Trẻ Sơ Sinh Ngủ Không Ngon, Không Sâu Giấc, Hay Vặn Mình, Giật Mình
Có thể bạn quan tâm
Ba mẹ có biết rằng giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng quan trọng như việc được bú sữa mẹ vậy. Do đó việc trẻ ngủ đủ giấc là vô cũng cần thiết cho con yêu của bạn.
Ngủ đủ giấc không chỉ giúp em bé ngoan ngoãn mà còn tạo điều kiện để con phát triển cả về thể chất và trí tuệ.
Các nhà khoa học nói rằng những em bé ngủ không sâu giấc, ngủ ít hay quấy khóc, chất lượng giấc ngủ kém có thể dẫn tới hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng như tình trạng giảm sút khả năng nhận thức, gây ra các vấn đề về trí nhớ, chức năng vận động, trầm cảm, hành vi và các rối loạn về tâm lý cũng như sự an toàn của trẻ.
Muốn giải quyết các vấn đề này, mời ba mẹ cùng tìm hiểu qua các thông tin cực kỳ chi tiết và khoa học dưới đây.
Nguyên nhân khiến trẻ ngủ không ngon, không sâu giấc hay vặn mình, giật mình
1. Lý do trẻ ngủ hay giật mình, vặn mình
Vặn mình là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh, là cách để bé giãn các cơ, để bé tìm hiểu về chính cơ thể mình ở thế giới bên ngoài. Đây không phải là biểu hiện của thiếu canxi.
Những cơ bắp và trọng lượng cơ thể là những điều xa lạ với bé. Bé có thể đỏ mặt, nhăn mặt nhưng không khóc, những cử động này là hoàn toàn bình thường. Bố mẹ đừng quá lo lắng, con đang tập luyện để chuẩn bị cho những thử thách sau này đấy.
2. Nguyên nhân khiến trẻ ngủ không ngon, không sâu giấc
- Khoa học về giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Hãy quan sát con của mình lúc ngủ, hẳn các ba mẹ đặc biệt là những ba mẹ có con đầu lòng sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên và sẽ bật cười vì những điệu bộ và cử chỉ thú vị của con, con có thể khóc, cười, ti hí mắt hay thậm chí lật, lẫy, bò… trong lúc ngủ.
Giấc ngủ của một em bé là xâu chuỗi lần lượt của các chu kì ngủ sâu NREM đến ngủ nông REM, chuyển tiếp về ngủ sâu NREM và cứ thế tiếp tục cho đến lúc bé tỉnh giấc. Bé có thể dễ dàng tỉnh trong chu kì ngủ nông REM và có thể khó đánh thức được khi ở chu kì ngủ sâu.
Bé sơ sinh ngủ các chu kỳ ngắn và ngủ động
Bé sơ sinh có 40 - 50% thời lượng giấc ngủ là ngủ nông, ngủ đảo mắt (ngủ REM) có ý nghĩa rất lớn cho khả năng ghi nhớ và sự phát triển nhận thức của bé.
Với thời lượng ngủ đảo mắt REM chiếm phần lớn trong tổng thời lượng ngủ của trẻ như trên, giải thích tại sao trẻ sơ sinh ngủ rất ồn ào, ngủ động, ngủ không sâu và rất dễ dậy.
Và khác với người lớn khi chuyển giấc, trở mình, thở dài, thậm chí dậy đi vệ sinh và tự ngủ lại được, trẻ em đôi khi cần có sự giúp đỡ của ba mẹ để học được kỹ năng tự ngủ lại giữa các chu kì này.
- Thời gian thức quá ngắn, con chưa đủ mệt để ngủ sâu
Khi bé lớn lên thì thời gian thức càng dài ra. Theo quan sát thì mỗi tuần con lớn lên sẽ tương ứng với khả năng thức lâu thêm 5-10 phút trong từng chu kì.
Nếu ba mẹ cho con đi ngủ quá sớm thì khi đó con sẽ rất khó ngủ và trằn trọc rất nhiều. Bởi vì khi đó con vẫn còn nhiều năng lượng và chưa đủ mệt để muốn đi ngủ.
Hệ quả là bé có thể phản kháng dữ dội việc ba mẹ cho bé lên giường quá sớm, bé khóc nhiều và nhanh chóng chuyển từ trạng thái chưa đủ mệt sang trạng thái quá khích.
