Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh Nẻ Má ở Trẻ Em Bố Mẹ Nên Biết

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị nẻ má

Để có cách chữa nẻ má ở trẻ em và phòng tránh hiệu quả, trước tiên cha mẹ cần xác định được nguyên nhân là gì. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân khiến trẻ em dễ bị nẻ má dưới đây nhé: 

Do thời tiết hoặc môi trường làm trẻ bị nẻ má

Đầu tiên phải kể đến yếu tố môi trường khiến trẻ dễ bị nẻ má. Vào mùa đông thời tiết thường khô hanh và lạnh giá hoặc do trẻ nằm trong phòng có máy lạnh, máy sưởi. Điều đó gây nên tình trạng mất nước qua da, vì vậy làn da mỏng manh của bé rất dễ bị sần sùi và bong tróc. Do đó, vào những ngày thời tiết khô lạnh, bố mẹ hãy chú ý đến làn da của bé nhiều hơn. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da và một số điều trị chuẩn y khoa sẽ giúp bố mẹ có thêm sự tham khảo. Bên cạnh đó, hãy chọn nhiệt độ phòng thích hợp dành cho trẻ sơ sinh để bảo vệ con tốt nhất bố mẹ nhé!

Đặc điểm của cơ thể

Nguyên nhân nẻ má ở trẻ tiếp theo phải kể tới đặc điểm cơ thể. Vì lớp thượng bì ở trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện. Do đó, làn da của bé thường rất mỏng manh và dễ bị mất nước. Vì vậy, khi thấy bé nẻ mà cha mẹ không nên lo lắng quá vì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. 

Trong một số trường hợp bé bị nẻ mặt do cấu trúc da chưa ổn định nên khả năng kháng thời tiết còn kém. Hoặc có thể do trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, ánh nắng mặt trời gây kích ứng. 

Không sử dụng kem dưỡng ẩm làm trẻ bị nẻ má

Việc dùng kem dưỡng ẩm có tác dụng làm da mềm mại, tránh tình trạng khô nứt nẻ. Cơ thể của các bé sơ sinh có khoảng 80% là nước, nhưng vì làn da còn mỏng manh nên dễ bị mất nước. Chính vì vậy, cha mẹ nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé vào mùa đông để tránh nứt nẻ. 

Vệ sinh không đúng cách làm trẻ bị nẻ má

Nẻ má ở trẻ em do đâu? Đôi khi cha mẹ vệ sinh cho bé không đúng cách như chà xát mạnh hay tắm nước quá nóng cũng khiến làn da dễ tổn thương. Hoặc nhiều cha mẹ sử dụng quạt sưởi cho bé khi tắm vào mùa đông khiến da mất nước và nứt nẻ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. 

Em bé đội mũ được bôi kem chống nắng trên mặt.

2. 5 cách tự nhiên giúp trị nẻ má ở trẻ

Cùng tìm hiểu một số cách tự nhiên giúp giải quyết tình trạng trẻ bị nẻ má dưới đây:

Dầu dừa

Trẻ sơ sinh bị nẻ má bôi gì? Mẹ có thể dùng dầu dừa để trị khô nẻ và ngứa da cho bé cực hiệu quả. Dầu dừa giúp làm dịu da do bị kích ứng và tránh da bị nhiễm khuẩn. Các mẹ có thể cho vài giọt dầu dừa vào chậu nước tắm của bé giúp dưỡng da mịn màng. Hoặc có thể thoa chút dầu dừa lên má của bé khoảng 15 phút rồi rửa sạch bằng nước sạch. 

Mật ong

Mật ong có công dụng dưỡng ẩm hiệu quả và giúp làn da của bé luôn khỏe mạnh. Bên cạnh đó, dùa dừa còn giúp hấp thụ nước và dưỡng da bé luôn mềm mại, chống nứt nẻ. Bạn có thể trộn đều mật ong và sữa tươi rồi thoa đều lên má của bé khoảng 15 phút rồi rửa sạch. 

