Nguyên Nhân Trẻ Khóc đêm Là Gì & 5 Mẹo Chữa Trẻ Khóc đêm
Có thể bạn quan tâm
Nỗi kinh hoàng đối với những gia đình có con nhỏ là việc trẻ hay khóc đêm làm cho giấc ngủ của trẻ và bố mẹ bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng mệt mỏi cho cả hai. Việc này nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả nhà. Vậy đâu là nguyên nhân trẻ khóc đêm?
Có nhiều lời giải thích cho vấn đề trẻ hay khóc đêm, chẳng hạn như có thể là bé bị đau bụng, tã bị ướt hoặc đơn thuần chỉ là bé đang muốn biểu lộ một cảm xúc hay điều gì đó. Dưới đây là một số nguyên nhân trẻ khóc đêm phổ biến mà Hello Bacsi muốn chia sẻ với bạn.
Nguyên nhân trẻ khóc đêm
Một đứa trẻ sơ sinh khóc đêm thường xuyên có thể là một điều hoàn toàn bình thường. Khi con lớn lên, tần suất những cơn khóc đêm của bé sẽ giảm dần đi. Sau đây là những lý do phổ biến dẫn đến tình trạng khóc đêm ở trẻ nhỏ:
1. Trẻ đói bụng
Tại sao trẻ hay khóc đêm? Có thể là do con đang đói bụng! Trẻ em thường có dạ dày nhỏ nên con cần được cho ăn nhiều lần và đều đặn trong ngày. Hầu hết các bé sẽ phải được cho ăn trong khoảng hai đến ba giờ một lần.
Mẹ có thể nhận biết con đang đói bằng việc theo dõi các dấu hiệu như em bé thường cho tay vào miệng, quấy khóc và tém môi. Lúc này, hãy đảm bảo con bạn được no bụng để con có một đêm yên bình.
2. Mệt mỏi, khó chịu hoặc có một cơn đau nào đó
Trẻ hay khóc đêm đôi khi có thể là con đang mệt mỏi, khó chịu đấy! Với trẻ hiếu động, thường các bé hoạt động nhiều vào ban ngày nên buổi tối sẽ hay bị mệt mỏi. Nhưng có khi tình trạng mệt mỏi cũng là dấu hiệu cảnh báo cho một căn bệnh tiềm ẩn nào đó mà bé đang gặp phải.
Vì sao trẻ 3 tuổi hay khóc đêm? Một số trường hợp trẻ còn bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều hoặc tình trạng đầy hơi chướng bụng cũng khiến các bé khó chịu nên sinh ra ngủ không yên giấc. Vì thế, mẹ nên chú ý đừng để trẻ ăn quá no hoặc nếu con có đang sử dụng thuốc hãy hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ mà trẻ có thể gặp. Nguyên nhân là có nhiều loại thuốc sẽ gây chướng bụng khiến trẻ khó thở hơn khi ngủ và khóc đêm.
3. Nguyên nhân trẻ khóc đêm: Tã bẩn
Một số bé có thể chẳng có phản ứng gì với việc tã ướt hoặc bẩn trong một thời gian ngắn trong khi số khác sẽ phản ứng dữ dội để được thay tã ngay lập tức. Nếu con khóc vì nguyên nhân này, việc thay tã mới sẽ giúp bé nhanh chóng chìm vào giấc ngủ trở lại.
4. Bé muốn được vỗ về, an ủi
Tại sao trẻ hay khóc đêm? Việc ở một mình trong bóng tối có thể rất đáng sợ ngay cả đối với một số người lớn chúng ta và với các bé cũng tương tự. Điều này khiến trẻ giật mình khóc đêm.
Do đó, con bạn có thể sẽ cần sự hiện diện của cha hoặc mẹ để cảm thấy an tâm hơn. Đôi khi trong những trường hợp trẻ giật mình giữa đêm, một số trẻ có thể tự tiếp tục ngủ lại được trong khi số khác sẽ khóc để tìm sự vỗ về, an ủi từ cha mẹ.
5. Nguyên nhân trẻ khóc đêm: Nhiệt độ trong phòng ngủ
Vì sao trẻ hay khóc đêm? Khi trẻ nhỏ cảm thấy lạnh, chúng cũng có thể khóc. Bạn có thể trang trí phòng ngủ với các loại đèn cho ra ánh sáng ấm áp, điều này sẽ làm dịu và đưa bé sớm trở lại giấc ngủ. Nhưng việc lắp ráp các loại đèn này cũng cần được cân nhắc cẩn thận vì nhiệt độ của đèn có thể quá nóng khiến trẻ có nguy cơ gặp hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
6. Nguyên nhân trẻ khóc đêm: Trẻ mọc răng
Trường hợp con bạn khóc vào ban đêm mà không rõ nguyên do, hãy kiểm tra xem liệu việc mọc răng có phải là thủ phạm hay không. Cơn đau nướu khi mọc răng làm cho trẻ khó ngủ và khóc đêm. Bên cạnh đó, việc mọc răng cũng khiến trẻ trở nên cáu kỉnh, sinh ra kén ăn uống hay bứt rứt khó chịu, do đó mẹ nên chú ý và quan tâm đến những biểu hiện này của trẻ. Ngoài ra, bé đang mọc răng cũng có những biểu hiện như chảy nước dãi liên tục, nướu sưng đỏ.
