Nguyên Nhân, Triệu Chứng Trẻ Bị Viêm Họng, đau Họng | Hapacol
Có thể bạn quan tâm
Khi bé bị đau họng nhiều phụ huynh rất lo lắng, không biết cần làm gì để giúp trẻ dễ chịu hơn. Nếu trẻ bị sốt viêm họng, phát ban ở tay, miệng, ho liên tục, biếng ăn do khó nuốt, hoặc sốt không hạ thì bạn cần đưa bé đến bác sĩ ngay. Hãy cùng Hapacol tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa khi trẻ bị đau họng qua bài viết sau.
1. Những nguyên nhân phổ biến gây đau họng ở trẻ nhỏ
Thông thường, cơn đau họng của trẻ nhỏ cũng như trẻ sơ sinh phát sinh từ những vấn đề sức khỏe như sau:
Cảm lạnh
Phần lớn trường hợp trẻ bị đau họng xuất phát từ tình trạng cảm lạnh. Lúc này, ngoài đau họng, bé còn có xu hướng nghẹt hoặc sổ mũi. Theo ước tính từ nhiều chuyên gia, trong 12 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh có thể bị cảm lạnh trung bình 7 – 8 lần. Nguyên do là bởi hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn đang phát triển, chưa hoàn thiện.
Nếu nghi ngờ con bị cảm lạnh, bạn nên sắp xếp công việc để có thể tự chăm sóc con tại nhà nếu như bé bị sốt hoặc cảm thấy khó chịu và hay quấy khóc.
Viêm amidan
Thực tế, viêm amidan có thể xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh. Viêm amidan thường phát sinh do virus tấn công.
Khi bị viêm amidan, trẻ có những dấu hiệu viêm amidan sau:
- Biếng ăn do khó nuốt
- Chảy nước bọt nhiều hơn bình thường
- Nhiệt độ cơ thể tăng cao
- Phát ra âm thanh tỏ vẻ khó chịu
Khi bé sốt do viêm họng, trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ kê toa thuốc paracetamol hoặc ibuprofen để xoa dịu các triệu chứng của trẻ. Nếu trẻ đã tiến vào giai đoạn tập ăn thức ăn rắn, bạn có thể sẽ cần nấu các món mềm và nhuyễn hơn cho bé trong thời gian này.
Bệnh tay chân miệng
Trẻ dưới 5 tuổi rất dễ gặp phải bệnh tay chân miệng. Các biểu hiện thường thấy của vấn đề này bao gồm trẻ bị sốt viêm họng và đau miệng. Đôi khi, bé còn có thể nổi mụn nước hoặc xuất hiện loét bên trong miệng. Điều này gây cản trở quá trình nuốt thức ăn hay thậm chí là nước bọt của trẻ. Đồng thời, mụn nước và các nốt sần đỏ còn có khả năng xuất hiện ở những bộ phận khác như:
- Tay
- Chân
- Xung quanh miệng
- Mông
Hầu như các trường hợp mắc bệnh, bác sĩ sẽ theo dõi các biến chứng. Nếu xuất hiện biến chứng, bác sĩ sẽ cân nhắc truyền thuốc.
Bệnh tay chân miệng chủ yếu phát sinh do virus, nên khả năng lây lan của bệnh rất cao. Kể cả khi đã có dấu hiệu hồi phục, trẻ vẫn có thể tiếp tục lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong vài ngày tiếp theo.
Viêm họng liên cầu khuẩn
Một trong những nguyên nhân gây đau họng ở trẻ nhỏ phổ biến là viêm họng liên cầu khuẩn. Khi trẻ bị viêm họng liên cầu khuẩn có thể phát sốt, đồng thời amidan cũng như các hạch bạch huyết ở cổ sưng đỏ.
Để đối phó với viêm họng liên cầu khuẩn, trẻ sẽ cần dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
2. Triệu chứng khi nhận biết con trẻ bị đau họng
Khi con bạn có dấu hiệu quấy khóc và gặp khó khăn trong việc ăn uống, bạn có thể nghi ngờ trẻ đang bị đau họng bởi một số vấn đề sức khỏe như:
- Viêm amidan
- Viêm họng liên cầu khuẩn
Thực tế, việc đầu tiên bạn nên làm là quan sát các biểu hiện của bé.
Nếu con bạn nhỏ hơn 3 tháng tuổi, bạn nên lập tức liên hệ với bác sĩ nhi ngay khi triệu chứng đau họng đầu tiên phát sinh, ví dụ như không chịu ăn hay quấy khóc sau khi mỗi muỗng thức ăn mà bạn đút cho bé. Vì hệ miễn dịch của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, vẫn chưa hoàn thiện, nên bác sĩ có thể muốn quan sát bé thêm vài ngày để xác định tình trạng sức khỏe chính xác nhất.