- Tín hiệu quá mệt (overtired) ở trẻ
Quá mệt là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ khó có thể ngủ được. Hầu như tất cả các trục trặc liên quan đến giấc ngủ của trẻ bắt nguồn từ việc cha mẹ để trẻ quá mệt. Khi trẻ quá mệt, thần kinh con căng thẳng do đó trẻ khó ngủ và quấy khóc.
- Con ăn không hiệu quả, con bị đói, ti vặt, ngủ vặt
Đây là trường hợp các bé bú vào lúc ngủ, tức là cả ăn và ngủ của bé đều ở trạng thái thụ động. Bé bị phụ thuộc vào sữa (dù ti bình hay ti mẹ), phải có sữa bé mới chịu ngủ, nếu không có sữa thì giấc ngủ là không thực hiện được.
Hơn nữa, khi bú lúc ngủ, bé bú trong trạng thái lơ mơ, không chủ động. Bụng bé lúc nào cũng trong trạng thái không no hẳn và cũng không đói hẳn.
Con không biết cảm giác no, đói và đói thì sẽ được ăn no. Con bú và ăn theo phản xạ bú - mút chứ không phải do đói nên bú không đúng nhu cầu của mình. Con chưa ăn no đã ngủ gật.
Việc ăn và ngủ rất liên quan đến nhau. Cho ăn liền sát giờ nhau quá thì là ăn vặt, ăn vặt thì nhanh đói và không bao giờ no, đói thì lại ngủ không ngon giấc và thành ngủ vặt.
Ngủ vặt nên mệt, không có khẩu vị và sức để ăn nhiều, nên ăn ít. Ăn ít thì lại thành ăn vặt, việc này tạo thành vòng luẩn quẩn giữa ăn và ngủ.
Mời ba mẹ tham khảo thêm bài viết Dấu hiệu trẻ sơ sinh bú đủ sữa mẹ để biết con đã ăn no hay chưa
- Tuần khủng hoảng (wonder weeks)
Tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh là những giai đoạn não bộ bé nhân bản tế bào nhanh chóng. Bé học những kỹ năng cơ bản nhất như lẫy, ngồi, trườn...
Việc học sẽ diễn ra trong giai đoạn ngủ vô thức của bé, do đó ba mẹ quan sát sẽ thấy rằng ngay cả khi ngủ con vẫn học cách lẫy, trườn. Và chính việc “học tập” vô thức này lại khiến bé trằn trọc nhiều dẫn đến việc con ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh.
- Con chưa biết tự ngủ
Đối với những bé vẫn cần sự hỗ trợ từ ti mẹ hay bế ru để đưa mình vào giấc ngủ. Hãy tưởng tượng khi con chuyển giấc sau mỗi 20 phút. Con mở mắt, cựa mình và chợt nhận ra mình không có ti “gây mê”, hay không còn nằm trong vòng tay mẹ ru nữa, con sẽ như thế nào?
Để con ngủ lại được, còn cần những điều kiện như trước: ti, hay vòng tay mẹ ru. Con sẽ khóc và chờ những điều kiện đó quay lại, và đương nhiên có cảm giác mình đang bị ở nơi xa lạ và không quen thuộc nên sẽ ngủ không sâu giấc.
3. Khi nếp sinh hoạt không còn phù hợp với lứa tuổi
Bé bị ngủ thiếu thời gian trong mỗi giấc ngày và mẹ áp dụng cho con “ngủ bù” dẫn đến hiện tượng số lượng giấc ngày của bé quá nhiều và không phù hợp với độ tuổi. Một ví dụ điển hình là em bé theo easy 4, giả sử em bé thức được đủ 2 giờ và mẹ đặt em bé ngủ.
Và con vì một lý do nào đó ngủ rất ngắn, tỉnh dậy sau 45 phút và theo mẹ thì con “tỉnh như sáo” và “không có vẻ muốn ngủ tiếp”. Sai lầm lúc này của mẹ là cho con ra và hoàn toàn bối rối vì con không đói thì không biết nên cho con ăn hay không và tính thời gian thức như thế nào.
Sang đến khoảng thời gian tiếp theo, con tiếp tục lại thức 2 giờ và ngủ ngắn 30 phút. Và ngày kéo dài như thế, số lượng các giấc ngày lên đến 4-5 giấc.
Đây chính là nguyên nhân trì trệ và khó chữa nhất của việc ngủ ngắn: con liên tục được ngủ bù với những giấc ngủ kém chất lượng (một giấc ngủ dưới 45 phút không có ý nghĩa nghỉ ngơi.
