NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU SÓT NHAU THAI SAU KHI SINH
Có thể bạn quan tâm
Sót nhau thai là gì? Trong tử cung sẽ hình thành nên nhau thai sau khi trứng được thụ tinh thành phôi thai. Nhau thai liên kết mẹ và bé thông qua dây rốn, có tác dụng truyền các chất dinh dưỡng và oxy từ máu mẹ tới thai nhi. Không những thế mà bánh nhau còn bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng.
Cơ thể người phụ nữ sau sinh không cần đến nhau thai nữa. Sau khi sinh thường khoảng nửa tiếng, nhau thai sẽ được tử cung co bóp đẩy hết ra ngoài. Trong trường hợp đẻ mổ, bác sĩ sẽ lấy bánh nhau thai khỏi tử cung. Toàn bộ bánh nhau phải được loại bỏ khỏi tử cung sau khi bạn sinh con. Trong một số trường hợp, một phần nhau thai vẫn còn sót lại trong tử cung, đây là hiện tượng sót nhau thai. Sót nhau có thể xảy ra bởi nhau bị mắc sau cổ tử cung đóng một phần hoặc nhau vẫn còn bám vào thành tử cung – dù bám nông (nhau dính) hay bám sâu (nhau cài răng lược). Sót nhau sau sinh có thể khiến sản phụ bị viêm nhiễm các cơ quan sinh sản như viêm tử cung, tắc vòi trứng..., thậm chí có thể băng huyết, nguy hiểm tới tính mạng.Nguyên nhân gây ra tình trạng sót nhau thai
- Nhai thai bám sâu vào thành tử cung, khi lấy ra có thể nhau bị đứt hoặc không lấy hết được.
- Do nhân viên y tế lấy không kiểm tra kỹ hoặc không biết còn nhau thai
- Có thể xuất hiện ở những người từng nạo phá thai do phần này dính vào chỗ tử cung bị viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng sau phẫu thuật trước.
- Do lần mổ trước để lại, nhau thai có thể dính vào vết sẹo hoặc vết rạch nào đó trong tử cung.
- Phụ nữ mang thai ở độ tuổi ngoài 30 sinh non, quá trình sinh lâu hoặc thai lưu cũng dễ có dấu hiệu sót nhau thai.
Sót nhau thai có triệu chứng gì? Có nhiều dấu hiệu có thể giúp sản phụ nhận biết mình bị sót nhau thai. Trong đó, ra máu bất thường chính là dấu hiệu sót nhau thai quan trọng nhất.
Hiện tượng ra máu bất thường ở sản phụ đôi khi có thể bị nhầm lẫn với sản dịch sau sinh.Thường sản phụ có thể bị ra dịch, máu kéo dài tới cả tháng sau sinh. Tuy nhiên, trong sót nhau thai, dịch của sản phụ có nhiều bất thường như: Dịch ra có màu đen, mùi hôi khó chịu. Đặc biệt, phụ nữ bị sót nhau thai bị ra huyết và dịch nhiều hơn bình thường rất nhiều, máu đỏ tươi lẫn máu cục. Kèm theo đó là một số triệu chứng:
- Đau bụng nhiều, âm ỉ hoặc liên tục ở bụng dưới.
- Sốt.
- Tử cung có thể co hồi kém.
- Bệnh nhân mất máu nhiều nên thường có biểu hiện mệt mỏi, nặng hơn có thể bị choáng.
Sót nhau thai thường gây ra viêm nhiễm, nên những dấu hiệu nhiễm trùng ở phụ nữ sau sinh như sốt, hơi thở hôi, mệt mỏi,... cần phải được lưu ý đặc biệt. Có thể phát hiện sớm sót nhau thai bằng cách kiểm tra nhau. Do đó, nếu có dấu hiệu sót nhau thai, sản phụ cần đi thăm khám bác sĩ ngay để biết về tình trạng của mình cũng như có hướng điều trị kịp thời.
Cách xử trí khi mẹ bị sót nhau thai sau sinh Hiện tượng sót nhau thai ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của sản phụ nên khi phát hiệm những dấu hiệu khác lạ, mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện để kịp thời xảy ra. Bác sĩ cùng sẽ dùng các biện pháp thích hợp để can thiệp như nạo, hút nốt nhau thai ra ngoài và sử dụng kháng sinh chữa các viêm nhiễm. Khi thăm khám, sản phụ cũng sẽ được siêu âm và được kết hợp với thăm khám lâm sàng. Qua các triệu chứng như đau bụng nhiều hay ra huyết nhiều....có thể giúp bác sĩ chẩn đoán sót nhau thai hay không. Một số trường hợp khối thai và nhau đã được lấy sạch nhưng trong lòng tử cung còn ứ máu và dịch chưa thoát được, siêu âm có thể cho kết quả khối echo hỗn hợp trong lòng tử cung. Ngoài ra sản phụ cũng có thể dùng lá rau ngót sạch xay lấy nước trong việc hỗ trợ xử lý vì rau ngót rất có ích trong việc giúp cho tử cung co bóp để đẩy nhanh sản dịch và nhau thai còn sót ra ngoài. Việc đảm bảo nhau thai đã ra ngoài hết khỏi tử cung, dù là mẹ sinh thường hay đẻ mổ, không chỉ phụ thuộc vào tình trạng của mẹ mà còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của bác sĩ sản phụ khoa cũng như chăm sóc sau sinh cho bà mẹ. Với chương trình Thai sản trọn gói tại Thiên Đức, mẹ và bé sẽ được chăm sóc cũng như theo dõi không chỉ trước và trong sinh nở, mà còn được chăm sóc sau sinh. Sức khỏe của mẹ sẽ được phục hồi nhanh nhất, tránh biến chứng về sau.
Từ khóa » Chẩn đoán Sót Rau
-
Sót Rau Sau Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Hình ảnh Siêu âm Sót Rau Sau Sinh Và Cách điều Trị | Vinmec
-
Dấu Hiệu Sót Nhau Thai Sau Khi Sinh - Vinmec
-
Cần Làm Gì Khi Bị Sót Rau Sau Sinh? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Nhận Biết Của Sót Nhau Thai
-
Sót Nhau Thai Sau Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Xử Lý
-
Điều Trị Sót Nhau/sót Thai - Health Việt Nam
-
[PDF] SÓT NHAU SAU HÚT THAI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
-
CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ SÓT NHAU SÓT THAI - Ebook Y Học - Y Khoa
-
Sót Rau Sau Sảy Thai Có Nguy Hiểm Không? - Nhà Thuốc Long Châu
-
NẠO SÓT RAU, SÓT THAI SAU SẢY, SAU ĐẺ
-
Rau Cài Răng Lược - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Chảy Máu Sau Sinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Những Dấu Hiệu Phá Thai Còn Sót Không Thể Bỏ Qua để Tránh Rủi Ro