Trong trường hợp con của bạn lớn hơn 3 tháng tuổi, bạn có thể cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nhi nếu bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây xảy ra, bao gồm:
- Nhiệt độ cơ thể từ 38ºC trở lên
- Ho liên tục trong nhiều ngày liền
- Tiếng khóc khác thường
- Tã giấy không ướt như bình thường
- Đau tai, đau đầu
- Phát ban ở tay, miệng, thân mình hoặc mông
Sau khi kiểm tra tình hình sức khỏe hiện tại của bé, bác sĩ sẽ quyết định cách điều trị viêm họng cho trẻ: để trẻ nhập viện hoặc điều trị ngoại trú với những biện pháp khắc phục tại nhà. Đồng thời, họ cũng có thể tư vấn cho bạn về chuyện trẻ có thể đến trường trong giai đoạn này hay không.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, một số biểu hiện của bé dưới đây sẽ đại diện cho tình huống cần được chăm sóc y tế khẩn cấp, chẳng hạn như:
- Gặp khó khăn khi nuốt
- Khó thở
- Chảy nước bọt bất thường
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên mô tả chi tiết các dấu hiệu đau họng của con diễn ra như thế nào cho bác sĩ, vì điều này có thể giúp họ nhanh chóng xác định tình trạng hiện tại của bé và đưa ra cách điều trị viêm họng cho trẻ thích hợp.
3. Bạn nên trị đau họng tại nhà cho trẻ nhỏ như thế nào?
Khi trẻ sơ sinh bị đau họng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà như sau:
Trang bị máy lọc không khí hoặc thông thoáng phòng
Độ ẩm cao có thể giúp bé xoa dịu cơn đau họng khó chịu. Đồng thời, nếu trẻ bị nghẹt mũi, việc tăng độ ẩm không khí trong phòng cũng sẽ hỗ trợ trẻ dễ thở hơn. Do đó, bố mẹ có con nhỏ bị đau họng có thể muốn trang bị máy tạo độ ẩm để khắc phục tình trạng trên.
Tuy nhiên, khi sử dụng loại máy này, bạn cần lưu ý vệ sinh và làm khô máy mỗi ngày. Điều này giúp bạn ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn hoặc nấm mốc sinh sôi, khiến sức khỏe của bé trở nên nghiêm trọng hơn.
Đồng thời, khi các triệu chứng đã được cải thiện, bạn có thể ngưng biện pháp trị đau họng tại nhà này. Tuy vậy, đừng quên báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bé không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn nhé.
Dùng dụng cụ hút mũi cho bé
Trẻ nhỏ không có khả năng xì mũi. Do đó, để lấy hết đờm trong cơ thể của bé ra ngoài, bạn sẽ cần dùng đến dụng cụ hút mũi. Thêm vào đó, nhỏ vài giọt dung dịch nước muối sinh lý vào mũi sẽ giúp đờm loãng hơn, từ đó hỗ trợ dụng cụ hút mũi hoạt động diễn ra suôn sẻ.
Cho trẻ uống nước
Cho bé uống thêm nước chanh hoặc trà nóng. Ngoài ra bạn có thể hầm nước gà cho trẻ uống để tăng sức đề kháng lên. Quan trọng là giữ ấm cho bé bằng nước ấm, không uống nước nóng vì dễ làm trẻ bị bỏng môi.
Ngoài nước lọc ra thì cũng có nhiều thức uống khác giúp làm dịu cơn đau cổ họng, đọc thêm tại bài viết sau: 7 thức uống trị đau rát cổ họng tại nhà đơn giản mà hiệu quả
Làm mát cổ họng cho trẻ
Đắp khăn mát để giảm cảm giác đau và giữ ẩm cho cơ thể, quan sát bé cẩn thận khi thấy trẻ bị nghẹt thở khi uống.
Cho trẻ súc miệng bằng nước muối và uống trà
Bạn có thể cho bé súc miệng bằng nước muối được bày bán ở ngoài tiệm thuốc tây. Ngoài ra bạn có thể cho bé uống nước chanh pha với mật ong cũng là cách trị đau họng ở trẻ hiệu quả.
