Vì Sao Nền Nhà Bị Lún Và Cách Khắc Phục đúng Nhất Từ Chuyên Gia

Theo chia sẻ của nhiều chuyên gia thiết kế nhà đẹp, thi công nhà đẹp thì nền nhà bị lún được đánh giá là một trong những sự cố nhà ở khó khắc phục nhất. Việc xử lý nền nhà bị lún yêu cầu và đòi hỏi kỹ thuật cao. Bởi nếu xử lý không tốt, thay vì mất 10 – 30% chi phí xây nhà cho phần xử lý móng thì bạn sẽ phải mất tiền xây mới lại nhà.

Vì sao nền nhà bị lún và cách khắc phục đúng nhất từ chuyên gia
Vì sao nền nhà bị lún và cách khắc phục đúng nhất từ chuyên gia

NỘI DUNG CHÍNH

  • HIỆN TƯỢNG NỀN NHÀ BỊ LÚN LÀ GÌ?
  • NGUYÊN NHÂN KHIẾN NỀN NHÀ BỊ LÚN
    • 1, Nền nhà lún do kết cấu sai
    • 2, Nền nhà lún do cấu tạo sai
    • 3, Nền lún do quá trình thi công ngôi nhà
  • CÁCH XỬ LÝ NHÀ BỊ LÚN TỪ CHUYÊN GIA THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ ĐẸP
    • Bước 1: Chuẩn đoán và sơ cứu công trình
    • Bước 2: Điều khiển nhà
    • Bước 3: Phân tích kết cấu

Vậy vì sao nền nhà bị lún và cách khắc phục thế nào là đúng nhất. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cùng bạn trao đổi.

HIỆN TƯỢNG NỀN NHÀ BỊ LÚN LÀ GÌ?

Trước khi đi vào hướng dẫn cách làm nền nhà không bị lún, chúng tôi muốn giải thích cho các bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng lún, hiểu rõ bản chất của vấn đề để có cách vận dụng đúng nhất.

Hiện tượng nền nhà bị lún là gì
Hiện tượng nền nhà bị lún là gì

Thực chất hiện tượng nền nhà lún là hiện tượng công trình bị chuyển vị thẳng đứng không đều (hiện tượng lún lệch) dẫn đến nền nhà bị chuyển sang phương vị ngang. Tất cả các công trình xây dựng đều bị lún, tuy nhiên thường lún ở mức nhẹ tức là nhỏ hơn 8cm, hiện tượng này sẽ không gây ảnh hưởng xấu tới việc sử dụng cũng như công trình lân cận nên vẫn có thể chấp nhận được.

>> Có thể bạn quan tâm: Có nên sử dụng bê tông tươi để làm móng xây biệt thự nhà đẹp?

NGUYÊN NHÂN KHIẾN NỀN NHÀ BỊ LÚN

Chúng tôi đã đúc kết được một số nguyên nhân cơ bản khiến nền nhà bị lún. Mời bạn cùng tham khảo và đối chiếu trong công trình của mình.

Những nguyên nhân khiến nền nhà bị lún
Những nguyên nhân khiến nền nhà bị lún

1, Nền nhà lún do kết cấu sai

Nguyên nhân lún đầu tiên không thể không kể tới đó chính là một phận cho gia chủ và các thợ thi công không lường trước được các yếu tố. Cụ thể, có thể do tính sai lực lún hoặc giải quyết móng không hợp lí. Cũng có thể trong quá trình thi công, vì một lí do nào đó mà diện tích móng bị sai so với bản thiết kế ban đầu cũng sẽ gây nên hiện tượng lún.

Không phải ngẫu nhiên mà các nhà bị lún lệch hầu hết đều nghiêng về phía ban công bên hông nhà. Điều này do lực của ban công tác dụng, nên lực tại cột có ban công thường lớn hơn lực ở bên trong. Mà người thiết kế khi tính lực thường hay bỏ qua tác dụng tăng thêm lực đứng của mô – men ban công. Việc này dẫn tới tính lực của cột không đúng, tính diện tích móng không đúng dẫ đến phản lực đất nền không hợp lý và cuối cùng là lún không đều.

2, Nền nhà lún do cấu tạo sai

Hiện nay, với các công trình dân dụng, các thợ thi công thường có giải pháp đóng xong cừ tràm phủ trên đầu cừ một lớp cát dày 10cm, có nơi còn lót 20 cm hay hơn nữa. Việc này ảnh hưởng rất lớn tới cấu tạo móng nhà bạn. Dưới áp lực móng cát sẽ lún xuống bùn và tạo ra dòng chảy gây lún.

Một trong những nguyên nhân khiến nền nhà lún là do cấu tạo sai
Một trong những nguyên nhân khiến nền nhà lún là do cấu tạo sai

Hoặc có thể do dòng chảy, cát có thể chuyển dịch, hay do công trình kề cận đào móng, lớp cát phủ đầu cừ này có thể bị sụp lở. Cũng có thể chiều dày lớp cát đệm thi công không đều nhau, có thể tạo lún không đều.

Ngoài ra, việc phủ cát làm móng không liên kết với khối cừ tràm nên độ cứng nền móng bị giảm yếu, do đó có thể bị rung động khi xe chạy gần bên cạnh. Mặt khác, do ảnh hưởng của lực xung động, lớp cát đệm này có thể bị chảy, làm gia tăng độ lún và sự rung động công trình. Chính vì vậy khi thi công, nhất định cần phải đặt một lớp bê tông lót vào đầy lớp cừ tràm để có thể tạo thành một khối chịu lực không có lớp đệm trung gian.