Và đương nhiên bốn giấc ngủ 30 phút không mang tính chất phục hồi như một giấc ngủ chất lượng dài 2 giờ).
Một vòng luẩn quẩn của ngủ vặt, ăn kém chất lượng và bé mệt nhoài, dậy đêm kéo theo ngủ đêm kém chất lượng lại hình thành. Lúc này bé cần một cú huých, một cái đẩy đến từ việc ba mẹ quan sát và điều chỉnh lịch sinh hoạt cho phù hợp với nhu cầu tự nhiên của con.
Giải pháp giúp con ngủ sâu giấc
1. Thiết kế lịch sinh hoạt phù hợp với con dựa vào thời gian thức
Tùy theo độ tuổi và sự phát triển của bé mà trình tự sinh hoạt E.A.S.Y (Eat - ăn, A - hoạt động, S - ngủ, Y - thời gian cho mẹ) cũng được điều chỉnh cho phù hợp.
Các chữ cái được sắp xếp theo thứ tự tương ứng với thứ tự các hoạt động sẽ được thực hiện trong chuỗi trình tự sinh hoạt E.A.S.Y. Trong đó các chữ cái E-A-S liên quan mật thiết đến nhau việc thay đổi một yếu tố sẽ có ảnh hưởng dây chuyền đến các yếu tố còn lại.
Do đó, dù bé ở độ tuổi nào, tính khí ra sao, hoàn cảnh, môi trường của gia đình như thế nào, có thể điều chỉnh thời gian, thời lượng bắt đầu và thực hiện các chu trình E.A.S.Y trong ngày cho phù hợp nhất với bé.
Nhưng thứ tự các hoạt động thì hạn chế tối đa sự thay đổi. Và đặc biệt là ba mẹ cần cực kì quan tâm tới thời gian thức tối ưu của trẻ, đây là cơ sở để ba mẹ thiết kế một lịch sinh hoạt phù hợp với con yêu.
Bảng dưới đây thể hiện thời gian thức - ngủ của trẻ theo lứa tuổi, mời ba mẹ cùng tham khảo.
Bảng thời gian thức - ngủ cho trẻ sơ sinh theo tháng tuổi
2. Giúp con ăn hiệu quả, đúng khớp ngậm kèm theo vỗ ợ hiệu quả
Nhiều em bé quen ăn các bữa quá gần nhau, như một phản xạ có điều kiện. Con chỉ cách một khoảng thời gian ngắn lại muốn ăn. Mỗi lần ăn rất ít, ăn không no hay còn gọi là ăn vặt.
Hiện tượng này thường gặp ở các bé không có lịch sinh hoạt ăn - chơi - ngủ hay còn gọi là E.A.S.Y phù hợp. Hoặc mẹ có cho thức 2 giờ nhưng lại vẫn cho ăn cách 3 giờ một lần, do đó bé chỉ ngủ 1 giờ là dậy và đòi ăn.
Cách xử lý cho trường hợp này là khi bé dậy sớm hơn 2 giờ, thay vì cho bé ăn ngay, hãy giúp bé ngủ lại đủ và giãn tối đa thời gian 2 bữa cho đến mốc 4 giờ.
3. Giúp con bú đúng khớp ngậm
Mẹ có biết khớp ngậm đúng là chìa khóa để nuôi con bằng sữa mẹ? Nhiều em bé chỉ vì không biết bú đúng cách, con ăn không no, không hiệu quả, ăn phải hơi do khớp ngậm sai, dẫn tới tình trạng ăn vặt ngủ vặt.
Trẻ sơ sinh có bản năng mạnh mẽ để tìm kiếm bầu sữa mẹ - nguồn thức ăn của bé. Điều này được gọi là phản xạ ra rễ. Khi con bú, mẹ sẽ thấy môi con chuyển động và bé sẽ quay đầu từ bên này qua bên kia hoặc cử động tay và chân.
Để cho bé bú đúng cách và giúp con có khớp ngậm đúng, mẹ hãy thử một vài vị trí để tìm một vị trí phù hợp với mẹ và giúp bé dễ dạng tìm núm vú của mẹ. Điều này sẽ giúp con mở rộng miệng và có thể bú tốt, thoải mái trên bầu vú của mẹ.
Để giúp con ăn hiệu quả, bú đúng khớp ngậm và ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mời ba mẹ tham khảo POH Easy One
Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh thường bị đầy hơi do nuốt phải không khí khi khóc hoặc bú. Mà hệ tiêu hóa và hô hấp của bé đều chưa hoàn thiện nên không thể tự đẩy các bọt khí này ra khỏi cơ thể. Con sẽ rất khó chịu và đau đớn, đặc biệt trong lúc ngủ dẫn đến quấy khóc.