4. Trẻ bị đau họng uống thuốc gì?
Liệu trình điều trị đau họng ở trẻ sơ sinh hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn như, nếu cảm lạnh là nguyên nhân cốt lõi, bác sĩ thường sẽ chú trọng vào các biện pháp khắc phục tại nhà hơn thay vì kê toa thuốc đặc trị cho bé, trừ khi thân nhiệt trẻ tăng cao. Trong trường hợp trẻ bị sốt viêm họng, thay vì tự ý hạ sốt cho trẻ, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được điều trị đúng cách.
Ngược lại, đối với trường hợp đau họng do nhiễm khuẩn như viêm họng liên cầu khuẩn, bác sĩ sẽ kê toa một hoặc nhiều loại kháng sinh kết hợp cho trẻ nếu cần thiết.
Liệu bé dùng thuốc không kê đơn có an toàn?
Không nên cho trẻ sơ sinh dùng các loại thuốc trị ho cũng như cảm lạnh không kê đơn, vì đôi khi chúng không chỉ không đẩy lùi các triệu chứng cảm lạnh mà còn khiến tình trạng của bé trở nặng.
Tuy nhiên, đối với trường hợp trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên bị sốt, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định cho bé uống paracetamol hoặc ibuprofen (trên 3 tháng tuổi và kg) để hạ sốt. Các chuyên gia có đủ kiến thức lẫn kinh nghiệm để đưa ra liều lượng chính xác và an toàn mà trẻ cần dùng.
Trẻ cần thời gian bao lâu để phục hồi?
Nếu cơn đau họng bắt nguồn từ cảm lạnh, bé có thể hồi phục trong vòng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, khoảng thời gian này sẽ kéo dài hơn đối với trường hợp đau họng do những yếu tố khác, bao gồm:
- Bệnh tay chân miệng
- Viêm họng liên cầu khuẩn
- Viêm amidan
Mặt khác, bạn nên tập thói quen quan sát và ghi chú lại quá trình phục hồi của bé. Đồng thời, khi các triệu chứng của trẻ không cải thiện sau vài ngày, bạn nên báo cho bác sĩ nhi càng sớm càng tốt.
5. Làm thế nào để phòng ngừa đau họng cho trẻ?
Thực tế, bạn không thể hoàn toàn ngăn chặn cơn đau họng phát sinh ở trẻ nhỏ, đặc biệt nếu tình trạng này là hệ quả của vấn đề cảm lạnh. Tuy vậy, một số cách phòng ngừa sau đây sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ tình trạng trên tái phát ở bé, bao gồm:
- Giữ khoảng cách giữa bé và những người (bao gồm cả người trưởng thành và trẻ nhỏ) có dấu hiệu cảm lạnh hoặc đau họng
- Tránh đưa con đến chỗ đông người
- Thay bàn chải đánh răng cho bé sau khi hết viêm họng.
- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi và dụng cụ cá nhân của bé, bao gồm bình sữa, ti giả…
- Rửa tay với xà phòng và nước sạch trước khi cho bé ăn hoặc ôm bé
Đôi khi, người trưởng thành cũng có thể bị lây bệnh cảm lạnh hoặc thậm chí là đau họng từ trẻ sơ sinh. Để ngăn chặn vấn đề này, bạn nên cẩn thận khi tiếp xúc với trẻ, đồng thời đừng quên vệ sinh tay sau khi ôm bé.
Nguồn tham khảo:
When is a Sore Throat a More Serious Infection?
Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này
Từ khóa » Viêm Họng đỏ ở Trẻ Em
-
Viêm Họng ở Trẻ Em Và Cách điều Trị, Phòng Ngừa
-
Viêm Họng Cấp ở Trẻ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng ...
-
Nhận Diện đúng Triệu Chứng Viêm Họng ở Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Trẻ Bị Viêm Họng Sốt Mấy Ngày Thì Nên đưa đi Viện? | Vinmec
-
Viêm Họng Và Viêm Amidan ở Trẻ Em - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Trẻ Bị Viêm Họng: 8 Nguyên Nhân Phổ Biến Và Cách điều Trị Tại Nhà ...
-
Điều Trị Viêm Họng - Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Phát
-
Mách Mẹ Nhận Biết Triệu Chứng Và Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Viêm ...
-
Tổng Hợp Các Triệu Chứng Viêm Amidan ở Trẻ Và Lời Khuyên Của Bác Sĩ
-
Viêm Họng Hạt ở Trẻ Em? Dấu Hiệu Và Cách Phòng Tránh
-
Viêm Họng Ở Trẻ Em Và Những Thông Tin Cần Biết
-
Viêm Họng Mủ | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Viêm Họng Hạt Ở Trẻ Em: Triệu Chứng Nhận Biết & Điều Trị
-
Viêm Họng ở Trẻ Sơ Sinh: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị