Viêm Họng Mủ | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
Viêm họng mủ là gì?
Viêm họng mủ chủ yếu do liên cầu khuẩn nhóm A (Group A Strep) gây ra. Biểu hiện khác nhau tuỳ độ tuổi. Có thể kèm theo viêm amidal mủ. Viêm họng mủ cần dùng kháng sinh để điều trị để cắt sốt, giảm đau, giảm viêm và tránh biến chứng. Viêm họng mủ cần phân biệt với nhiều bệnh khác (vì khác nhau về điều trị).
Phân biệt
Cùng là ho, cùng là đau họng, có khi có sốt, nhưng lại có thể là:
- Cảm cúm
- Viêm mũi
- Tay chân miệng do EV, Coksackie
- Viêm họng đỏ do virus
Những bệnh trên đây - có bệnh không phải dùng kháng sinh mà vẫn khỏi - dùng các thuốc khác hỗ trợ. Để phân biệt thì cần bác sĩ thăm khám trực tiếp chứ không đoán được.
Triệu chứng của viêm họng mủ
- Đau, rát họng
- Đau hơn khi nuốt
- Trẻ dưới 2 tuổi: ít khi biết kêu đau. Mà thường bỏ ăn (dù trước đó thích ăn) và quấy khóc khi ăn.
- Kèm theo sốt, đau đầu, đau bụng, buồn nôn và nôn.
- Ít khi ho, chảy mũi (nếu có triệu chứng này thì gợi ý đến do virus hơn)
- Có thể chảy dãi, miệng hôi.
- Ban đỏ trên da, sần như giấy ráp.
- Tự soi họng thấy đỏ rực, có mủ thành họng hoặc trên amidal.
Nguyên nhân
- Vi khuẩn: Liên cầu khuẩn – Streptococcus pyogenes là tác nhân chính. Thông thường vi khuẩn sẽ xâm nhập vào đường hô hấp trên, tấn công và gây ra hiện tượng nhiễm trùng ở niêm mạc họng. Sau đó, vi khuẩn sẽ trú ngụ tại cổ họng, tiếp tục sinh sôi và khiến dịch mủ xuất hiện ở vị trí này.
- Virus: Bệnh viêm họng mủ do virus gây ra thường gặp sau khi trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh, thủy đậu, bệnh sởi…
Ngoài 2 tác nhân trực tiếp nêu trên, trẻ còn có thể bị viêm họng mủ do nhiều yếu tố khác tác động. Bạn cần chú ý đến một số yếu tố điển hình như sau:
- Trẻ bị khô họng kéo dài do sống trong môi trường có độ ẩm thấp hay thường xuyên ngủ trong phòng máy lạnh.
- Bạn cho trẻ ăn uống thiếu lành mạnh, liên tục ăn đồ lạnh hay thức ăn cay nóng.
- Trẻ nói nhiều hay la hét quá mức.
- Trẻ tiếp xúc với những đối tượng bị nhiễm trùng ở đường hô hấp trên qua giao tiếp hay dùng chung đồ cá nhân.
- Trẻ tiếp xúc với một số tác nhân gây dị ứng như lông động vật, nấm mốc, phấn hoa, mạt bụi…
- Trẻ chăm sóc răng miệng không tốt.
Chăm sóc trẻ viêm họng mủ
Dưới đây là cách chăm sóc con khi con bị viêm họng mủ dành cho bố mẹ:
- Uống kháng sinh theo đơn: Phải đúng và đủ liều và đủ ngày.
- Giảm đau họng: Có thể cho trẻ uống nước canh ấm hoặc nước ép táo hoặc thậm chí là ăn kem. Trẻ lớn hơn có thể cho ngậm kẹo mút. Trẻ trên 8 tuổi: súc họng với nước muối sinh lý ấm (vừa giảm đau vừa giảm viêm), có thể tham khảo thêm một số loại thuốc súc miệng có chứa thành phần sát khuẩn, ví dụ như Chlorhexidine.
- Uống thuốc giảm đau: Nếu trẻ quá đau, có thể dùng Paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ (dù chỉ đau, không sốt).
- Hạ sốt khi trẻ sốt trên 39 độ C (sốt giúp trẻ chống lại vi khuẩn - là có ích).
- Uống đủ nước: nước mát, sữa chua, kem mềm.
- Ăn đồ mềm như cháo súp (nguội).