3, Nền lún do quá trình thi công ngôi nhà

Một trong những nguyên nhân gây lún là do quá trình thi công qua loa hoặc không đúng kĩ thuật. Trong quá trình thi công, một số thợ có thể rút bớt vật liệu thi công điều này dẫn tới cấu trúc móng không được tốt, lỏng lẻo không chắc chắn.

Cũng có nguyên nhân nền nhà bị lún do quá trình thi công
Cũng có nguyên nhân nền nhà bị lún do quá trình thi công

Hoặc nền nhà bị lún do xây nhà theo kiểu chen. Chẳng hạn, nhà A xây trước 2 tầng. Nhà B xây sau 3 tầng kế bên, đào móng lún và nghiêng nhà A. Nhà A lún lại chen qua gây lún chính nhà mình. Hoặc nhà B trong quá trình thi công kéo dài. Làm sụt lún lớp đá lót móng nhà A. Nhà A lún tì lên nhà B làm xô lệch ngang kéo theo làm nhà B lún.

CÁCH XỬ LÝ NHÀ BỊ LÚN TỪ CHUYÊN GIA THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ ĐẸP

Muốn chống hoặc khắc phục lún, phải biết rõ nguyên nhân mới có biện pháp khắc phục hiệu quả. Thực tế, đôi khi phải chờ đến vài năm sau cho lún tắt dần, đến lúc bão hòa không còn bị lún nữa chúng ta mới có thể  thực hiện các giải pháp xử lý nhà bị lún.

Việc phải gia cường móng là biện Pháp tích cực. Để khắc phục lún lệch, có thể hạ cột phía cao xuống hoặc phải đôn phía cột thấp lên. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý đến tính chất loại hình công trình. Chẳng hạn, những ngôi biệt thự tân cổ điển, biệt thự cổ điển, biệt thự lâu đài trong quá trình xử lí lún sụt sẽ dễ bị hư hại hơn các mẫu nhà hiện đại do hệ thống trang trí dày đặc dễ bị bong tróc hư hại trong quá trình gia cố, đôn móng.

Cách xử lý nhà bị lún từ chuyên gia thi công xây dựng nhà đẹp
Cách xử lý nhà bị lún từ chuyên gia thi công xây dựng nhà đẹp

Sau đây là các bước thực hiện xử lý nền nhà bị lún:

Bước 1: Chuẩn đoán và sơ cứu công trình

Việc chẩn đoán có thể dựa trên những vết nứt, biến dạng, tư thế đứng, độ tuổi, kích thước, độ cứng hay sự rung lắc của công trình khi có ô tô đi qua. Điều này sẽ giúp ích cho quá trình khắc phục nhà bi lún sụt bởi chỉ khi biết bệnh nặng nhẹ ra sao ta mới biết cách cho liều lượng thuốc tương ứng.

Bước 2: Điều khiển nhà

Thực chất đây là việc chuyển công trình sang dạng cân bằng động. Sau đó, chỉ cần dùng một năng lượng nhỏ để căn chỉnh độ nghiêng, lún của nó. Khi đã chỉnh xong, người ta sẽ khóa cân bằng động này lại để đảo bảo công trình đứng vững (cân bằng bền).

Bước 3: Phân tích kết cấu

Cụ thể, sẽ chạy mô hình trên máy tính để kiểm định chất lượng công trình. Sau công đoạn này, nếu cần sẽ gia cố bổ sung.

Với cách xử lý nhà bị lún, chúng ta chỉ tốn 10-30% kinh phí so với việc tháo dỡ và xây mới. Do đó, nếu bạn chưa có điều kiện kinh phí thì bạn nên lưu tâm tới các giải pháp khắc phục nhà ở bị lún mà chúng tôi nêu trên.

Tuy nhiên, để hiệu quả nhất và an toàn nhất và nếu như bạn không muốn phải suy nghĩ tới cách xử lý nhà bị lún nghiêng khi ngôi biệt thự hiện đại, biệt thự mái thái, biệt thự 3 tầng,… hay nhà phố cổ điển,… của bạn mới chỉ xây dựng được vài năm thì bạn nên tìm tới các đơn vị thiết kế và thi công uy tín để đảm bảo sau khi sửa chữa, nhà ở được đảm bảo chất lượng hoàn toàn.

Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:

  • Các mẫu thiết kế biệt thự cổ điển Pháp đẹp tại An Giang
  • Những mẫu biệt thự 2 tầng mái dốc kiến trúc Pháp đẹp nhất năm
  • Mẫu nhà ống hiện đại 5 tầng tuyệt đẹp với mặt tiền 7m tại Hải Phòng – SH NOD 0182
  • Thiết kế tòa nhà văn phòng mặt tiền đẹp
  • 20+ Mẫu biệt thự cổ điển khiến CĐT không tiếc rút hầu bao
  • Mẫu biệt thự đẹp của công ty thiết kế biệt thự uy tín
  • Những biệt thự 1 tầng chi phí xây dựng thấp nhưng sang trọng

Mọi chi tiết xin liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC) Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng

  • Điện thoại: 0225 2222 555
  • Hotline: 0906 222 555
  • Email: sonha@shac.vn

Văn phòng đại diện

  • Tại Hà Nội: Số 4/172, Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
  • Tại Quảng Ninh: Số 289 P. Giếng Đáy, TP. Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh
  • Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Tại Sài Gòn: Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
  • Xưởng nội thất: Số 45 Thống Trực, Nam Sơn. Kiến An, TP. Hải Phòng
4.5/5 - (169 bình chọn)

Từ khóa » Tòa Nhà Bị Lún