7. Trẻ bị kích thích quá mức
Việc bạn đưa trẻ đến những nơi công cộng đông người, những trung tâm mua sắm hoặc xem các bộ phim có tình tiết kịch tính hay nghe những bản nhạc có tiết tấu mạnh… có thể khiến trẻ khóc vào ban đêm. Nguyên do là những điều này có thể tạo ra những cơn ác mộng ở trẻ khiến trẻ giật mình và khóc đêm. Vấn đề này còn được xem như tình trạng quá tải cảm xúc đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu về giấc ngủ của trẻ sơ sinh.
8. Một số nguyên nhân trẻ khóc đêm khác
Tình trạng thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu như canxi cũng sẽ dẫn đến việc trẻ khóc đêm. Tình huống khác hy hữu hơn bao gồm côn trùng chích, đốt hay chui vào tai trẻ hoặc trẻ bị giun kim quấy rối vào ban đêm.
Thời gian ngủ phân bố không hợp lý, trẻ bị tác động bởi các loại tiếng ồn như tivi, tiếng xe cộ ngoài đường, không gian ngủ không thoải mái… là những lý do góp phần khiến trẻ khóc đêm mà mẹ cũng nên để tâm tới.
Tác hại của việc em bé hay khóc đêm là gì?
Có không ít phụ huynh cho rằng việc trẻ quấy khóc khi ngủ là điều bình thường, không mấy lo ngại. Nhưng nhiều chuyên gia nghiên cứu nguyên nhân trẻ khóc đêm đã phát hiện rằng, việc các bé giật mình quấy khóc thường xuyên khiến trẻ chậm phát triển, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Hơn nữa, việc con thường quấy khóc hằng đêm có nguy cơ làm cho bé chậm tăng cân. Bởi lẽ giấc ngủ có vai trò giúp khôi phục năng lượng và sức khỏe của trẻ. Khi trẻ ngủ ngon giấc thì tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng cao hơn nhiều so với bình thường. Hormone này có vai trò giúp đảm bảo bé lớn lên có cân nặng và chiều cao tối ưu.
Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, trẻ mất ngủ liên tục sẽ bị suy giảm khả năng ghi nhớ dài hạn, kém tập trung hơn. Thêm nữa, khi ngủ sâu, các tế bào miễn dịch được tạo ra nhiều hơn, vì thế mất ngủ khiến hệ miễn dịch trẻ suy yếu, dễ bị ốm.
Cách khắc phục trẻ khóc đêm hiệu quả
Để khắc phục tình trạng tình trạng trẻ hay khóc đêm, ngủ không đủ giấc, ngủ chập chờn, cha mẹ có thể tham khảo những cách chữa trẻ hay giật mình khóc đêm sau đây:
1. Điều cha mẹ cần tránh khi trẻ quấy khóc đêm
- Không đắp quá nhiều chăn cho trẻ, tránh tình trạng trẻ toát mồ hôi, dễ cảm lạnh.
- Không nên cho trẻ ăn hay bú quá nhiều vào mỗi tối, đặc biệt trước khi ngủ.
- Không nên cho bé ngủ quá nhiều vào buổi sáng bởi bé sẽ ngủ đủ giấc và không còn buồn ngủ vào ban đêm.
- Hạn chế các hoạt động vui chơi quá mức vào ban ngày.
2. Điều cha mẹ cần làm khi bé khóc đêm
- Tắt đèn cho trẻ khi ngủ và giảm thiểu các tiếng ồn to sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn.
- Giữ cơ thể trẻ luôn khô ráo, sạch sẽ. Thường xuyên thay tã mới sau khi trẻ đi vệ sinh.
- Làm sạch giường và ga trải giường. Tránh dùng các loại bột giặt, nước xả vải gây kích ứng da trẻ.
- Mỗi khi con khóc, mẹ nên ẵm con vào ngực để trẻ cảm nhận mùi cơ thể mẹ. Từ đó, đem lại cảm giác an toàn cho trẻ.
- Thường xuyên cho trẻ nghe nhạc nhẹ. Vì như thế, trẻ sẽ lắng nghe được nhịp tim của mẹ hoặc nghe những bản nhạc ru cho bé.
Đọc thêm
Cách dỗ trẻ khóc đêm: 7 tuyệt chiêu xoa dịu cơn quấy khóc của béKhi nào nên đưa trẻ khóc đêm đi khám?
Trẻ quấy khóc đêm khi nào là bất thường? Thông thường, bé hay khóc đêm bất thường sẽ có biểu hiện la hét, giật mình khi ngủ. Nguyên nhân có thể đến từ hệ thống thần kinh của trẻ vẫn còn trong giai đoạn phát triển, dẫn đến khả năng ức chế còn kém.
