Rối Loạn Giấc Ngủ (Giấc Ngủ Kinh Hoàng) Là Gì? - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Như thế nào là giấc ngủ kinh hoàng?
- Diễn tiến
- Giấc ngủ kinh hoàng khác với ác mộng như thế nào?
- Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ
- Giảm rối loạn giấc ngủ như thế nào?
Có bao giờ sau khi tỉnh dậy, bạn được mọi người xung quanh hỏi rằng “Sao hôm qua mơ thấy gì mà hét dữ vậy?” nhưng thật tình bạn không nhớ đêm qua đã mơ những gì. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về tình trạng rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này vẫn hay được ví von là “giấc ngủ kinh hoàng”.
Như thế nào là giấc ngủ kinh hoàng?
Giấc ngủ kinh hoàng là tình trạng lặp đi lặp lại của việc đang ngủ. Đột nhiên bật dậy la hét, khóc lóc, đi kèm với những hoạt động thể hiện sự lo âu như tim đập nhanh, thở nhanh, đổ mồ hôi.
Tình trạng này thường xảy ra vào khoảng 1/3 đầu của giấc ngủ và kéo dài khoảng 1-10 phút. Tuy nhiên vẫn có thể kéo dài hơn, đặc biệt là ở trẻ em.
Rối loạn giấc ngủ thường khó thức giấc hoặc bị đánh thức bởi người khác. Sau khi ngủ dậy, họ không nhớ hoặc nhớ rất ít về giấc mơ.
Khi gặp tình trạng này, người bệnh thường có biểu hiện sợ hãi và cố gắng trốn thoát. Thường thì chỉ có 1 giai đoạn như vậy trong đêm. Hiếm khi có giấc ngủ kinh hoàng xảy ra vào giấc ngủ ngắn ban ngày.
Diễn tiến
Rối loạn giấc ngủ thường xảy ra ở trẻ em và giảm dần khi lớn lên. Nếu khởi phát lúc lớn nhưng không ghi nhận đã từng bị như vậy thì nên tìm ra nguyên nhân. Đặc biệt các hiện tượng báo động như: ngưng thở khi ngủ, co giật vào ban đêm hay tác dụng phụ của các thuốc đang dùng.
Giấc ngủ kinh hoàng khác với ác mộng như thế nào?
Giấc ngủ kinh hoàng thường xảy ra giai đoạn đầu của giấc ngủ và thường vào giai đoạn giấc ngủ REM. Ngược lại ác mộng thường xảy ra vào giai đoạn sau của giấc ngủ và vào giấc ngủ REM.
Những người gặp ác mộng thường dễ bị đánh thức và tỉnh giấc hoàn toàn. Những người này có thể thuật lại câu truyện về giấc mơ như thế nào.
Trong khi đó thì những người rối loạn giấc ngủ lại khó bị đánh thức. Sau khi thức dậy cũng không nhớ hoặc nhớ rất ít về giấc mơ. Ba mẹ của những trẻ có bệnh trên rất thường nhầm lẫn với ác mộng.
Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ dường như chỉ có thể xảy ra sau 1 trận ốm. Nhưng có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ như: cãi nhau trong gia đình, ngủ không đủ giấc, thay đổi thời gian ngủ,… Sử dụng quá nhiều caffeine, ngủ trong môi trường mới hoặc xa nhà cũng là một trong những nguyên nhân.
Ở trẻ em, tình trạng này cũng có thể là một phần trong quá trình phát triển và có thể biến mất khi lớn lên. Một vài rối loạn liên quan đến bệnh trên như: hội chứng ngưng thở khi ngủ, trào ngược dạ dày thực quản và sốt.
Một vài trẻ cũng có thể bị di truyền. Khoảng 80% những người có thành viên trong gia đình bị rối loạn giấc hoặc mộng du thì có nguy cơ xuất hiện bệnh cao.
Giảm rối loạn giấc ngủ như thế nào?
Nếu như giấc ngủ kinh hoàng để lại cho ta những khó chịu, lo lắng hoặc buồn phiền. Gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì khi ấy cần có những biện pháp để can thiệp.
Tốt nhất là không nên đánh thức người bị bệnh bởi vì điều này dường như không đem lại hiệu quả. Nếu họ thức giấc có thể bị rối loạn về thời gian và không gian, cảm thấy choáng váng và khó có thể đi ngủ lại.
Không có điều trị đặc hiệu cho bệnh trên. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế chúng bằng cách:
- Giảm căng thẳng.
- Đi ngủ đúng giờ.
- Ngủ đủ giấc.
- Không nên sử dụng quá nhiều caffeine trước khi đi ngủ.
Nếu như bạn gặp phải tình trạng trên vào 1 khoảng thời gian nhất định trong đêm. Bạn có thể nhờ người khác đánh thức hoặc tự đánh thức bằng các thiết bị hẹn giờ 15-30 phút trước khi giấc ngủ kinh hoàng xảy ra.
Hiểu về giấc ngủ kinh hoàng có thể giảm đi phần nào lo lắng của bạn và giúp bạn ngủ ngon giấc hơn. Nếu tình trạng bệnh cứ lặp đi lặp lại và khiến bạn cảm thấy khó chịu. Hãy đến bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị tốt hơn.
Người mắc bệnh rối loạn giấc ngủ nên sử dụng thuốc gì để điều trị? Tìm hiểu ngay: Thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ Modafinil
Từ khóa » Khóc Khi Ngủ
-
Hoảng Sợ Và Khóc Nhiều Khi Ngủ Là Dấu Hiệu Của Bệnh Lý Gì? | Vinmec
-
Trẻ Quấy Khóc Trước Khi Ngủ: Lý Do Và Cách Khắc Phục | TCI Hospital
-
Bé đang Ngủ Tự Nhiên Khóc Thét Lên - Cảnh Báo Bệnh Gì? - BioAmicus
-
Khóc Cười Khi Ngủ - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Lý Do Trẻ Sơ Sinh đang Ngủ Tự Nhiên Khóc Thét Lên
-
[GIẢI ĐÁP] Trẻ 1 Tuổi Ngủ Hay Khóc Phải Làm Sao? - Monkey
-
11 Lý Do Khiến Trẻ Sơ Sinh Khó Ngủ, Không Ngủ, ít Ngủ
-
Trẻ Giật Mình Quấy Khóc Khi Ngủ, Tác Hại Nghiêm Trọng Mẹ Chớ Coi ...
-
Bé đang Ngủ Tự Nhiên Khóc Thét Lên – Mẹ Nên Làm Gì? - Hunmed
-
Những Rối Loạn Xảy Ra Trong Giấc Ngủ - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Vấn đề Thường Gặp Trong Giấc Ngủ Của Bé - SIH
-
Nguyên Nhân Trẻ Khóc đêm Và Những ảnh Hưởng đến Sức Khỏe, Tâm ...
-
Nguyên Nhân Trẻ Khóc đêm Là Gì & 5 Mẹo Chữa Trẻ Khóc đêm