Tuyệt Chiêu để Chữa Nẻ Và Khô Da Khi đông đến Cho Bé Yêu

Làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhạy cảm, do đó khi vào mùa đông thời tiết hanh khô rất dễ bị nẻ má và khô da. Hai má của bé đỏ ửng lên như hai quả cà chua, da thì khô và đóng vảy không chỉ khiến bố mẹ lo lắng mà bản thân các bé cũng thấy không thoải mái vì cảm giác ngứa và khô ráp. Bài viết sau sẽ chia sẻ cho các mẹ cách chữa trị chúng một cách hiệu quả nhất.

Mục lục

  • 1 Cách phòng ngừa và chăm sóc làn da cho bé hiệu quả
    • 1.1 Lau bằng nước ấm
    • 1.2 Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột
    • 1.3 Massage da cho bé
    • 1.4 Phòng tránh hăm tã
    • 1.5 Dùng mật ong, dầu dừa và hạt hướng dương
    • 1.6 Dùng mật ong và bột yến mạch
    • 1.7 Dầu ô liu

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Cách phòng ngừa và chăm sóc làn da cho bé hiệu quả

Lau bằng nước ấm

Phòng ngừa và điều trị khô da cho bé không khó nếu mẹ chú ý hơn khi chăm sóc da cho bé hàng ngày. Trong mùa lạnh da bé dễ bị nứt nẻ, khô ráp, nhất là đối với trẻ sơ sinh, bé nên được lau bằng nước ấm ( tránh nước quá nóng) lau nhẹ nhàng không chà xát kỳ cọ mạnh lên vùng da bị khổ nẻ, nhất là những nơi đã bị hăm, nứt nên được vệ sinh sạch sẽ.

Các mẹ cũng nên lưu ý nguồn nước máy chứa nhiều clo cũng có thể khiến da bé dễ bị khô. Vì vậy, cách tốt nhất bạn nên dùng nước đun sôi để nguội tắm cho bé (không xả nước máy trực tiếp khi tắm).

Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột

Bạn không nên để nhiệt độ trong phòng bé quá khác biệt với nhiệt độ thực tế ngoài trời (tránh để điều hòa nóng hoặc lò sưởi trong phòng bé ở nhiệt độ cao). Điều này sẽ làm cho da bé bị khô do mất nước và bé có thể bị sốc khi ra ngoài đột ngột. Nếu có việc phải đưa bé ra ngoài, bạn nên tắt các thiết bị sưởi trong phòng bé trước đó khoảng 15-20 phút để cơ thể bé quen dần với nhiệt độ môi trường.

Massage da cho bé

Massage cho bé cũng là một cách chăm sóc da hữu hiệu. Các mẹ chỉ cần xoa kem dưỡng da cho bé, nên chọn một loại kem dưỡng ẩm dành cho bé và massage cho bé hàng ngày. Kem sẽ giúp da bé mềm mại và tránh được hiện tượng khô nẻ.

Phòng tránh hăm tã

Vào mùa lạnh bé dễ bị hăm tã nhất, do thời tiết lạnh nên mẹ thường cho bé dùng tã cả ngày lẫn đêm để bé khỏi bị ướt lạnh, và cũng vì sợ lạnh mà mẹ không dám thay tã thường xuyên cho bé. Để phòng ngừa hăm tã, các bà mẹ nên nhớ dùng thuốc mỡ ngừa hăm bôi lên khắp vùng quấn tã và nhớ bôi thường xuyên trong mỗi lần thay tã. Ngoài ra, sau khoảng 4 tiếng nên thay tã cho bé 1 lần. Nếu bé bị hăm ở các nếp gấp như nách, cổ, kẽ tay chân, bạn cũng có thể dùng thuốc mỡ để điều trị.

Ngoài ra, để chữa da khô nẻ cho con trong mùa đông này, các mẹ cũng nên áp dụng những cách đơn giản sau nhé!

Dùng mật ong, dầu dừa và hạt hướng dương

Dầu dừa là một loại thuốc trị khô nẻ và ngứa da tuyệt vời nhất cho bé. Dầu hạt hướng dương cũng giàu axit béo thiết yếu và cũng được biết đến với lợi ích giữ ẩm các mẹ à. Nó cũng thực sự tuyệt vời cho việc dưỡng ẩm làn da nhạy cảm và khô nẻ ở bé đấy.

Các mẹ cho ¼ chén dầu dừa vào trong một chiếc bát chịu nhiệt trên một chảo nước sôi. Từ từ khuấy đều 1 muỗng canh dầu hạt hướng dương, 1 muỗng canh mật ong tinh khiết, 2 muỗng dầu dừa đã nấu chảy. Trộn tất cả các thành phần trên với nhau cho đến khi trộn đầu thì lập tức bắc ra bếp để lạnh. Sau đó rót chúng vào một chiếc lọ để tiện lấy ra sử dụng cho bé yêu.

Dùng mật ong và bột yến mạch

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Bột yến mạch là một biện pháp khắc phục hiệu quả cho những bé bị khô nẻ trầm trọng vì nó giúp nhẹ nhàng làm tróc da chết và chữa lành các mô da. Giống như mật ong, bột yến mạch cũng được coi là một chất giữ tuyệt vời cho làn da bé.

Các mẹ có thể kết hợp 2-3 muỗng canh mật ong trộn với ½ cốc bột yến mạch chưa nấu chín vào trong một cái bát. Thêm 2 muỗng canh nước hoa hồng và tiếp tục trộn đều. Lúc này, bạn nên lây lan hỗn hợp mật ong và bột yến mạch trên cả hai chân, 2 tay của bé nếu bé bị nẻ tay chân nhé. Đợi 10 phút và nhẹ nhàng chà chân tay của bạn rồi rửa lại bằng nước ấm.

Dầu ô liu

Bạn nên pha nước tắm ấm cùng với vài giọt dầu ô liu và tắm cho bé trong khoảng 10 phút. Với trời rét, mẹ bé chỉ nên tắm cho bé khoảng 3 lần/tuần.

Benh.vn (Nguồn Phunutoday)

Chia sẻ

Từ khóa » Cách Trị Da Khô Nứt Nẻ Cho Bé