Để giúp bé ngủ ngon và sâu hơn, mẽ hãy bắt đầu bằng việc vỗ/ xoa ợ hơi cho bé thật kỹ sau khi bú sẽ giúp cho bé ngủ ngon, lâu và thẳng giấc hơn mẹ nhé!
Việc ợ hơi cần được thực hiện sau mỗi bữa ăn. Với bé sơ sinh là sau mỗi 60ml bé ăn hoặc sau mỗi lần mẹ đổi bên ngực nếu bé ti trực tiếp.
Có 3 tư thế ợ hơi chính: tư thế bế vác, tư thế bé úp mặt trên đùi mẹ và tư thế ngồi ợ hơi. Trong 3 tư thế trên thì tư thế bế vác được xem là tư thế hiệu quả nhất, và có thể được áp dụng từ khi bé chào đời. Ba mẹ có thể thử và tìm được tư thế nào thoải mái nhất cho bé và bạn.
Vỗ ợ hơi - hành động nhỏ, hiệu quả lớn giúp giảm quấy khóc 90%. Giúp con ợ hơi hiệu quả để ngủ những giấc 2h ban ngày và 11-12h mỗi đêm, mời ba mẹ tham khảo POH Easy One
4. Nhận biết tuần khủng hoảng
Wonder weeks (ww) là các tuần phát triển kỹ năng tinh thần của bé. Trong những tuần này, trẻ sẽ có sự phát triển nhảy vọt về kỹ năng và trí tuệ. Và sự khủng hoảng (hay còn gọi là bão) là khởi đầu để bé học hỏi các kỹ năng hoặc chuẩn bị cho bước phát triển mới.
The wonder week - thời kỳ khủng hoảng khiến trẻ cáu gắt, khó chịu
Trong thời kỳ khủng hoảng của trẻ sơ sinh, con thường có những biểu hiện khác lạ và tâm trạng buồn bực, có thể dẫn đến chán ăn, bỏ ăn, cáu gắt, khó chịu, bám mẹ và khiến lịch sinh hoạt trở nên lộn xộn.
Hết giai đoạn khủng hoảng, trẻ sẽ học được kỹ năng mới hoặc nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh. Lúc này, mọi thứ dần trở lại bình thường, trẻ sẽ dễ tính trở lại và ăn ngủ ngoan như bình thường.
Để giúp con nhanh chóng vượt qua những thời kỳ bão tố này ba mẹ cần thực sự hiểu con mình, cứ tin tưởng con và để cho con làm những gì mình muốn chứ đừng can thiệp quá sâu hoặc xen vào quá trình luyện kỹ năng của con.
Hãy bình tĩnh đồng hành cùng con vượt qua những tuần khủng hoảng trong quá trình khám phá thế giới này nhé.
5. Tập cho con tự ngủ
Một em bé khi bước vào giấc ngủ biết mình đang nằm trên giường của chính mình, cũng chiếc gối này, vẫn ngón tay mình mút thì khi chuyển giấc, con mở mắt và thấy mọi thứ vẫn như vậy, y nguyên như lúc trước, con tự tin mặc dù có thể trằn trọc một chút nhưng không lạ lẫm và không bị sốc, con sẽ tự ngủ lại và hoàn thành một chu kì ngủ bình thường của mình.
Mì Tôm - Em bé theo EASY từ 4 tuần và tự ngủ từ 6 tuần tuổi
Giúp con tự ngủ nhanh chóng, ít nước mắt nhất, mời ba mẹ tham khảo POH Easy One
Giải pháp cụ thể giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon không sâu giấc thông qua việc thiết kế lịch sinh hoạt phù hợp với con
Khi con lớn, lịch sinh hoạt của con cũng thay đổi phù hợp với nhu cầu tự nhiên và chu kì E.A.S.Y của con sẽ dài ra.
Tuy rằng không một trẻ nào giống trẻ nào, nhưng khoa học cho thấy các bé đều trải qua những giai đoạn phát triển tương đối đồng nhất trong năm đầu của cuộc đời với các chu kì phát triển kỹ năng và những chu kỳ phát triển chất. Theo đó những chu kì E.A.S.Y cũng thay đổi theo.