- Tránh đồ chua cay mặn
Diễn biến kì vọng khi điều trị
Sau khi được chẩn đoán viêm họng mủ và dùng kháng sinh theo đơn, thường thì: Giảm - cắt sốt sau 24 giờ, đỡ đau họng sau 48 giờ.
Phòng tránh lây chéo
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng
- Che miệng khi ho
- Đeo khẩu trang
- Cách ly trẻ ốm
Khi nào thì đi cấp cứu:
- Khó thở
- Mệt lả
- Không uống được tí nào
- Chảy dãi liên tục
Đi khám ngay nếu:
- Khò khè
- Khó nuốt, uống
- Cổ cứng khó cúi ngửa
- Nghi mất nước (đái ít, môi khô, khóc không nước mắt)
- Ban trên da
- Sốt trên 40 độ C
- Không uống gì nổi trong 8 giờ qua
- Không há được miệng
- Nhìn con rất mệt
Đi khám trong vòng 24h nếu:
- Tiểu màu hồng hoặc nâu
- Uống KS đủ 24 giờ mà không đỡ đau
- Uống KS đủ 48 giờ mà vẫn sốt
- Uống KS được 3 ngày mà vẫn chưa đỡ
Phòng ngừa tái phát
Bệnh viêm họng mủ ở trẻ em sau điều trị thường có nguy cơ tái phát rất cao. Nếu tái phát nhiều lần trẻ sẽ dễ gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn. Có thể dẫn tới tình trạng viêm họng mãn tính hay kéo theo nhiều biến chứng về tai mũi họng. Bạn cần chủ động phòng ngừa bệnh tái phát cho trẻ bằng các biện pháp sau:
- Không để trẻ dùng chung các vật dụng cá nhân với những người khác.
- Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp trên.
- Chú ý đeo khẩu trang cho trẻ cẩn thận khi đưa trẻ đến những nơi đông người.
- Khi trẻ bị sốt, cảm lạnh, cảm cúm… cần chú ý điều trị triệt để.
- Cho trẻ uống đủ nước, hạn chế để trẻ ngủ trong phòng điều hòa khi không cần thiết.
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách. Đánh răng 2 lần/ngày và thường xuyên nhắc trẻ súc miệng với nước muối loãng.
- Dùng dung dịch rửa mũi và rửa tai chuyên dụng để vệ sinh tai mũi cho trẻ khoảng từ 2 – 3 lần/tuần.
- Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh, nhất là khi đưa trẻ ra ngoài.
- Tăng cường đề kháng cho trẻ bằng cách điều chỉnh chế độ ăn. Bổ sung thêm các thực phẩm lành mạnh như rau xanh, nước ép trái cây, sữa, thịt, trứng…
Viêm họng mủ ở trẻ em là bệnh lý về đường hô hấp nghiêm trọng. Khi con trẻ có những biểu hiện đầu tiên của bệnh, bạn cần sớm đưa bé thăm khám bác sĩ. Nghiêm túc điều trị và chăm sóc cho trẻ đúng cách để tránh vấn đề xấu phát sinh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.
Xem thêm: Clip BS tư vấn về viêm họng liên cầu khuẩn
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Viêm Họng đỏ ở Trẻ Em
-
Viêm Họng ở Trẻ Em Và Cách điều Trị, Phòng Ngừa
-
Viêm Họng Cấp ở Trẻ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng ...
-
Nhận Diện đúng Triệu Chứng Viêm Họng ở Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Trẻ Bị Viêm Họng Sốt Mấy Ngày Thì Nên đưa đi Viện? | Vinmec
-
Viêm Họng Và Viêm Amidan ở Trẻ Em - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Nguyên Nhân, Triệu Chứng Trẻ Bị Viêm Họng, đau Họng | Hapacol
-
Trẻ Bị Viêm Họng: 8 Nguyên Nhân Phổ Biến Và Cách điều Trị Tại Nhà ...
-
Điều Trị Viêm Họng - Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Phát
-
Mách Mẹ Nhận Biết Triệu Chứng Và Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Viêm ...
-
Tổng Hợp Các Triệu Chứng Viêm Amidan ở Trẻ Và Lời Khuyên Của Bác Sĩ
-
Viêm Họng Hạt ở Trẻ Em? Dấu Hiệu Và Cách Phòng Tránh
-
Viêm Họng Ở Trẻ Em Và Những Thông Tin Cần Biết
-
Viêm Họng Hạt Ở Trẻ Em: Triệu Chứng Nhận Biết & Điều Trị
-
Viêm Họng ở Trẻ Sơ Sinh: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị