do kết cấu sai

Nền nhà bị lún do kết cấu sai thường xảy ra các trường hợp sau:

  • Đối với các đội thầu tự do làm theo kinh nghiệm thì việc không tính toán đúng tải trọng của ngôi nhà là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến nền nhà bị lún.
  • Chủ đầu tư không cung cấp số liệu khảo sát địa chất nhưng lại muốn sử dụng phương án thi công cọc khoan nhồi, với các đơn vị tư vấn ít kinh nghiệm hoặc các chủ đầu tư tự thi công không có kiến thức chuyên môn có thể sẽ gặp sự cố này. Vì gặp trường hợp dính đá mồ côi, cọc được chống vào tầng địa chất yếu… dẫn đến phần móng không đủ chịu tải trọng của ngôi nhà và nền nhà bị sụt lún.
  • Kết cấu địa tầng trên cùng một khu đất nhưng lại có 2 loại địa chất khác nhau, chủ đầu tư để tiết kiệm chỉ khoan khảo sát một vị trí và không nắm rõ lịch sử nền đất, cũng không được khoan khảo sát làm toàn bộ tính toán thiết kế kết cấu cho ngôi nhà bị sai lệch gây ra lún.
  • Trong quá trình thi công, đội ngũ thi công lệch, làm sai kích thước móng so với bản thiết kế dẫn đến ngôi nhà bị lún.

Thực tế cho thấy rất nhiều ngôi nhà bị lún lệch theo kiểu nghiêng về phía ban công. Điều đó là do lực của ban công tác dụng làm cho lực ở cột có ban công lớn hơn lực ở bên trong nhà, thường là gấp đôi hoặc hơn. Nhưng người thiết kế khi tính toán lực đã bỏ qua tác dụng tăng thêm lực đứng của mô-men ban công nên tính lực của cột không đúng và tính kích thước móng cũng không đúng. Vì thế, phản lực đất nền không đủ làm nhà bị lún nghiêng về phía ban công.

Ngôi nhà bị lún nghiêng do tính toán, xây dựng kết cấu móng không tốt
Ngôi nhà bị lún nghiêng do tính toán, xây dựng kết cấu móng không tốt

Nền nhà lún do cấu tạo sai

Bên cạnh nguyên nhân do kết cấu sai, nhiều công trình có cấu tạo móng sai nên bị sụt lún nền. Cụ thể là do:

  • Thi công bê tông lót móng sai nguyên tắc: Nhiều người dùng lớp bê tông đá  4 – 6 để lót rồi mới đặt thép đổ bê tông móng với đá 1 – 2. Lớp bê tông đá 4 – 6 này thường được làm sơ sài bằng cách xếp đá, lấy vữa xi măng tô lên phía trên và đầm qua loa nên có nhiều lỗ rỗng. Khi đó, có thể xảy ra hai hiện tượng sau:
  • Đất dưới móng bị đẩy lên, lấp đầy các lỗ rỗng này gây lún.
  • Công trình bên cạnh thi công đào móng và phá đi lớp bê tông lót này làm cho ngôi nhà càng lún
  • Dùng bê tông gạch vỡ làm móng: Gạch vỡ có chất lượng kém hơn cả đá 4 – 6 nên nền nhà càng dễ bị sụt lún hơn.
  • Dùng cát phủ trên đầu cừ tràm: Nhiều đội ngũ thi công thường đóng xong cừ tràm thì phủ một lớp cát dày 10 – 20 cm lên đầu cừ tràm. Điều này có thể làm cho ngôi nhà bị lún bởi:
  • Áp lực của đáy móng làm cát chui vào lớp bê tông có khoảng rỗng lót bên trên hoặc chui xuống bùn bên dưới
  • Lớp cát đệm thi công không đều nhau gây lún không đều
  • Dòng chảy làm cát chuyển dịch
  • Việc phủ cát làm móng không liên kết được khối cừ tràm nên độ cứng nền móng yếu. Khi xe chạy bên cạnh nhà, nền móng này sẽ bị rung
  • Công trình sát bên đào móng làm lớp cát phủ đầu cừ sụp lở
  • Lực xung động làm lớp cát đệm bị chảy, tăng độ lún và sự rung động của ngôi nhà
  • Thay đổi mục đích sử dụng: Lúc đầu gia chủ muốn thiết kế làm nhà ở, sau lại chuyển sang làm sàn nhảy hay kho chứa hàng nên sàn không chịu được áp lực gây lún.
Thi công móng không đúng nguyên lý có thể ảnh hưởng đến độ sụt lún của ngôi nhà
Thi công móng không đúng nguyên lý có thể ảnh hưởng đến độ sụt lún của ngôi nhà

Nền lún do quá trình thi công ngôi nhà

Nhiều khi ngôi nhà cũng bị lún do quá trình thi công không đảm bảo:

  • Thi công qua loa, sơ sài, lược bớt công đoạn, sai mác thiết kế…
  • Thi công không đúng kỹ thuật: Tay nghề của ngội ngũ thi công yếu, không đủ kinh nghiệm như sai quy tắc đặt thép, nối thép…
  • Làm ăn gian dối: Rút bớt vật liệu thi công làm kết cấu công trình không đảm bảo
  • Xây chen gây hiệu ứng lún kiểu domino: Có thể xảy ra hai trường hợp sau:
  • Nhà thứ hai thi công kéo dài và làm sụt lún lớp đá lót móng của nhà thứ nhất. Sau đó, nhà thứ nhất lún, đè lên nhà thứ hai làm xô lệch ngang và nhà thứ hai cũng bị lún.
  • Nhà thứ nhất xây trước 3 tầng. Nhà thứ hai xây 4 tầng nằm cạnh và đào móng lún nghiêng sang nhà thứ nhất. Nhà thứ nhất lún lại chen qua và cũng bị lún.
Thi công không đảm bảo gây nứt, lún nền nhà
Thi công không đảm bảo gây nứt, lún nền nhà

Cách xử khắc phục nền nhà bị lún

Theo nguyên tắc, khi nhà bị lún, cần quan trắc xem tình trạng sụt lún của ngôi nhà đang xảy ra ở mức độ nào, có đến mức báo động cần phải khắc phục ngay không hay hiện tượng này đang tiếp diễn nhưng sẽ dừng lại trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó, tùy vào tình hình mà có biện pháp xử lý phù hợp.

Nhiều công trình chỉ bị lún ở mức nhẹ (nhỏ hơn 8cm), việc sử dụng không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, nếu ngôi nhà của bạn bị lún ở mức độ lớn hơn, cần phải có biện pháp khắc phục ngay. Tùy vào nguyên nhân gây lún nhà mà đơn vị sửa chữa có thể có cách xử lý khác nhau.

Trong thực tế, nhiều khi người ta phải chờ đến vài năm sau khi lún tắt dần, bão hòa và không còn lún nữa mới áp dụng các biện pháp xử lý nhà lún.

Một số biện pháp xử lý nhà lún có thể kể đến như gia cường móng, hạ cột phía cao xuống, đôn cột phía thấp lên…

Thi công không đảm bảo gây nứt, lún nền nhà
Thi công không đảm bảo gây nứt, lún nền nhà

Tùy theo tình trạng lún và nguyên nhân gây lún, đội ngũ sửa chữa sẽ sử dụng biện pháp xử lý phù hợp

Quá trình khắc phục nhà bị lún thường trải qua ba bước sau:

  • Bước 1: Chẩn đoán tình trạng lún nhà và sơ cứu. Căn cứ vào độ tuổi, tư thế đứng, kích thước, độ cứng, những vết nứt, biến dạng hay sự rung lắc của ngôi nhà khi có ô tô đi qua, đội ngũ sửa chữa sẽ chẩn đoán tình trạng sụt lún của nhà, xác định nguyên nhân gây ra để có biện pháp khắc phục tương ứng. Nhờ đó, việc sửa chữa sẽ đi đúng hướng và đạt chất lượng tối đa
  • Bước 2: Điều khiển nhà. Đây là bước chuyển công trình sang dạng cân bằng động. Đội ngũ sửa chữa sẽ dùng các biện pháp kỹ thuật chuyên môn để căn chỉnh độ nghiêng, lún của ngôi nhà. Sau khi đã căn chỉnh xong, họ sẽ khóa cân bằng động này lại để ngôi nhà có thể đứng vững (cân bằng bền)
  • Bước 3: Phân tích kết cấu. Đội ngũ sửa chữa chạy mô hình trên máy tính để kiểm tra chất lượng ngôi nhà. Nếu ngôi nhà chưa đạt chất lượng như ý muốn, họ sẽ gia cố bổ sung.

Như vậy, nền nhà bị lún là hiện tượng có thể khắc phục được. Nếu ngôi nhà bị sụt lún, bạn nên quan trắc kiểm tra tình trạng ngay và có biện pháp khắc phục kịp thời. Nếu để quá muộn có thể gây mất an toàn, khắc phục khó khăn và tốn nhiều chi phí.

Phương án tốt nhất vẫn là bạn nên tìm đến một đơn vị thiết kế thi công uy tín, chuyên nghiệp ngay từ đầu để đảm bảo tính thẩm mỹ, sự an toàn, tránh tình trạng ngôi nhà bị sụt lún.

Với kinh nghiệm thiết kế – thi công hàng trăm ngôi nhà, biệt thự trên khắp cả nước, cùng đội ngũ kiến trúc sư – kỹ sư giàu tài năng, tâm huyết, kiến trúc An Hưng tự tin có thể mang đến cho quý vị những ngôi nhà thẩm mỹ nhất và có kết cấu bền vững theo thời gian. Bởi tất cả các quy trình làm việc từ quy trình thiết kế đến quy trình thi công, quy trình giám sát kiểm tra chất lượng đều được xây dựng bài bản, vận hành trơn tru, chặt chẽ và kỷ luật nhất.

Vì vậy, hãy liên hệ ngay với kiến trúc An Hưng khi cần thiết kế, xây dựng một ngôi nhà bền, đẹp theo thời gian.

Chia sẻ ngay

Từ khóa » Tòa Nhà Bị Lún