Việc ba mẹ cùng con thiết kế một lịch sinh hoạt phù hợp với từng giai đoạn phát triển là chìa khóa vàng giúp trẻ có một giấc ngủ ngon qua đó con được hưởng rất nhiều lợi ích từ việc có những giấc ngủ đầy đủ trong năm tháng đầu đời
E.A.S.Y 3
Khi bé được sinh ra và có cân nặng khi sinh ở ngưỡng trung bình (trên 2.9kg), bé sẽ có xu hướng đói sau mỗi 3 giờ và bé sẽ ăn khoảng 6-8 bữa bú mỗi ngày. Đây là lúc lý tưởng để thực hiện E.A.S.Y 3. Lịch sinh hoạt E.A.S.Y 3 sẽ theo bé từ lúc mới sinh đến khoảng 12 tuần với những đặc điểm sau:
- Đây là lịch sinh hoạt của bé sơ sinh
- Mỗi cữ bú cách nhau 3 giờ (tính từ đầu cữ bú này đến đầu cữ bú tiếp theo)
- Bé ngủ đủ 4 giấc ban ngày bao gồm 3 giấc dài 1,5 - 2 giờ và 1 giấc ngắn cuối ngày từ 30 - 40 phút.
E.A.S.Y 3,5
Trong khoảng 7-11 tuần bé sẽ có một vài biểu hiện như:
- Ngày ngủ ngắn lại. Có giấc chỉ ngủ 30 -45 phút nhất là các giấc 1-2-3 của ngày
- Giấc thứ 4 cuối ngày rất khó ngủ hoặc không ngủ được
- Vào giấc đêm rất khó. Bé thức khuya thêm và khó ngủ vào giấc đêm
- Bé dậy đêm nhiều lần (nhiều hơn trước) và khó ngủ lại
Đây là các tín hiệu cơ bản và thường gặp cho thấy lịch sinh hoạt của bé không còn phù hợp nữa. Bé đã lớn, có thể tích trữ năng lượng lâu hơn và thần kinh phát triển hơn nên cần có khoảng thời gian thức dài hơn.
Ít số giấc ngủ ngày đi, với khoảng cách các giấc dài ra thì lúc đó khoảng cách giữa các bữa ăn mới đủ dài và con mới cảm nhận được cảm giác đói. Thức lâu hơn cũng làm bé mệt hơn một chút và giúp bé có giấc ngủ ngày chất lượng hơn.
Hãy giới thiệu cho bé E.A.S.Y 3,5. Nhiều bé có thể bắt đầu từ 6 tuần.
Giúp bé Easy vào nếp nhanh, dễ dàng và mẹ nhanh chóng trở về thời con gái, mời ba mẹ tham khảo POH Easy One
E.A.S.Y 4
Bé sẽ chuyển từ lịch E.A.S.Y 3,5 sang E.A.S.Y 4 bằng cách ra các tín hiệu cần cắt bớt một giấc ban ngày và giãn bữa ăn.
Thời điểm áp dụng E.A.S.Y 4 sớm nhất có thể từ mốc 8 tuần tuổi, thông thường phần lớn các bé chuyển ở 12 tuần, nhưng cũng có một số trường hợp các bé chuyển muộn ở mốc 19 tuần. Phương pháp E.A.S.Y 4 sẽ theo bé đến 19 tuần nhưng cũng có thể kéo dài đến khoảng 6 tháng tuổi.
Cách thức chuyển giao thông qua việc mẹ chủ động tăng thêm thời gian thức trước mỗi giấc ngủ ngày và trước giấc ngủ đêm.
Mời ba mẹ tham khảo POH Easy One và POH Easy Two để thiết lập Easy 4 cho bé và mẹ nhanh chóng trở về thời con gái
E.A.S.Y 2-3-4
Khi bé được 3-4 tháng tuổi, bé sẽ trải qua một giai đoạn khủng hoảng ngủ, thường trùng khớp với giai đoạn bé lẫy thành thạo.
Ở giai đoạn khủng hoảng ngủ này, dù thực hiện đúng E.A.S.Y 4 thì bé vẫn dậy đêm 1-2 lần, có thể khó ngủ lại hoặc thức nhiều hơn. Đây là tín hiệu mẹ cần tăng thêm thời gian thức vào ban ngày cho bé.
Tín hiệu cho biết bé muốn bỏ 1 giấc ngắn ban ngày là khi các giấc ngày đột nhiên ngắn lại. Nếu trước đây bé ngủ 2 giờ/ giấc thì giờ đây con chỉ ngủ được 30 - 40 phút. Với các bé tự ngủ thì việc phản kháng, không chịu ngủ, khóc và quấy có thể xảy ra.
