Phiếu Tóm Tắt Thông Tin điều Trị Sỏi Túi Mật

Loading ... Loading ...

Phiếu tóm tắt thông tin điều trị sỏi túi mật

04/03/2021 13:50:00

I. TÚI MẬT 1. Túi mật là gì? Là 1 cơ quan hình quả lê nằm bên dưới gan phải. Chức năng chính của túi mật là dự trữ và cô đặc dịch mật do gan tiết ra. Dịch mật được phóng thích từ túi mật sau khi ăn, giúp tiêu hóa thức ăn. Dịch mật lưu thông qua một ống dẫn nhỏ (ống mật chủ) để xuống ruột non. Cắt túi mật không liên quan đến việc làm suy giảm chức năng tiêu hóa ở hầu hết mọi người 2. Nguyên nhân gây ra các vấn đề của túi mật Thông thường nhất là do sự xuất hiện của sỏi mật. Sỏi mật thường là những viên sỏi nhỏ và cứng, bao gồm chủ yếu từ cholesterol và muối mật, tạo thành trong túi mật hoặc trong ống mật. Không rõ tại sao một số người hình thành sỏi mật nhưng các yếu tố nguy cơ bao gồm: giới nữ, tiền sử mang thai, tuổi trên 40, thừa cân. Sỏi mật cũng phổ biến hơn khi bạn lớn tuổi và ở một số người có tiền sử gia định bị sỏi mật. Hiện chưa có cách nào để ngăn ngừa sỏi mật. Những viên sỏi này có thể làm tắc dòng chảy của dịch mật, làm túi mật viêm sưng to, dẫn đến đau bụng, nôn ói, khó tiêu, có thể sốt. Nếu sỏi làm tắc ống dẫn mật chính (ống mật chủ ) vàng da có thể xảy ra. 3. Làm cách nào để phát hiện và điều trị Siêu âm là phương tiện phổ biến nhất, đơn giản và rẻ tiền để phát hiện sỏi túi mật. Một số trường hợp phức tạp, cần phải chụp CT Scan hoặc MRI để đánh giá bệnh của túi mật. Các phương pháp điều trị để tán sỏi hay làm tan sỏi hầu hết không thành công. Phẫu thuật cắt túi mật là phương pháp điều trị an toàn và tiết kiệm thời gian nhất trong điều trị sỏi túi mật II. PHẪU THUẬT CẮT TÚI MẬT 1. Lợi ích của PTNS cắt túi mật Thay vì một đường rạch từ 10-15cm, mổ nội soi chỉ cần 3-4 lỗ nhỏ trên thành bụng. Đau tối thiểu sau phẫu thuật. Hồi phục nhanh hơn mổ mở. Hầu hết người bệnh có thể về trong ngày và sớm trở lại các hoạt động bình thường 2. Chuẩn bị trước phẫu thuật (Ngày nhập viện) BS điều trị hỏi bệnh sử, thăm khám, làm xét nghiệm và cận lâm sàng liên quan. Xét nghiệm máu: Creatinine, GOT, GPT, Bilirubin TP, Bilirubin LH, Lipase hoặc Amylase, Albumin, ion đồ, TPTTBM, đông máu (TQ, TCK, Fibrinogen), nhóm máu, viêm gan B, C, HIV. Chụp X-Quang ngực. Siêu âm bụng. CT scan bụng hoặc MRI gan mật nếu cần. Khám tiền mê, chu phẫu, các chuyên khoa liên quan (tim mạch, nội tiết, hô hấp…) BS tiền mê sẽ giải thích các vấn đề liên quan đến gây mê. Lên lịch mổ. BS điều trị giải thích bệnh, phương pháp điều trị, nguy cơ tai biến, biến chứng phẫu thuật à kí cam kết phẫu thuật. Điều dưỡng dặn dò chế độ ăn uống, 1 vài loại thuốc cần ngưng nếu có. BS đánh dấu vùng mổ 3. Ngày phẫu thuật Thường là ngày thứ 2 nhập viện nếu không có các vấn đề nội khoa cần điều chỉnh. Chuyển khu phòng mổ (lầu 2) khi có phòng mổ. Thay đồ phẫu thuật. Vào phòng mổ. Gây mê. Phẫu thuật. Chuyển phòng hồi tỉnh. Chăm sóc tại phòng hồi tỉnh: khoảng 2 – 6 tiếng. Chuyển khoa ngoại khi tình trạng ổn 4. Sau PTNS cắt túi mật Người bệnh thường được xuất viện sau phẫu thuật từ 6 – 24 giờ khi tình trạng bệnh ổn. Những vấn đề thường gặp sau phẫu thuật. Buồn nôn, nôn, chóng mặt do tác dụng phụ của thuốc gây mê. Đau vết mổ. Sốt… Khuyến khích vận động, đi lại sớm. Có thể uống nước yến, ăn cháo sau mổ 6 giờ. Có thể tháo băng và tắm vào ngày hôm sau. Người bệnh có thể trở lại sinh hoạt bình thường sau 1 tuần: đi xe, chạy bộ, nâng vật nặng... Cắt chỉ sau 1 tuần – 10 ngày. Tái khám và gặp lại BS phẫu thuật sau 1 tháng 5. Biến chứng của PTNS cắt túi mật Mặc dù phẫu thuật nào cũng có rủi ro, người bệnh PTNS cắt túi mật thường ít gặp hoặc không gặp biến chứng và nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường. Biến chứng của PTNS cắt túi mật không thường xảy ra, bao gồm: + Chảy máu + Nhiễm trùng vết mổ + Thoát vị + Tổn thương cơ quan xung quanh: ống mật chủ, tá tràng, đại tràng + Biến chứng nội khoa: hô hấp (viêm phổi …), tim mạch (Nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi ..) + Rò mật + Có thể cần phẫu thuật lại để điều trị biến chứng (rất hiếm khi xảy ra) + Tỉ lệ xảy ra biến chứng nặng là rất thấp III. Khi nào cần gọi cho BS của bạn Sốt liên tục trên 39 độ C Đau bụng nhiều Buồn nôn và nôn nhiều Chảy máu Chướng bụng Lạnh run Ho kéo dài hoặc khó thở Chảy mủ từ các vết mổ Sưng đỏ các vết mổ Bạn không thể ăn uống Khi bạn có bất kì câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến việc hồi phục của bạn

Các tin đã đăng

  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị Sỏi đường mật(02/07/2022)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị viêm đường mật(02/07/2022)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị thoát vị bẹn(04/03/2021)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị mở ống mật chủ dẫn lưu Kehr(04/03/2021)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị u gan bằng phẫu thuật(04/03/2021)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị cắt khối tá tụy(04/03/2021)

E-Brochure Bệnh viện

Video quá trình phát triển bệnh viện

Videos chuyên đề

Fanpage Facebook Bệnh viện Đại học Y Dược

Bệnh viện Đại học Y Dược
  • Tin đọc nhiều nhất

  • Các Web liên kết

Loading ...
  • Website Đại học Y Dược TP.HCM
  • Website TTHL Phẫu thuật nội soi
  • Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 2
  • Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 3
  • Website Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1
  • Lịch mổ
  • Lịch khám bệnh
  • Hội bệnh Parkinson
  • Khoa da liễu - Thẩm mỹ da
  • Khoa Tạo hình thẩm mỹ

Thông tin từ báo chí

Loading ...

Góc tri ân

Loading ...

Thư viện ảnh

×

Modal Header

Some text in the modal.

Đóng

Từ khóa » Ct Sỏi Túi Mật