Tuy nhiên, nếu tình trạng trẻ hay khóc đêm lặp đi lặp lại cũng có thể là do sự bất thường về cấu trúc hay chức năng não bộ. Do đó, đây chính là lúc mà gia đình cần đưa em đến các bệnh viện, cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân trẻ khóc đêm là gì, và có những biện pháp chữa trị kịp thời.
Bên cạnh đó, vẫn có một số trường hợp em bé khóc đêm bất thường, khóc dai dẳng kéo dài tận 3 tiếng mỗi ngày, với tần suất 3 ngày mỗi tuần. Nguyên do có thể đến từ việc trẻ bị dị ứng với protein sữa bò. Đây là lúc mà bé cần được đến gặp bác sĩ nhi khoa để xác định rõ nguyên nhân trẻ khóc đêm có phải là do dị ứng hay không.
Một trong những biểu hiện của trẻ sơ sinh quấy khóc đêm không rõ nguyên nhân đó chính là trẻ thường co 2 đầu gối gập vào bụng. Điều này có thể là do bé đang bị cơn đau bụng sinh lý. Cơn đau thường đến vào lúc chập tối và kéo dài từ 1 đến 2 giờ đồng hồ, sau đó bé tự nín. Trẻ khóc đêm kéo dài từ 3 đến 4 tháng rồi tự nhiên hết. Tuy vậy, mẹ vẫn cần đưa trẻ đến khám bệnh tại các bệnh viện uy tín đều đặn để theo dõi tình hình sức khỏe của bé.
Ngoài những nguyên nhân trẻ khóc đêm kể trên, nguyên nhân khác có thể là do trẻ bị còi xương. Một số dấu hiệu giúp bạn có thể nhận biết bé có đang mắc phải tình trạng này như: bé chậm mọc răng, đổ mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn. Để cải thiện tình trạng này, bạn cần đảm bảo bé được cung cấp đủ chất canxi và vitamin D. Vì thế, mẹ cần nên cho bé tắm nắng vào sáng sớm, duy trì phòng ốc thông thoáng.
Cuối cùng, một trong những nguyên nhân trẻ khóc đêm có thể là do trẻ bị lồng ruột. Biểu hiện thường thấy là trẻ thường khóc dữ dội, kèm theo một số triệu chứng khác như: nôn, ưỡn người, bỏ bú mẹ và hay đi tiểu ra máu. Do đó, các mẹ cần hết sức lưu ý đưa bé đi khám chữa bệnh kịp thời.
Bạn có nên vỗ về khi trẻ khóc đêm hay không?
Đến đây bạn đã rõ nguyên nhân trẻ hay khóc đêm là gì. Thực tế, có hai trường phái tư tưởng về vấn đề này. Một trường phái tin rằng, trẻ sẽ ngừng khóc đêm không điều kiện khi chúng nhận ra rằng không ai phản hồi lại với tiếng khóc của mình. Trường phái còn lại thì cho rằng mỗi khi bé khóc, con nên được bồng bế và an ủi, không nên để trẻ khóc một mình vì bất kỳ lý do gì. Do đó, câu hỏi là có nên vỗ về con khi bé khóc đêm hay không tùy thuộc vào quyết định của bạn.
Đọc thêm
Cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm để con yêu ngon giấcTrẻ nhỏ khóc đêm là một vấn đề thường thấy nên việc tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp mẹ có biện pháp hữu ích để giúp con ngủ ngon giấc hơn.
[embed-health-tool-vaccination-tool]
Từ khóa » Khóc Khi Ngủ
-
Hoảng Sợ Và Khóc Nhiều Khi Ngủ Là Dấu Hiệu Của Bệnh Lý Gì? | Vinmec
-
Trẻ Quấy Khóc Trước Khi Ngủ: Lý Do Và Cách Khắc Phục | TCI Hospital
-
Rối Loạn Giấc Ngủ (Giấc Ngủ Kinh Hoàng) Là Gì? - YouMed
-
Bé đang Ngủ Tự Nhiên Khóc Thét Lên - Cảnh Báo Bệnh Gì? - BioAmicus
-
Khóc Cười Khi Ngủ - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Lý Do Trẻ Sơ Sinh đang Ngủ Tự Nhiên Khóc Thét Lên
-
[GIẢI ĐÁP] Trẻ 1 Tuổi Ngủ Hay Khóc Phải Làm Sao? - Monkey
-
11 Lý Do Khiến Trẻ Sơ Sinh Khó Ngủ, Không Ngủ, ít Ngủ
-
Trẻ Giật Mình Quấy Khóc Khi Ngủ, Tác Hại Nghiêm Trọng Mẹ Chớ Coi ...
-
Bé đang Ngủ Tự Nhiên Khóc Thét Lên – Mẹ Nên Làm Gì? - Hunmed
-
Những Rối Loạn Xảy Ra Trong Giấc Ngủ - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Vấn đề Thường Gặp Trong Giấc Ngủ Của Bé - SIH
-
Nguyên Nhân Trẻ Khóc đêm Và Những ảnh Hưởng đến Sức Khỏe, Tâm ...