Với các bé chưa biết tự ngủ thì mẹ ru mãi mà con không thể ngủ. Một tín hiệu khác là bé khóc rất nhiều và không thể ngủ được giấc thứ ba của E.A.S.Y 4, và trong giai đoạn đầu chuyển giao con sẽ theo E.A.S.Y 2-3-3,5 và từ từ chuyển về lịch sinh hoạt E.A.S.Y 2-3-4.
Đặc điểm của chu kì sinh hoạt mới này là: ban ngày bé chỉ ngủ 2 giấc. Thời gian chuyển giao có thể bắt đầu từ 18 - 19 tuần và bé sẽ theo lịch sinh hoạt này đến hết 10 - 11 tháng. Thậm chí có bé còn vui vẻ sinh hoạt với chu kì này đến tận 15 tháng tuổi.
E.A.S.Y 5-6
Lịch sinh hoạt chỉ có một giấc ngủ trưa
Đâu đó trong khoảng sinh nhật đầu đời của bé, con có tín hiệu ngủ một giấc ngủ ngày ngắn lại đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và là bước đệm quan trọng giúp bé cắt bỏ 1 giấc ngủ ngày và chuyển sang lịch 1 nap.
Mẹ thực hiện thông qua việc tăng thời gian thức của bé gần đến 3 giờ, giảm thời gian ngủ của giấc ngắn buổi sáng còn 30 phút và tăng thời gian thức trước cho bé đi ngủ giấc ngủ ngày đầu tiên tới lúc bé có thể cắt giấc này và chuyển về cho bé ngủ trưa.
Việc ba mẹ áp dụng trình tự sinh hoạt nhất quán cho con ngay từ khi trẻ mới lọt lòng ngày càng phổ biến, theo đó những nhu cầu tự nhiên bản năng của con được tôn trọng, con ăn no, ngủ đủ, chơi vui do đó mang đến không ít niềm vui cho ông bà bố mẹ.
E.A.S.Y không có gì to tát cả. Nó bắt đầu từ khái niệm về quy luật/ chu kì/ nhịp sinh hoạt. E.A.S.Y giúp con và những người chăm sóc nắm được những gì xảy ra trong ngày.
Cũng như mọi cá thể khác, tuy nhỏ bé và khả năng hiểu biết còn hạn chế đến đâu đi chăng nữa, nếu được áp dụng EASY từ sớm thì dần dần bé có thể tự nhận biết được việc gì sẽ đến tiếp theo, bởi trình tự của mọi hoạt động là không bao giờ thay đổi, điều này tạo nên nhịp sinh học đầu đời cho bé.
Bé cảm thấy chủ động và tự tin bởi bé biết điều gì sẽ xảy đến với mình tiếp theo. Đây là nền tảng cơ bản nhất để xây dựng lòng tin của bé với bản thân mình và thế giới xung quanh, thế giới này là an toàn và chào đón con, con hãy tự do khám phá đi.
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo
Từ khóa » Em Bé Vặn Mình Ngủ Không Sâu Giấc
-
Lý Do Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Khi Ngủ | Vinmec
-
Lý Do Trẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Rướn Người, Giật Mình, Không Sâu Giấc
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Và Cách Chữa Mẹo Cha Mẹ Nên Biết
-
Giấc Ngủ Trẻ Sơ Sinh
-
Triệu Chứng Vặn Mình, đỏ Mặt ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Rướn Người, Giật Mình, Không Sâu Giấc Lý Do Vì ...
-
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Không Sâu Giấc Hay Vặn Mình Mẹ Cần Làm Gì? - Eva
-
Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Ngủ Không Sâu Giấc, Dễ Quấy Khóc? Mẹo để Bé ...
-
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Không Sâu Giấc Hay Vặn Mình Và Những điều Cần ...
-
Nguyên Nhân Trẻ Hay Cựa Mình Khi Ngủ Và 10 Bước để Trẻ Ngủ Ngon
-
TOP 10+ Mẹo HAY Cho Mẹ Bỉm Chữa Vặn Mình, Hay Rướn ở Trẻ Sơ Sinh
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình, Gồng Mình Khi Ngủ - Huggies
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình, Giấc Ngủ Không Sâu - Mẹ Nên Làm Gì?
-
Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Hay Rướn Hoặc Vặn Mình Khi Ngủ