Bột yến mạch

Mẹo trị nẻ má ở trẻ em tiếp theo đó là dùng bột yến mạch vừa hiệu quả lại an toàn. Bột yến mạch có khả năng dưỡng ẩm rất tốt và khắc phục tình trạng da nứt nẻ, làm lành mô da. Mẹ có thể dùng kết hợp bột yến mạch với 2 thìa mật ong và 2 thìa nước hoa hồng trộn đều. Thoa đều hỗn hợp trên lên chân và tay của bé rồi rửa bằng nước ấm. Thực hiện 1 lần/tuần. 

Sữa mẹ

Mẹ cũng có thể tận dụng nguyên liệu sẵn có là sữa mẹ để can thiệp tình trạng trẻ bị nẻ má. Trong sữa mẹ có chứa nhiều loại vitamin và kháng thể giúp trị nứt nẻ hiệu quả. Cách làm rất đơn giản, mẹ chỉ cần lau sạch vị trí da bé bị nẻ bằng nước ấm và dùng bông thấm sữa mẹ thoa đều lên. Sau 15 phút lau sạch bằng khăn ấm, sữa mẹ giúp da bé luôn mềm mại và chống nứt nẻ rất tốt.

Dầu oliu

Trẻ bị nẻ má bôi gì? Dầu oliu có tác dụng dưỡng da mềm mại và luôn mịn màng, vì vậy mẹ không nên bỏ qua để trị nứt nẻ cho bé. Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ chỉ cần dùng dầu oliu thoa lên vị trí da nứt nẻ của bé. Cách trị  nẻ má ở trẻ em bằng dầu oliu bạn cũng có thể trộn đều 1 thìa mật ong và dầu oliu rồi thoa lên da bé kết hợp với massage khoảng 5 phút. 

Em bé với má lem thức ăn.

3. Một số mẹo phòng tránh nẻ má ở trẻ em 

Để phòng tránh trẻ bị nẻ má, các mẹ có thể áp dụng một số mẹo đơn giản dưới đây:

  • Tăng cữ bú cho bé: Bình thường trẻ sơ sinh bú khoảng 6 - 12 lần/ngày. Trong trường hợp bé bị nứt nẻ da mẹ có thể tăng cữ bú trong ngày lên để bổ sung lượng nước cần thiết. 

  • Dùng kem dưỡng ẩm và chống nứt nẻ: Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên đảm bảo an toàn và dưỡng ẩm da bé mịn màng. Sau khi tắm cho bé, mẹ có thể thoa kem dưỡng ẩm kết hợp với massage cho bé. 

  • Vệ sinh cho bé đúng cách: Nên tắm cho bé sơ sinh 2 - 3 lần/tuần, tránh tắm nước quá ấm sẽ khiến da bị khô. Ngoài ra, mẹ có thể dùng nước tắm từ lá kinh giới, chè tươi, mướp đắng... để tắm cho bé.

  • Dùng điều hòa phù hợp: Không nên cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa quá lâu, tốt nhất khoảng 2 - 3 tiếng. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp ở mức 28 độ C. 

  • Dùng máy tạo độ ẩm: Để phòng tránh da khô nứt nẻ cho bé mẹ cũng có thể dùng máy tạo độ ẩm cho căn phòng luôn ở mức ổn định. 

Bên cạnh đó, bố mẹ cần quan tâm đến một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da để phòng tránh và chăm sóc bé tốt nhất vào mùa đông sắp tới này nhé!

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ hữu ích về việc trẻ bị nẻ má: Nguyên nhân, cách chữa và phòng tránh. Hy vọng sẽ giúp mẹ có những kiến thức hữu ích nhất khi chăm sóc bé. 

>> Xem thêm:

  • Chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da nên mẹ nên làm gì?

  • Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da bằng thảo dược thiên nhiên

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Từ khóa » Cách Trị Da Khô Nứt Nẻ Cho Bé