Nguyên Nhân Trẻ Hay Cựa Mình Khi Ngủ Và 10 Bước để Trẻ Ngủ Ngon
Có thể bạn quan tâm
Có trường hợp nhiều người thấy trẻ tỉnh giấc liên tục lại lo bị "quở quang", "át vía", thậm chí, còn sợ con thiếu canxi nên cho con uống canxi trong khi thực tế cơ thể không có nhu cầu...Hiểu được bản chất của giấc ngủ sẽ giúp các bậc phụ huynh tránh được những hiểu lầm này.
1. Vì sao trẻ ngủ không yên, hay cựa mình khi ngủ?
Giấc ngủ của chúng ta gồm nhiều chu kỳ ngủ. Mỗi chu kỳ ngủ có hai giai đoạn, bắt đầu với giai đoạn ngủ sâu và kết thúc bởi giai đoạn ngủ động. Giai đoạn ngủ sâu thì lại có 4 thì. Trong thì đầu tiên chúng ta buồn ngủ, díp mắt lại. Thì thứ 2 là ngủ nông, chúng ta có thể cựa quậy người, dễ giật mình vì tiếng động, kích thích di chuyển nhỏ.Thì thứ 3,4 là ngủ sâu và rất sâu, lúc này chúng ta chìm vào giấc ngủ thật sự. Trong giai đoạn này, não thật sự nghỉ ngơi nên chúng ta rất khó bị đánh thức. Còn trong giai đoạn ngủ động ta lại rất dễ tỉnh giấc, và là giai đoạn chúng ta có những giấc mơ. Giai đoạn này rất quan trọng trong việc phát triển não bộ của trẻ nhỏ.
Có một sự khác biệt giữa người lớn và trẻ dưới 6 tháng tuổi là trong chu kỳ ngủ, thời gian ngủ sâu của người lớn chiếm 75%, còn trẻ con thời gian ngủ động lại chiếm 50%. Chu kỳ ngủ của người lớn khoảng 90 phút, trẻ em thì 20-50 phút.
Do đó ở trẻ em, đặc biệt là trẻ trong 3 tháng đầu của cuộc đời có thể có 10-15 phút ngủ sâu, 10 -15 phút ngủ động và lặp lại như vậy trong suốt mười mấy tiếng đồng hồ. Vì vậy, các mẹ có cảm giác con mình ngủ rất ít mà lại dễ thức giấc, nhưng đây là một biểu hiện hoàn toàn bình thường ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Sau 3 tháng tuổi, giấc ngủ của trẻ sẽ từ từ trưởng thành hơn, thời gian ngủ sâu dài ra, thời gian ngủ động ít lại. Sau 6 tháng đến 1 tuổi, đa số các trẻ có giấc ngủ giống người lớn. Vì vậy, cha mẹ nếu muốn điều chỉnh và tập cho con mình thói quen ngủ theo ý muốn của mình chỉ nên thực hiện khi trẻ 6 tháng tuổi trở lên.
2. Trẻ ngủ bao nhiêu tiếng là đủ?
Mỗi người cũng có nhu cầu khác nhau, trẻ con cũng vậy. Có trẻ ngủ nhiều, có trẻ ngủ ít. Tùy theo nhu cầu cơ thể của mỗi trẻ, miễn sao trẻ ngủ xong dậy, ăn, chơi, phát triển vận động và trí tuệ bình thường.
Thời gian trung bình mà trẻ ngủ trong 24h bao gồm cả ngủ ngày và ngủ đêm như sau:
- Trẻ sơ sinh: Thời gian ngủ từ 16-18h, mỗi giấc khoảng 3-4h
- Trẻ 2- 6 tháng: Thời gian ngủ từ 14-16h
- Trẻ 6 – 12 tháng: Thời gian ngủ 14h
- Trẻ 1- 3 tuổi: Thời gian ngủ 10- 13h
- Trẻ 3- 10 tuổi: Thời gian ngủ 10- 12h
- Trẻ 10-18 tuổi: Thời gian ngủ 8-9h
Trẻ muốn nói gì khi vừa khóc vừa vặn mình, ưỡn người?
Tạo thói quen tốt giúp trẻ ngủ ngon
Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ liên quan rối loạn giấc ngủ
3. 10 bước để có một giấc ngủ khoẻ mạnh
Các chuyên gia khuyên nên thực hiện các bước sau để trẻ có một giấc ngủ khỏe mạnh:
- Thiết lập giờ đi ngủ cố định cho trẻ.
- Giờ đi ngủ và thức dậy giống nhau cho cả đêm và ngày, dù phải đến trường hay không đến trường. Nếu có khác biệt không nên quá 1 giờ.
- Cố gắng tạo khoảng thời gian yên tĩnh trước khi ngủ. Tránh hoạt động cần năng lượng cao, tính kích thích như chơi game hay coi TV.
- Đừng để bụng đói trước khi ngủ. Tuy nhiên, bữa ăn quá nặng nề trước khi ngủ 1-2 giờ cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.
- Tránh những chất kích thích 1 vài giờ trước khi ngủ.
- Bảo đảm trẻ có thời gian hoạt động bên ngoài mỗi ngày khi có thể, nhất là tập thể dục đều đặn càng tốt.
- Phòng ngủ tuyệt đối yên tĩnh và không quá sáng.
- Giữ nhiệt độ phòng và giường ngủ thật thoải mái.
- Giường chỉ để ngủ và không dùng để làm việc khác, nhất là việc trừng phạt.
- Không để TV trong phòng ngủ. Tạo nên thói quen xấu cần có TV mới đi ngủ hoặc khó ra khỏi giường ngủ hơn.
Hiểu được giấc ngủ của trẻ, các bậc cha mẹ cũng như người chăm sóc trẻ sẽ không bị hoang mang, không còn lo sợ con bị bệnh. Tránh những trường hợp cho con uống thuốc hay chất bổ sung khi thực tế cơ thể trẻ không có nhu cầu. Có như vậy, trẻ mới phát triển bình thường và khỏe mạnh.
Xem thêm video được quan tâm
Nguy hiểm: Người mắc Omicron có nguy cơ tái nhiễm COVID-19 cao gấp 5 lần
Từ khóa » Em Bé Vặn Mình Ngủ Không Sâu Giấc
-
Lý Do Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Khi Ngủ | Vinmec
-
Lý Do Trẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Rướn Người, Giật Mình, Không Sâu Giấc
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Và Cách Chữa Mẹo Cha Mẹ Nên Biết
-
Giấc Ngủ Trẻ Sơ Sinh
-
Triệu Chứng Vặn Mình, đỏ Mặt ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Rướn Người, Giật Mình, Không Sâu Giấc Lý Do Vì ...
-
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Không Sâu Giấc Hay Vặn Mình Mẹ Cần Làm Gì? - Eva
-
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Không Ngon, Không Sâu Giấc, Hay Vặn Mình, Giật Mình
-
Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Ngủ Không Sâu Giấc, Dễ Quấy Khóc? Mẹo để Bé ...
-
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Không Sâu Giấc Hay Vặn Mình Và Những điều Cần ...
-
TOP 10+ Mẹo HAY Cho Mẹ Bỉm Chữa Vặn Mình, Hay Rướn ở Trẻ Sơ Sinh
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình, Gồng Mình Khi Ngủ - Huggies
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình, Giấc Ngủ Không Sâu - Mẹ Nên Làm Gì?
-
Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Hay Rướn Hoặc Vặn Mình Khi Ngủ