Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị U Cơ Tuyến Mật

Nguyên nhân u cơ tuyến mật

Vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây u cơ tuyến mật, tuy nhiên đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc phải u cơ tuyến mật bao gồm những người trong độ tuổi trung niên (từ 40-60 tuổi), người mắc viêm đường mật mạn tính, sỏi cholesterol túi mật, viêm tụy…

Triệu chứng u cơ tuyến mật

U cơ tuyến mật không có triệu chứng đặc hiệu, đa phần người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau vùng hạ sườn phải, nôn và cảm giác buồn nôn, đầy bụng khó tiêu, sốt khi có viêm hoặc sỏi đường mật.

Các cơn đau thường dai dẳng, kéo dài từ vài tháng đến vài năm trước khi được chẩn đoán, đau tập trung ở thượng vị hoặc hạ sườn phải.

Chẩn đoán u cơ tuyến mật

Siêu âm

Siêu âm là phương pháp đầu tiên giúp bác sĩ đưa ra nhận định về hình dạng u cơ tuyến mật, mặc dù kết quả chẩn đoán bằng siêu âm có độ chính xác không cao.

Vách dày thành túi mật khu trú hoặc lan tỏa, có sự hiện diện của các xoang Rokitansky – Aschoff và có hình dạng bóng đuôi sao chổi là tiêu chuẩn chẩn đoán khi siêu âm.

CT – scan

Chụp CT – scan cho kết quả hình ảnh u cơ tuyến túi mật rõ ràng và tỷ lệ chính xác cao hơn siêu âm.

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Phương pháp tốt nhất trong chẩn đoán bệnh vì tỷ lệ chính xác cao, kết quả rõ ràng hình dạng và vị trí u.

Vị trí của túi mật

Điều trị u cơ tuyến mật

U lành tính

Với trường hợp u cơ tuyến mật lành tính, người bệnh hoàn toàn có thể chung sống cùng mà không nhất thiết phải phẫu thuật.

U ác tính

Khi u cơ tuyến mật xuất hiện các triệu chứng báo hiệu tình trạng bệnh, tái đi tái lại tình trạng viêm túi mật hoặc nguy cơ phát triển thành ung thư túi mật thì phẫu thuật là phương pháp tối ưu nhất.

Người bệnh sẽ khỏi hoàn toàn u cơ tuyến mật sau khi cắt túi mật, tuy nhiên túi mật bị mất đi, dịch mật không có chỗ chứa sẽ đưa thẳng xuống ruột non khiến người bệnh gặp phải các rủi ro như đau do căng giãn đường mật, đầy bụng, chậm tiêu, tiêu chảy…

Phòng ngừa biến chứng do u cơ tuyến mật

Nguyên tắc chung là cố gắng không để có sỏi mật hoặc sỏi bùn túi mật để hạn chế tối đa các biến chứng gây ra do sỏi hoặc viêm túi mật

Thực phẩm nên ăn

  • Uống nhiều nước giúp đào thải nhanh các độc tố ra khỏi cơ thể
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, hoa quả
  • Chỉ ăn lòng trắng trứng thay vì lòng đỏ
  • Khi ăn cá, thịt gia cầm nên bỏ da, các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn nạc, bỏ mỡ và bì;
  • Uống sữa ít chất béo hoặc không có chất béo
  • Nên ăn gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch…thay gạo trắng
  • Các loại hạt nhiều dinh dưỡng

Thực phẩm nên tránh

Để làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng, người bệnh nên hạn chế các thực phẩm dưới đây:

  • Hạn chế ăn socola nguyên chất hoặc các loại bánh kem, kem, sữa, cà phê… chứa nhiều socola
  • Không nên ăn quá nhiều các món ăn có hàm lượng chất béo không tốt như thịt mỡ, đồ chiên xào…
  • Ngừng uống hoặc hạn chế tối đa sử dụng các loại rượu, đồ uống kích thích như cà phê…

Xem thêm: Viêm túi mật - Tổng quan và cách điều trị

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

Từ khóa » Ct Sỏi Túi Mật